Ứng dụng học thuyết ngũ hành trong y học

Theo triết học Trung Hoa cổ đại, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hoả, Thổ, Kim và Thuỷ [tiếng Trung: 木, 火, 土, 金, 水]. Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành [五行], không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người châu Á cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.

1.     Ý nghĩa của học thuyết ngũ hành: Thuyết ngũ hành ra đời sau học thuyết âm dương, bổ sung, diễn giải học thuyết âm dương cụ thể hơn. Âm dương chế ước nhau, kìm hãm, điều tiết nhau để không mất cân bằng bằng sự tương khắc trong ngũ hành. Âm và dương cũng tương hỗ nhau theo quy luật tương sinh, triệt tiêu nhau bằng tương thừa để tiêu trưởng, bất thường trong đối lập bằng tương vũ.

2.     Khái niệm về ngũ hành: Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy là tên của 5 hành. Người xưa ấy 5 loại vật chất trên làm đại biểu đại diện cho 5 nhóm thuộc tính của tự nhiên, mỗi nhóm thuộc tính đều có 1 tập hợp các tính chất có những đặc điểm chung nhất. Nhóm mộc chủ sinh, phát động; Nhóm hỏa chủ trưởng, phát nhiệt; Nhóm thổ chủ biến hóa, hấp thu; Nhóm kim chủ thu liễm và phát tiết; Nhóm thủy chủ tàng trữ và phát dịch thể.

3.     Quy luật tương sinh: Là hiện tượng hành nọ sinh hành kia, nuôi dưỡng giúp đỡ, thúc đẩy hành kia phát triển. Cụ thể:Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ  sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc lại sinh hỏa… ..tuần hoàn luân hồi mãi mãi. Các thuộc tính tương ứng cũng tương sinh lẫn nhau theo vòng tuần hoàn này.

4.     Quy luật tương khắc: Là hiện tượng 1 hành kìm hãm, điều tiết, chế ước không cho hành kia phát triển quá mức cân bằng; Cụ thể là Mộc Khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc…tuần hoàn luân hồi mãi. Các thuộc tính tương ứng trong mỗi hành cũng tương khắc lẫn nhau theo vòng tuần hoàn này.

a]     Tương thừa là sự bất thường trong quá trình tương khắc, trong đó 1 hành thừa thế khắc hành kia quá mạnh, quá nhiều…làm ảnh hưởng xấu đến sự vận hành bình thường của hành bị khắc. Trong cơ thể con người nếu can tương thừa tỳ sẽ dẫn tới loét, viêm dạ dày- tá tràng, hội chứng ỉa chảy do ruột dễ bị kích thích…

b]    Tương vũ là hiện tượng bất thường của tương khắc, trong đó 1 hành dám chống lại hành có chức năng khắc mình, làm ảnh hưởng xấu đền sự vận hành bình thường của cơ thể và chức nằng hành khắc. Trong cơ thể nếu thận thủy nhân khi tỳ thổ yếu mà tương vũ tỳ thổ sẽ dẫn tới phù thủy thũng gặp trong suy dinh dưỡng, xơ gan cổ chướng, phù viêm thận mãn, phù do suy tim mạn tính…

c]     Bảng quy loại ngũ hành trong tự nhiên

Ngũ hành 

Hiện tượng

Mộc [can]

Hỏa [Tâm]

Thổ [Tỳ]

Kim [Phế]

Thủy [Thận]

Ngũ Phương

Đông

Nam

Trung tâm

Tây

Bắc

Ngũ sắc

Xanh

Đỏ

Vàng

Trắng

Đen

Ngũ Mùi

Tanh

Khét

Thơm

Hôi

Thối

Ngũ Vị

Chua

Đắng

Ngọt

Cay

Mặn

Ngũ âm

Tiếng gỗ

Tiếng lửa reo

Tiếng đập đất

Tiếng va kim loại

Tiếng nước chảy

Mùa

Xuân

hạ

Trưởng hạ

Thu

đông

Khí

Phong

Hỏa nhiệt

Thấp

Táo

hàn

Ngũ cốc

Lúa mì

Ngô

              Gạo tẻ

Lúa nếp

Đậu

Vật nuôi

Ngựa

Lợn

d]     Bảng quy loại ngũ hành trong cơ thể con người

        Ngũ hành

Hiện tượng

Mộc

Hỏa

Thổ

Kim

Thủy

Các tạng

Can

Tâm

Tỳ

Phế

Thận

Các phủ

Đởm

Tiểu trường

Vị

Đại trường

Bàng quang

Ngũ thể

Cân

Mạch

Cơ bắp

Da lông

Xương tủy

Ngũ quan

Mắt

Lưỡi

Miệng, môi

Mũi

Tai

Ngũ chí

Giận

Vui mừng

Lo nghĩ

Buồn thương

Sợ hãi

Ngũ âm

hét, thét

Cười

Hát

Khóc

Rên

Ngũ vị

Miệng đắng chua

Miệng Đắng

Miệng ngọt

Miệng cay

Miệng mặn

Vị trí bị bệnh

Cổ gáy

Ngực sườn

cơ lưng mông

vai hố đòn

Eo lưng, bắp đùi

Đặc điểm bệnh

Co quắp

Hồi hộp đánh trống ngực

Đày bụng nôn ọe

Ho

Run rảy

e]     Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong y học và dược học

Ứng dụng trong y học:

  1. Dựa vào đặc điểm quy nạp của cơ thể, của tự nhiên trong ngũ hành để định hướng chẩn đoán bệnh xảy ra ở tạng phủ nào. Một bệnh nhân vào đầu tháng 2 âm lịch đột nhiên đau 1 bên vai gáy, có hiện tượng co giật, co quắp, miệng đắng chua…hướng tới bệnh can đởm.
  2.  Bệnh do chính tạng đó gây ra là chính tà, bệnh do tạng trước nó gây ra cho nó gọi là hư tà, Bệnh do tạng sau nó cướp hại khí của nó là thực tà, bệnh do tạng khắc nó tương thừa nó gây ra gọi là vi tà, tạng bị nó khắc chống lại nó gây bệnh cho nó gọi là tặc tà. Ví dụ bệnh do chính tạng tâm tự bị mất ngủ là chính tà, mất ngủ do thiếu máu vì can huyết hư là hư tà, do bộ máy tiêu hóa mà mát ngủ là thực tà, do thận khắc tâm quá mạnh là vi tà, do bệnh ở phế ảnh hưởng ngược đến tâm là tặc tà.
  3.  Nguyên tắc điều trị hư thì bổ vào mẹ, thực thì tả con cụ thể can hư bổ thận, thận hư bổ phế, phế hư bổ bổ tạng tỳ, tỳ hư bổ tạng tâm, tâm hư bổ tạng can. Thực ở tâm tả vào tỳ, thực tỳ tả vào phé, thực phế tả vào thận, thực ơ thận tả vào can, thực ở can tả vào tâm. Ví dụ thiếu máu gây mất ngủ là tâm hư nhưng lại bổ vào can huyết, lẹo mắt là tỳ thực châm tả phế du nặn máu.
  4.  Tương thừa chính là hiện tượng tương khắc quá mạnh, như can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh gọi là can thừa tỳ. Chứng này gặp trong trường hợp hội chứng ruột dễ bị kích thích, mỗi khi xúc động thì ỉa chảy, hoặc căng thẳng tinh thần quá trong thời gian dài dẫn tới bệnh dạ dày tá tràng. Cách chữa giảm công năng tạng can, tăng cường chức năng của tỳ theo pháp bình can kiện tỳ.
  5.  Tương vũ là hiện tượng hành khắc yếu, hành bị khắc mạnh nên hành khắc chống lại hành khắc mình gây bệnh. Ví dụ Tỳ thổ yếu bị thận thủy chống lại gây phù gặp trong phù suy dinh dưỡng, xơ gan, phù tim…ta phải kiện tỳ hành thủy.

 Ứng dụng học thuyết ngũ hành trong sử dụng thuốc theo thuyết quy kinh:

  1. Quy kinh là gì? Quy kinh là hiện tượng thuốc tác dụng vào cơ quan đích theo 12 đường kinh trong cơ thể.
  2. Một số hiện tượng quy kinh: Bạc hà trắng cay đi vào kinh phế; Huyền sâm, nhục thung dung, phác tiêu đen mặn vào kinh thận; chu sa, thần sa, sâm đại hành đắng đỏ và tâm, Táo nhân; Thanh đại, táo mèo chua xanh và kinh can; Hoàng kỳ, cam thảo vàng ngọt vào tỳ.
  3. Hiện tượng quy kinh phức tạp, đan xen với tứ tính ngũ vị và không cứng nhắc trong vận dụng.

 Trong bào chế thuốc:

  1. Muốn thuốc vào tạng tỳ nên sao Hoàng thổ, hoặc sao mật, sao đường
  2. Muốn thuốc vào tạng phế thì sao thuốc có tẩm nước gừng cay.
  3. Muốn thuốc vào tạng thận thì trong bào chế nên ngâm muối, hoặc nước tiểu trẻ em trai dưới 3 tuổi.
  4. Muốn cho thuốc vào can nên tẩm dấm để sao và thu hái khi còn xanh.
  5. Muốn cho thuốc dẫn vào tâm nên tẩm nước tâm sen có vị đắng.

BS. HOÀNG SẦM

Doctor SAMAN

[]

Thuyết ngũ hành được xây dựng dựa trên sự quan sát, phát hiện các mối liên hệ giữa các sự vật trong tự nhiên của con người. Còn trong y học, lý thuyết ngũ hành được ứng dụng trong việc nghiên cứu cơ thể con người, tình trạng bệnh lý của các tạng phủ qua đó chẩn đoán bệnh tật.

Ngũ hành là thuật ngữ dùng để chỉ 5 loại vật chất trong vũ trụ gồm Kim [kim loại], Mộc [gỗ], Thủy [nước], Hỏa [lửa], Thổ [đất]. Khi đem các hiện tượng thiên nhiên, các bộ phận trong cơ thể con người sắp xếp theo 5 loại vật chất này gọi là ngũ hành.

Đồng thời, nhắc đến ngũ hành là nhắc đến sự vận động và chuyển hóa không ngừng của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.

Học thuyết ngũ hành là sự liên hệ cụ thể hơn và quan sát kỹ lưỡng, quy nạp các sự vật trong tự nhiên. Thuyết này diễn giải quy luật của vạn vật thông qua hai quy luật là tương sinh và tương khắc.

Ngũ hành có nghĩa là sự vận động của vật chất và phủ tạng trong cơ thể

Trong y học cổ truyền, thuyết ngũ hành không được dùng để biểu thị 5 loại hình vật chất đặc thù nói trên mà là đại diện cho 5 thuộc tính công năng.

Thông qua chính những quan điểm về cấu tạo của hệ thống, Đông y quan sát cơ thể con người và miêu tả về mối quan hệ giữa các bộ phận. Đây được xem là hệ thống lý luận chặt chẽ, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác khám chữa bệnh của y học cổ truyền.

Thuộc tính của các sự vật, hiện tượng theo thuyết ngũ hành được giải thích tương ứng với từng loại vật chất trong vũ trụ:

  • Mộc [gỗ]: Là hình thái đại diện cho sự sinh trưởng của cây. Chúng phát triển mang tính hướng lên trên, ra bên ngoài. Do vậy những sự vật có tính chất sinh trưởng, mang tính thông thoát đều thuộc hành mộc.
  • Hỏa [lửa]: Là sức nóng, mang tính hướng lên trên. Những sự vật có tính ôn nhiệt, tác dụng thuộc bốc lên trên thuộc hành hỏa.
  • Thổ [đất]: Đây là sự vật mang tính hóa sinh, có tác dụng truyền tải, thu nạp.
  • Kim [kim loại]: Gồm những sự vật thanh khiết, thu liễm và đưa xuống dưới.
  • Thuỷ [nước]: Mang đặc trưng là tính tư nhuận, hướng xuống dưới. Những sự vật nào hướng xuống dưới, mang tính tư nhuận, hàn lương đều thuộc hành thủy.

Quy loại thuộc tính trong ngũ hành được thể hiện qua hình ảnh phía dưới.

Quy loại thuộc tính trong ngũ hành

Học thuyết ngũ hành diễn giải quy luật của vạn vật trong vũ trụ thông qua hai quy luật cơ bản là tương sinh và tương khắc.

Thuyết ngũ hành tương sinh chỉ ra mỗi sự vật trong ngũ hành thủy, hỏa, mộc, kim, thổ sinh ra đều có thứ tự, chúng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thứ tự tương sinh theo thuyết này là:

  • Mộc sinh hỏa
  • Hỏa sinh thổ
  • Thổ sinh kim
  • Kim sinh thủy
  • Thủy sinh mộc

Quá trình tương sinh này lặp đi lặp lại không ngừng. Hành đứng trước đóng vai trò sinh ra được gọi là “mẹ”, hành được sinh ra gọi là “con”.

Xét riêng trong cơ thể con người: thận thủy sinh can mộc, phế kim sinh thận thủy, tỳ thổ sinh phế kim, tâm hỏa sinh tỳ thổ, can mộc sinh tâm hỏa. Do đó, quy luật tương sinh được vận dụng rất nhiều trong việc khám, chữa bệnh của Đông y.

Học thuyết ngũ hành tương khắc khái quát mối quan hệ ức chế của 5 hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Thứ tự tương khắc như sau:

  • Mộc khắc thổ
  • Thổ khắc thủy
  • Thủy khắc hỏa
  • Hỏa khắc kim
  • Kim khắc mộc

Tương tự như quy luật tương sinh, quá trình tương khắc cũng tuần hoàn lặp đi lặp lại. Nếu xét trong cơ thể con người và mối quan hệ sinh bệnh tật thì:

  • Can mộc khắc tỳ thổ
  • Tỳ thổ khắc thận thủy
  • Thận thủy khắc tâm hỏa
  • Tâm hỏa khắc phế kim
  • Phế kim khắc can mộc
  • Can mộc khắc tỳ thổ
Tương sinh tương khắc là hai quy luật cơ bản của thuyết ngũ hành

Khi quy luật tương sinh – tương khắc bị phá vỡ quy luật vũ – thừa sẽ xuất hiện. Trong đó:

  • Quy luật tương thừa: Là sự tương khắc quá mạnh, đã vượt qua khỏi những giới hạn khắc chế bình thường.
  • Quy luật tương vũ: Khi một hành nào đó quá mạnh sẽ ức chế khả năng khắc chế nó của hành nào đó. Ngược lại, nó quay lại khắc chế và được gọi chung là phản khắc.

Trong y học cổ truyền, học thuyết ngũ hành được ứng dụng rộng rãi và được xem là kim chỉ nam cho hoạt động khám chữa bệnh. Các ứng dụng của học thuyết có thể kể đến như dưới đây:

Theo quy luật tương sinh, quan hệ sinh lý phủ tạng được diễn giải như sau:

  • Cam mộc sinh tâm hỏa: Công năng can tàng huyết bình thường khiến tâm phát huy được công năng chủ huyết mạch.
  • Tâm hỏa sinh tỳ thổ: Khi chức năng tâm chủ huyết mạch bình thường, huyết dưỡng tỳ thì chủ vận hóa, sinh huyết, thống huyết…

Về quan hệ hỗ chế tạng phủ theo tương khắc:

  • Thận thủy khắc tâm hỏa: Ức chế tâm hỏa cang thịnh.
  • Phế kim khắc can mộc: Phế khí thanh túc và can dương thượng cang bị ức chế.

Do học thuyết ngũ hành diễn giải hai quy luật tương sinh – tương khắc nên khi ứng dụng vào quan sát diễn biến của bệnh trong thực tế, y học cổ truyền cũng chia các chuyển biến theo quan hệ tương sinh và tương khắc. Cụ thể như sau:

Trong mối quan hệ tương sinh:

  • Mẫu bệnh cập tử: Thận thủy sinh can mộc, thận được gọi là mẫu tạng, can là tử tạng, bệnh lý về thận ảnh hưởng đến can.
  • Tử bệnh phạm mẫu: Can mộc sinh tâm hỏa, có tâm bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến can.
Học thuyết ngũ hành giúp chỉ rõ diễn biến của bệnh

Trong mối quan hệ tương khắc:

  • Tương thừa: Tương khắc thái quá sẽ sinh bệnh, can mộc khắc tỳ thổ quá cũng sẽ gây bệnh. Khi tỳ vị bị ảnh hưởng quá cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Tương vũ: Phế kim khắc can mộc, nhưng can mộc quá mạnh nên khắc lại phế kim. Khi can hỏa thiên thịnh sẽ gây đau tức ngực sườn, cáu gắt, ho lẫn máu,…

Y học cổ truyền căn cứ vào các triệu chứng của bệnh để tìm tạng phủ có liên quan. Việc chẩn đoán, điều trị và dùng thuốc/châm cứu cũng dựa vào chính những quy luật mà học thuyết âm dương diễn giải.

Chẩn đoán

Căn cứ vào sắc, vị và mạch thầy thuốc có thể chẩn đoán tạng bệnh. Ví dụ, khi sắc mặt xanh, thèm chua, mạch huyền có thể là can bệnh; Nếu sắc mặt đỏ, đắng miệng, mạch hồng thì là tâm hỏa khang thịnh.

Đồng thời, học thuyết cũng được ứng dụng trong việc suy đoán chuyển biến của bệnh từ thuộc tính chủ về sắc tạng. Ví dụ như ở các bệnh nhân tỳ hư, sắc mặt vàng chuyển qua xanh sẽ là mộc thừa thổ; Bệnh nhân sắc dương đỏ chuyển qua đen là thủy khắc hỏa.

Điều trị

Căn cứ vào những diễn giải của học thuyết ngũ hành, y học cổ truyền điều trị bệnh bằng việc khống chế các chuyển biến của bệnh đồng thời xác định các nguyên tắc điều trị phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào cũng phụ thuộc vào hai quy luật của học thuyết:

  • Căn cứ theo quy luật tương sinh: Hư thì bổ mẹ – không nên trực tiếp trị can mà nên bổ thận thủy, từ đó sinh ra can mộc]. Thực thì tả con – nên điều trị theo cách dùng tả tâm hỏa để giúp tả can hỏa.
  • Căn cứ quy luật tương khắc: Dùng ức cường khi tương khắc thái quá và phù nhược khi tương khắc bất cập.

Sử dụng thuốc

Đông y sẽ căn cứ vào vị và sắc của thuốc để có lựa chọn phù hợp với thể bệnh của bệnh nhân. Những thuốc có vị chua, màu xanh thì tác động vào can; Thuốc có vị đắng, màu đỏ tác động vào tâm; Thuốc có màu vàng dùng tác động vào tỳ; Thuốc vị mặn, màu đen tác dụng vào thận.

Các loại thuốc chữa bệnh được dùng theo vị và sắc

Về châm cứu

Bên cạnh các nội dung về chẩn đoán và dùng thuốc, học thuyết ngũ hành cũng giúp y học cổ truyền đưa ra được phương pháp châm cứu phù hợp. Song cũng tùy thuộc vào kinh âm hay kinh dương của mỗi loại huyệt tương ứng với các hành mà thầy thuốc sẽ có những cân nhắc phù hợp.

Việc đi sâu nghiên cứu các ứng dụng của thuyết ngũ hành với y học đòi hỏi sự kết hợp với thuyết âm dương. Bởi dựa trên những lý luận của học thuyết âm dương, y học cổ truyền mới chỉ ra chính xác mối quan hệ giữa tạng phủ, từ đó chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

Học thuyết ngũ hành thuộc phạm trù của những lý luận biện chứng trong triết học cổ đại. Với những diễn giải về quy luật cùng sự phân chia thuộc tính rõ ràng, học thuyết này dần đi sâu vào y học cổ truyền và trở thành bộ phận lý luận y dược không thể thiếu.

Video liên quan

Chủ Đề