Từng giai đoạn của tiến trình nghiên cứu khoa học

Mục lục bài viết

  • 1. Giai đoạn chuẩn bị cho cuộc nghiên cứu
  • 2. Chọn phương pháp điều tra
  • 3. Lập kế hoạch tổ chức điều tra
  • 4. Triển khai thu thập thông tin
  • 5. Giai đoạn xử lý thông tin

1. Giai đoạn chuẩn bị cho cuộc nghiên cứu

  • Xác định vấn đề và tên đề tài nghiên cứu

- Phát hiện vấn đề nghiên cứu

Các vấn đề nghiên cứu được chọn xuất phát từ những nhu cầu nhận thức và quản lý xã hội đang bức xúc hoặc cần kíp. Những nhu cầu này thường xuyên xuất hiện, đòi hỏi phải được giải quyết. Mặt khác, xác định vấn đề nghiên cứu cần phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển - xã hội, trình độ năng lực của cán bộ khoa học cũng như những điều kiện về không gian, thời gian, kinh phí. Điều tra xã hội học đòi hỏi phải tập trung thời gian, năng lực và tiền bạc nên việc xác định vấn đề cần điều tra phải cân nhắc kỹ lưỡng, không phân tán dàn trải.

Tóm lại: Xác định vấn đề cần tiến hành điều tra xã hội học là hết sức quan trọng và cần thiết, vấn đề điều tra có tính khoa học, khả thi, hữu ích cho xã hội sẽ giúp cho việc định hướng các hoạt động nghiên cứu của đề tài cũng như tạo tâm lý hứng khởi cho nhà nghiên cứu.

  • Luận chứng vấn đề nghiên cứu

Khi vấn đề nghiên cứu đã được phát hiện, nhà nghiên cứu phải luận chứng về sự cần thiết phải nghiên cứu về vấn đề này. Các luận chứng sẽ xoay xung quanh việc trả lời các câu hỏi: tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu; phạm vi ảnh hưởng của vấn đề nghiên cứu đến các nhóm xã hội, đến các lĩnh vực hoạt động khác; sự đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, đã có những công trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề này.

  • Xác định tên đề tài nghiên cứu

Tên đề tài là tên gọi của vấn đề cần nghiên cứu. Tên đề tài là cái vỏ bên ngoài, còn vấn đề nghiên cứu là nội dung bên trong. Cái vỏ chứa nội dung nên phải phù hợp với nội dung. Vì vậy, cần đặt tên sao cho khi đọc tên đề tài phải nắm bắt được ngay nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài. Tên đề tài phải được trình bày ngắn gọn, trong một câu, rõ ràng, có độ chính xác, nhiều thông tin nhất.

Tên đề tài nghiên cứu phải trả lời được các câu hỏi sau:

Nghiên cứu nội dung gì? (nghiên cứu vấn đề gì?)

Nghiên cứu đối tượng nào? (nghiên cứu ai?)

Nghiên cứu ở địa bàn nào? (nghiên cứu ở đâu và thời gian nào)

Lưu ý:

Tên đề tài được diễn đạt bằng một câu ngữ pháp trọn vẹn, rõ ràng, một nghĩa, chứa đựng vấn đề nghiên cứu. Tên đề tài có thể đi thẳng vào vấn đề nghiên cứu.

Không đặt tên đề tài quá dài hoặc dùng cụm từ mang tính bất định như: nghiên cứu một số vấn đề về..., thử bàn về..., vài suy nghĩ..., một số vấn đề về..., Thử tìm hiểu..., góp phần làm sáng tỏ..., nghiên cứu về...

Tên đề tài không nên dùng những từ hoa mỹ như kiểu những tín báo.

Tên đề tài không nên bao hàm nội dung quá rộng hoặc quá hẹp dẫn tới những khó khăn trong quá trình nghiên cứu.

Tóm lại: Khi lựa chọn tên đề tài cần xem xét một cách toàn diện, mọi khía cạnh sao cho ngắn gọn, chặt chẽ, phản ánh rõ mục tiêu, đối tượng, giới hạn về phạm vi nghiên cứu.

  • Xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu là xác định những hướng đi, cái đích mà cuộc nghiên cứu hướng tới nhằm đạt được khi kết thúc quá trình điều tra.

Việc xác định mục đích cần căn cứ vào các vấn đề do yêu cầu của cuộc nghiên cứu đặt ra. Thông thường với các cuộc điều tra thường có các mục đích là:

+ Mục đích mô tả thực trạng của vấn đề nghiên cứu

+ Tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.

+ Đưa ra những biện pháp giải quyết, hoặc nêu ra được hướng phát triển của vẩn đề nghiên cứu đó.

Nhiệm vụ nghiên cứu là sự cụ thể hóa những mục đích của cuộc nghiên cứu, là các câu hỏi, các bước cần được hoàn thành để đạt được mục đích cuộc điều tra đặt ra.

  • Câu hỏi nghiên cứu

Dựa vào mục đích nghiên cứu, nhà nghiên cứu sẽ xây dựng câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu. Việc xây dựng câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu phụ thuộc vào các phương pháp nghiên cứu mà họ sử dụng trong quá trình nghiên cứu, đó là phương pháp định tính hay định lượng.

Câu hỏi nghiên cứu được thiết lập với mục đích sử dụng các phương pháp cụ thể để trả lời. Câu hỏi nghiên cứu thường cụ thể nhằm trả lời một hiện tượng xã hội cụ thể.

  • Giả thuyết nghiên cứu

Xây dựng giả thuyết cho một đề tài nghiên cứu là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Giả thuyết là một câu hỏi giả định có căn cứ khoa học đối với một câu hỏi nghiên cứu, chủ yếu thể hiện ở dạng quan hệ giữa các biến số. Giả thuyết nghiên cứu là kết quả giả định về bản chất sự vật hay hiện tượng do người nghiên cứu đặt ra để xem xét, phân tích, kiểm chứng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.

Giả thuyết là sự cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu, là công cụ phương pháp luận chủ yếu để tổ chức quá trình nghiên cứu. Giả thuyết là mắt xích giữa quan điểm lý thuyết với cơ sở thực nghiệm của nghiên cứu.

Trong một cuộc điều tra có thể có nhiều giả thuyết, số lưọng các giả thuyết được xác định bởi chính nội dung của quá trình nghiên cứu.

Thông thường có 3 loại giả thuyết chủ yếu sau:

+ Giả thuyết mô tả: Nhằm chỉ ra những đặc trưng và trạng thái thực tế của các sự kiện, các hiện tượng nghiên cứu.

+ Giả thuyết giải thích: Hướng tới việc tìm hiểu nguyên nhân của hành động, những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu. Đây là những già thuyết về mối quan hệ nhân quả trong đối tượng nghiên cứu.

+ Giả thuyết xu hướng: giả thuyết này chỉ ra tính lặp lại, tính bền vững về xu hướng sẽ diễn ra trong tương lai của một quá trình nào đó mà chúng ta định nghiên cứu.

- Xây dựng khung lý thuyết, thao tác hóa khái niệm, xác định các chỉ báo.

Khung lý thuyết là một hệ thống các khái niệm giúp ta đánh giá, khái quát bản chất của hiện tượng ở vấn đề nghiên cứu. Khung lý thuyết là sự diễn đạt vấn đề nghiên cứu bằng các mô hình, các thành phần, các lĩnh vực khác trong xã hội thông qua một sơ đồ.

Khung lý thuyết thể hiện những khái niệm đã được cụ thể hóa trong sơ đồ thao tác. Khung lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa các biến số độc lập, phụ thuộc. Khung lý thuyết cho biết mô hình lý thuyết xã hội học về vấn đề nghiên cứu.

Thao tác hóa khái niệm: là quá trình biển các khái niệm ở mức độ trừu tượng, phức tạp thành các khái niệm cụ thể hơn, hẹp hon, đơn giản hơn để có thể quan sát hoặc đo lường về số lượng và chất lượng.

Việc chuyển khái niệm trừu tượng thành khái niệm cụ thể được gọi là thao tác hóa khái niệm.

Trong thực tế có nhưng khái niệm khi nói đến mọi người đều hiểu một cách như nhau nhưng cũng có khái niệm mỗi người hiểu theo một cách khác nhau về cùng một khái niệm dẫn đến không lấy được thông tin, hoặc thông tin lấy được không chính xác. Để tránh tình trạng mỗi người hiểu một cách khác nhau về cùng một khái niệm, nhà điều tra cần giải nghĩa và làm rõ các khía cạnh cùa khái niệm. Ví dụ khái niệm về thanh niên, giáo dục gia đình, trẻ em đường phố.

- Xác định các chỉ báo.

Việc chuyển những khái niệm có thể quan sát được, ghi chép và đo lường được gọi là các chỉ báo.

Chỉ báo là những dấu hiệu có thể quan sát hoặc đo lường được về số lượng và chất lượng, chỉ cho người ta biết được tình trạng bên trong của một hiện tượng, một sự vật.

Nhờ có quá trình thao tác hóa các khái niệm và xác định các chỉ báo mà chúng ta có cơ sở để thu thập thông tin từ thực tế, sử dụng được các phương pháp định lượng để đo lường những hiện tượng và các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài của một đối tượng hoặc một nhóm xã hội nào đó, từ đó có thể hiểu được nội dung và bản chất ẩn dấu bên trong của đối tượng.

  • Xác định các biến số và thanh đo trong nghiên cứu xã hội học

Khái niệm biển số: Biến số là những đặc điểm có thay đổi nhưng vẫn thể hiện các đặc điểm thuộc khái niệm hay phạm trù mà biến số đó đang mang.

Các loại biến số nghiên cứu trong nghiên cứu xã hội hóa.

Biến số độc lập (còn gọi là biển nguyên nhân): Phản ánh những nguyên nhân dẫn đến kết quả nào đó. Những biến số này khi nó thay đổi sẽ làm cho những biến số khác thay đổi theo.

Biến số phụ thuộc: Phản ánh một khía cạnh, một thuộc tính của vấn đề nghiên cứu và sẽ bị thay đổi khi biến số tác động thay đổi, nói cách khác đây là biến số thay đổi tùy thuộc vào những biến độc lập.

Biến số can thiệp: Là biến số được tác động lên biến số độc lập và biến số phụ thuộc.

Biến số trung gian là những biến số cũng tác động vào biến phụ thuộc, nó thường là cầu nối từ các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc.

Lưu ý: Biến độc lập và biến phụ thuộc bắt buộc phải được xác định khi xây dựng khung lý thuyết. Biến trung gian có đưa vào hay không tùy thuộc vào nhà nghiên cứu nhưng nếu đã đưa bắt buộc phải có thông tin cụ thể để đo lượng về mối quan hệ giữa biến độc lập và biến trung gian.

- Thang đo:

Khái niệm. Thang đo là cách sắp xếp các thông tin xã hội thực nghiệm, là hệ thống của các con sổ và mối quan hệ giữa chúng; hệ thống đó được tạo nên theo trật tự của các sự kiện xã hội được đo lường.

Các loại thang đo:

Thang định danh (thang danh nghĩa) được dùng để thể hiện mối quan hệ ngang nhau giữa các thành phần phân chia của đối tượng. Mỗi một phần phân chia đặc trưng cho một thuộc tính nào đó của đối tượng và có tên gọi riêng. Thang định danh chỉ xác định rằng A khác B khác C, loại thang này có nhiệm vụ chia tập họp người được nghiên cứu thành các nhóm khác nhau.

Thang định danh chỉ ra được sự khác biệt về mặt tính chất, không nói lên sự hơn kém.

Thang đo thứ tự (thang phân cấp) là sự sắp xếp theo thứ tự hon kém về giá trị. Các lớp được phân chia của một dấu hiệu nào đó được xếp đặt theo trật tự từ trên xuống hoặc từ dưới lên theo mức độ của dấu hiệu tượng ứng.

Thang đo thứ tự chỉ ra mỗi mức độ sau trong các phần phân chia của dấu hiệu phù hợp lớn hon hoặc nhỏ hơn phần phân chia trước. Thang này cho phép thiết lập A > B và B > C thì A > C, song chúng chưa chỉ rõ A lớn hơn B là bao nhiêu, B lớn hơn C là bao nhiêu.

Thang đo khoảng: Thang khoảng có thể so sánh mức độ hơn kém về lượng. Chúng cho biết khoảng cách từ A đến B cách nhau bao nhiêu thông qua đon vị đo lường, điều đó cũng cho biết khoảng cách từ A đến B có bằng khoảng cách từ B đến C không. Nếu không, thì khoảng cách từ A đến B lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu lần so với khoảng cách từ B đến C.

Thang tỷ lệ (thang cân đối): Chứa đựng thông tin cho biết khoảng cách giữa hai hạng chia lớn hon hay nhỏ hơn bao nhiêu lần. Nghĩa là các lớp phân chia được xếp theo trật tự tăng dần hoặc giảm dần theo mức độ. Thang này luôn có điểm 0 tuyệt đối làm điểm xuất phát cho độ dài được đo của thang.

2. Chọn phương pháp điều tra

Trong điều tra xã hội học để thu thập thông tin cá biệt và các thông tin khác, người ta sử dụng một số phương pháp thông dụng như: Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp an két, phương pháp thực nghiệm...v..v...

Mỗi phương pháp đều có những ưu và hạn chế riêng, vì vậy, khi sử dụng chúng nhà nghiên cứu cần lựa chọn cho phù hợp với mục đích nghiên cứu đặt ra. Trong một cuộc điều tra nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn một nhóm các phương pháp nghiên cứu và xác định phương pháp nào là chính trong cuộc nghiên cứu, còn các phương pháp khác chỉ đóng vai trò là bổ trợ.

2.1. Xây dựng bảng câu hỏi

- Khái niệm bảng hỏi

Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về dối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu. (Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh, 2001, tr. 148)

Thông thường, khi xây dựng bảng hỏi phải đáp ứng 2 yêu cầu sau: Phải đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra và phải phù hợp với trình độ và tâm lý người được hỏi.

- Vai trò của bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học

Bảng hỏi là công cụ quan họng trong nhận thức điều tra xã hội học thực nghiệm. Do vậy, bảng hỏi có 3 vai trò quan trọng sau:

Bảng hỏi được coi là phương tiện để lưu giữ thông tin: Thông tin cá biệt được ghi nhận trên bảng hỏi, vì vậy bảng hỏi là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của thông tin. Thông tin được lưu giữ có thể được sử dụng cho những lần khác trong các nghiên cứu sau này.

Bảng nỏi là chiếc cầu nối giữa người nghiên cứu và người trả lời. Một mặt, chịu sự tác động của người nghiên cứu khi đưa các vấn đề, các mục tiêu nghiên cứu vào. Mặt khác, nó cũng chịu ảnh hưởng của người trả lời

Việc thu thập thông tin, nếu không sử dụng bảng hỏi sẽ trở nên tùy tiện, không có trật tự, thiếu nội dung thống nhất, hoặc sẽ làm thông tin thu được không ăn khớp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu.

Đối với những nghiên cứu định lượng thì việc xây dựng bảng hỏi là một sự cần thiết, vì bảng hỏi nói là công cụ để đo lường thuận lợi và hữu ích về các biến số, chỉ báo của đối tượng nghiên cứu. Hơn nữa, khi xây dựng bàng hỏi nhà nghiên cứu bám vào đấy để đặt câu hỏi phù hợp với mục tiêu của cuộc điều tra, nhằm thu thập thông tin có tính khái quát cho cả tổng thể.

Ngay cả trong nghiên cứu đinh tính nếu sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm nếu chuẩn bị các càu hỏi gợi ý thì khi nghiên cứu người ta bám vào đẩy để thu thập, ghi chéo thông tin hiệu quả nghiên cứu sẽ cao, chất lượng thông tin sẽ chính xác, khoa học hơn.

- Các dạng câu hỏi trong bảng hỏi

Câu hỏi đóng, là câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời, người trả lời chỉ việc lựa chọn phương án phù hợp với quan điểm của mình để điền vào.

Câu hỏi đóng được chia thành 2 loại

+ Câu hỏi đóng lựa chọn/ đơn giảndà loại câu hỏi chỉ có 2 phương án trả lời và người được hỏi chỉ được chọn 1 phương án khi trả lời ( có hoặc không; tán thàrih hoặc không tán thành) đây là loại câu hỏi loại trừ.

Ví dụ: Gia đình anh/ chị có dùng mạng internet không?

  1. Không

+ Câu hỏi đóng tùy chọn/ phức tạp: là câu hỏi có nhiều phương án trả lời, phân biệt chi tiết hơn các phương án trả lời.

Ví dụ: Theo anh/chị, ý thức học tập của sinh viên K7 như thế nào?

  1. Rất tốt
  2. Tốt
  3. Bình thường
  4. Tồi
  5. Rất tồi

Ưu điểm

Các phương án được chuẩn bị sẵn người bị điều tra không mất nhiều thời gian suy nghĩ, dễ trả lời, tiện xử lý thông tin và cũng đảm bảo sự bí mật.

Nhươc điểm

Vì nhà nghiên cứu đưa sẵn phương án ưả lời lên người bị điều tra bị bó hẹp tư duy, suy nghĩ, thông tin không đa dạng và không sâu

Câu hỏi mở: là câu hỏi không có sẵn phương án trả lời, người được phỏng vấn phải tự mình đưa ra phương án trả lời.

Ví dụ: Anh/ chị có đề xuất, kiến nghị gì để thu hút, tập hợp thanh niên tham gia vào tổ chức Đoàn thanh niên?

Câu hỏi mở thường được dùng để tăng tính tích cực của người trả lời. Câu hỏi mở giúp cho người trà lời trình bày được những suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của mình.

Ưu điểm

+ Thu thập thông tin mang tính chiều sâu về tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, động cơ, quan điểm của người được hỏi

+ Thông tin thu được có độ tin cậy, chính xác, khách quan hơn so với câu hỏi đóng.

Nhược điểm

+ Khó khăn về thu thông tin. Không có sẵn thông tin người trả lời buộc phải suy nghĩ mới trả lời được nên nhiều người ngại không trả lời hoặc dễ trả lời sai chủ định của nhà nghiên cứu (sai về mục đích nghiên cứu).

+ Khó khăn cho vấn đề xử lý thông tin: Vì câu hỏi mở nên mỗi người đưa ra một phương án trả lời khác nhau gây khó khăn trong phân loại các thông tin, người tổng hợp không nhất trí được với nhau.

+ Khó khăn về thời gian và kinh phí

  • Câu hỏi kết hợp: là loại câu hổi có một số phương án trả lời có sẵn và một số phương án bỏ ngỏ. Do khả năng chưa bao quát được tất cả các phương án nên vẫn phải để ngỏ một số phương án.

Ví dụ: Anh/ chị có gặp khó khăn gì khi tham gia hoạt động đoàn?

  1. Không

- Nếu có thì những khó khăn đó là gì (xin ghi cụ thể)

Căn cứ vào nội dung của các câu hỏi, có thể chia làm 2 loại: Câu hỏi nội dung và câu hỏi chức năng.

+ Câu hỏi nội dung. Tìm ra những vấn đề cần nghiên cứu (có 3 loại: Sự kiện - tri thức - thái độ, quan điểm, động cơ)

+ Câu hỏi sư kiên. Là những câu hỏi về thân thế, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, thành phần gia đình, địa vị xã hội, sự việc... (Đây là những câu hỏi sử dụng trong lúc bắt đầu để hỏỉ, để làm quen, hoặc tạm nghỉ giữa các câu hỏi về ý kiến và động cơ. Thông tin thu được từ những câu hỏi này có độ tin cậy cao, vì thế thường dùng để thực hiện chức năng bổ sung và kiểm tra chất lượng)

+ Câu hỏi tri thức: nhằm xác định xem người được hỏi có nắm vững về một vấn đề gì không? Hoặc đánh giá trình độ hiểu biết về vấn đề nêu ra.

+ Câu hỏi thái đô, quan điểm, đông cơ: Nhằm thu thập thông tin về ý kiến, thái độ cũng như cường độ các quan điểm của người trả lời về vấn đề nêu ra.

  • Câu hỏi chức năng:

+ Câu hỏi tâm lý: là những câu hỏi nhằm giảm bớt sự căng thẳng, hoặc chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác...

+ Câu hỏi kiểm tra: Kiểm tra lại độ tin cậy của các thông tin từ các câu hỏi trả lời trước đó

+ Câu hỏi loc: Kiểm tra xem đối tượng có thuộc nhóm cần trả lời những câu hỏi tiếp theo không?

2.2. Kết cấu và trình tự sắp xếp bảng hỏi

Một bảng hỏi gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, và phần kết luận.

  • Phần mở đầu:

Phần mở đầu của bảng hỏi phải trình bày được các vấn đề sau:

Giới thiệu cơ quan, tổ chức đang tiến hành điều tra.

Trình bày mục đích cuộc điều tra

Khẳng định tầm quan trọng của những thông tin mà người được điều tra cung cấp. Các thông tin đó sẽ không sử dụng vào mục đích nào khác ngoài mục đích khoa học của nghiên cứu (khẳng định tính khuyết danh của cuộc điều tra.)

Hướng dẫn cho người được phỏng vấn cách trả lời câu hỏi

  • Phần nội dung chỉnh của bảng hỏi.

+ Đưa các câu hỏi làm quen, sự kiện, hành động dễ trả lời, những câu hỏi không bắt buộc suy nghĩ nhiều. Sau đó là những câu hỏi về tâm tư, tình cảm.

+ Đặt các câu hỏi có chức năng tâm lý xen kẽ những câu hỏi nội dung để tạo tâm lý tốt, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Không nên để hai câu hỏi chức năng liền kề nhau.

  • Phần cuối bảng hỏi: Thường là những câu hỏi về tuổi, học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, giới tính... Nó giúp kiểm tra xem mẫu chọn có bị lệch trong quá trình nghiên cứu hay không?

Lưu ý:

  • Nên đặt những câu hỏi biểu thị sự quan tâm của cuộc điều tra đến công ăn việc làm trước để tạo thoải mái, những câu hỏi đi sâu đến đời sống từng người xếp xuống sau.
  • Chỉ nên đưa từ 1 đến 2 câu hỏi mở, xếp vào sau câu thứ 4 đến câu thứ 9 và 1 câu vào gần cuối bảng hỏi.
  • Hình thức và nội dung bảng hỏi ngắn gọn, căn chỉnh đúng format.
  • Hạn chế các cầu hỏi mở vì nó đòi hỏi người bị điều tra phải suy nghĩ và viết nhiều.
  • Thông thường có khoảng từ 18 đến 24 câu, ước tính trả lời trong thời gian 20-30 phút.

2.3. Yêu cầu câu hỏi trong bảng hỏi.

  • Chọn các câu hỏi đưa vào bảng hỏi nên căn cứ vào 3 tiêu chí sau: Tính tiết kiệm của câu hỏi (dùng câu hỏi đóng tiết kiệm hơn), tính chắc chắn và tính xác thực của câu hỏi.
  • Với những câu hỏi mang tính tiêu cực, nên giảm nhẹ mức độ tiêu cực. (Với những câu hỏi tiêu cực, nên đặt xen kẽ với những câu hỏi tích cực khác, hoặc nói giảm mức độ xuống bằng những câu hỏi gián tiếp.)
  • Các phương án trả lời phải rạch ròi, không chồng chéo, phải đầy đủ phương án.
  • Câu hỏi phải trật tự, logic, phù hợp với trình độ và đặc điểm của từng người, từng nhóm người cụ thể. Hạn chế dùng các ngôn ngữ bác học, hoặc quá thô thiển, hoặc có tính kiêng kị với những nhóm đối tượng nhất định.
  • Không nên dùng những cụm từ bất định như: thỉnh thoảng, đôi khi, thường xuyên...
  • Các câu hỏi phải làm cho mọi người hiểu cùng 1 ý, không mơ hồ hay quá rộng.
  • Các câu hỏi kết hợp phải liệt kê đầy đủ các phương án trả lời, với những câu hỏi khó cần để ngỏ phương án cuối cùng.
  • Các câu hỏi phải phù hợp với trình độ hoặc hiểu biết của người nghiên cứu, không dùng những từ khoa học ít người biết đến.
  • Câu hỏi phải rõ ràng, không ghi những từ viết tắt, đặc biệt là tiếng nước ngoài. Ví dụ: Nguồn vốn ODA được đầu tư vào những lĩnh vực nào?
  • Không đặt một câu hỏi có 2 sự kiện. Ví dụ: Đoàn cơ sở của anh/chị có đào tạo nghề và có tổ chức thăm hỏi đoàn viên thanh niên gặp khó khăn không?
  • Không đưa ý kiến bình luận hoặc phán xét vào vào câu hỏi. Ví dụ: Anh/ chị có ý kiến như thế nào về hiện tượng nghiện ma túy trong thanh niên gây lên nhiều tội ác, xấu xa cho xã hội hiện nay?

- Tránh xây dựng câu hỏi đòi hỏi người trả lời phải nhớ chi tiết sự việc. Ví dụ: Trong tháng vừa qua bạn giành bao nhiêu giờ để vào facebook.

- Không đặt câu hỏi phủ định 2 lần. Ví dụ: Anh/chị có đồng ý với quan niệm không nên không cho học sinh PTTH đi xe. máy tới trường?

2.4. Chọn mẫu điều tra xã hội học

Khái niệm: Chọn mẫu là quá trình sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm tìm ra được một tập hợp các đơn vị (nhóm xã hội) mà những đặc trưng và cơ cấu được nghiên cứu của chúng có thể đại diện cho một tập hợp xã hội lớn hơn. (Lưu Hồng Minh - Lê Ngọc Hùng; 2009; tr. 110)

Điều tra chọn mẫu không phải điều tra tất cả toàn bộ đơn vị nghiên cứu mà chi điều tra một số lượng nhỏ có quy mô gọn hơn so với toàn bộ đơn vị nghiên cứu và những kết luận rút ra từ điều tra chọn mẫu đó có thể dùng cho tất cả đơn vị nghiên cứu.

Ỷ nghĩa của nghiên cứu chọn mẫu.

  • Trong nghiên cứu chọn mẫu, khảo sát không nhiều các đơn vị nghiên cứu nên thường được tiến hành trong thời gian ngắn. Dữ liệu được xử lý, phân tích nhanh nên thông tin thu được từ điều tra chọn mẫu có tính thời sự, cập nhật.
  • Chi phí cho công tác tổ chức nghiên cứu giảm, do đó, nghiên cứu chọn mẫu tiết kiệm được nhân lực, vật lực và tài chính.
  • Có thể mở rộng nội dung nghiên cứu hoặc đi sâu tìm hiểu mặt nào đó của hiện tượng.
  • Có thể tuyển chọn những điều tra viên tốt: Có trình độ, có kinh nghiệm, có điều kiện tập huấn thì thông tin thu được sẽ chính xác cao.

Các loại hình chọn mẫu Cơ bản.

Có rất nhiều cách chọn mẫu khác nhau tùy vào từng hoàn cảnh, mục đích nghiên cứu mà nhà nghiên cứu lựa chọn việc sử dụng mẫu nào. Tuy nhiên, ngày hiện nay chọn mẫu ngẫu nhiên vẫn là phương pháp được các nhà nghiên cứu lựa chọn nhiều nhất.

  • Mẫu ngẫu nhiên: Là phương pháp trong đó, các đơn vị được lựa chọn vào mẫu một cách trực tiếp, xác suất lựa chọn là tương đương nhau, tức là mọi đơn vị trong toàn bộ các đơn vị được điều tra đều có khả năng và cơ hội được lựa chọn hoặc tham gia vào quá trình điều tra.

+ Mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Đối với phương pháp này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có danh sách của tất cả các thành viên, từ danh sách đó có thể lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên các thành viên sao cho đủ số người cần thiết để nghiên cứu. Mẫu này đòi hỏi các đơn vị chọn phải có khả năng trả lời như nhau.

+ Mẫu ngẫu nhiên đơn gián hoàn lại, là phương pháp từ một danh sách tổng thể lấy ngẫu nhiên một đơn vị nào đó sau đó ghi họ lên họ vào danh sách mẫu rồi trả lại tổng thể, và tiếp tục chọn đơn vị thứ hai và chọn đủ số mẫu cần thiết, nghĩa là trường hợp đơn vị đã được chọn vào mẫu được tiếp tục tham gia vào việc chọn đơn vị mẫu tiếp theo).

+ Mẫu ngẫu nhiên đơn giản không hoàn lại, tức là đơn vị được chọn vào mẫu không được tiếp tục tham gia vào việc chọn mẫu đơn vị tiếp theo.

+ Mẫu ngẫu nhiên hệ thống: Đơn vị đầu tiên được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, các đơn vị tiếp theo sau được lựa chọn một cách có hệ theo công thức (K = N/n. Trong đó: n = số người của mẫu, N: số người của tổng thể; k: khoảng cách giữa hai người trong mẫu)

3. Lập kế hoạch tổ chức điều tra

Đây là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng, kết quả và tiến độ khảo sát. Do vậy, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải xây dựng kế hoạch chi tiết bao quát tất cả những nội dung công việc, cũng như dự trù được những vấn đề phát sinh có thể xảy ra. Trong kế hoạch tổ chức điều ưa cần phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, địa điểm cần phải thực hiện.

Lựa chọn thời điểm điều tra

Mục đích của cuộc điều ưa là phải thu thập được đầy đủ, chính xác lượng thông tin cần thiết, khách quan, khoa học. Muốn vậy, phải lựa chọn thời điểm điều tra sao cho phù hợp vì môi trường tác động đến kết quả điều tra. Do đó, phải lựa chọn thời điểm điều tra có khả năng tạo ra cho một không gian tâm lý - xã hội thuận lợi nhất cho phép đoàn điều tra tiến hành dễ dàng tiếp cận với đối tượng để thu được thông tin.

Chú ý: Khi đi điều tra cần tránh điều đưa vào những ngày hội hè, vụ mùa, lễ hội, trước hoặc sau cơn bão lụt, hạn hán, những sự kiện chính trị - xã hội, ngày đầu, cuối tháng, cuối năm. Bên cạnh đó cũng cần phải nắm bắt được phong tục tập quán ở các vùng.

Chuẩn bị tài liệu, kinh phí điều tra

Trước khi tiến hành điều tra nhà nghiên cứu cần phải xem chuẩn bị tài liệu như bảng hỏi, gợi ý thào luận nhóm, phỏng vấn, các loại giấy tờ hành chính,... Chuẩn bị kinh phí liên quan như tiền in ấn, chuẩn bị giấy tờ cần thiết, tiền trả công cho điều tra viên, trả công cho người trả lời, tiền ăn, nghỉ, tàu xe, tiền giao dịch, văn phòng phẩm, v.v.

Do đó, nhà nghiên cứu cần phải quan tâm và chuẩn bị kỹ trước khi đi điều tra để thu thập được thông tin tốt nhất.

Liên hệ với địa phương muốn nghiên cứu (công tác tiền irạm)

Đây là khâu rất quan trọng, trước khi đi điều tra nhà nghiên cứu cần phải xuống địa phương đã chọn liên hệ trước với chính quyền, địa phương nơi đó nhờ họ giúp đỡ để cuộc hành điều tra thuận lợi nhất. Người đi tiền trạm phải có nhiệm vụ ưình bày được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, thành phần tham gia, dự kiến thời gian tiến hành của cuộc điêu ưa đề cán bộ, chính quyền địa phương nơi đó hiểu và giúp đỡ đoàn điều tra một cách tốt nhất.

Lưu ý: Khi đi tiềm trạm cần phải mang giấy giới thiệu của cơ quan cấp ưên cho phép xuống địa phương điều tra.

Lập biểu đồ tiến hành điều tra

Biểu đồ điều tra là sự hợp nhất tất cả mọi khâu của cuộc điều ưa vào một cơ chế thổng nhất và hoàn chỉnh, vận hành hài hòa với mục đích đặt ra từ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, từng giai đoạn, từng ngày tiến hành điều tra tương ứng với nó là các công việc và lực lượng tham gia kết quả cần đạt được. Do đó, đòi hỏi tẩt cả thành viên tham gia và thực hiện một cách đồng bộ để đảm bảo tính nhất quán trong quá trình nghiên cứu.

- Lựa chọn và tập huấn điều tra viên

Lựa chọn điều tra viên:

  • Tùy vào quy mô, tính chất, phương pháp nghiên cứu của đề tài mà chủ nhiệm đề tài chuẩn bị lực lượng điều tra viên nhiều hay ít, độ tuổi, trình độ, ngành nghề, năng lực.
  • Đối với điều ưa bằng bảng hỏi trình độ chuyên môn không đòi hỏi cao lắm nhưng đối với điều tra bằng phương pháp phỏng vấn sâu hay quan sát lại đòi hỏi những người có kinh nghiệm, trình độ học vấn cao và phải am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu để có thể thu thập được thông tin tốt nhất.
  • Điều tra viên phải có sức khỏe, khả năng ứng phó linh hoạt và am hiểu các vấn đề văn hóa - chính trị - xã hội.
  • Có khả năng giao tiếp và gần gũi, cởi mở, thân thiện với mọi người.
  • Có tính kỷ luật, trung thực và phải có thời gian rỗi để tham gia điều tra.

Tập huấn điều tra viên

Tùy theo đề tài nghiên cứu mà mức độ tập huấn cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên mọi cuộc điều tra xã hội học đều phải tập huấn cho điều tra viên những điểm như sau:

Giới thiệu mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, ý nghĩa của cuộc điều tra để điều tra viên có thể giải thích cho đối tượng điều tra

Tập huấn để tất cả điều ưa viên đều hiểu được như nhau về các khái niệm, các câu hỏi và những vấn đề cần khai thác khi tiến hành điều tra.

Tập huấn điều tra viên về cách ghi chép thông tin, thống nhất điền vào phiếu hỏi, trao đổi, chia sẻ các kỹ năng khai thác thông tin đổi với từng loại đôi tượng điêu tra, cách xử lý các tình huống phát 3Ính trong quá trình điều tra.

4. Triển khai thu thập thông tin

Trước khi đi thu thập thông tin chủ nhiệm đề tài cần nhắc nhở và kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị của điều tra viên vì nếu ở giai đoạn chuẩn bị có làm tốt đến mấy nhưng khi đi thu thập thông tin chỉ cần một sai sót nhỏ cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc điều tra. Do đó, điều tra viên cần phải đảm bảo thực hiện đúng chương trình, kế hoạch mà nhà nghiên cứu đề ra.

Chọn đúng đối tượng điều tra như dự kiến ở phương pháp chọn mẫu

Tuân thủ chính xác phương pháp thu thập số liệu.

Trong khi tiến hành thu thập thông tin giám sát viên cần phải kiểm tra các điều tra viên xem họ có tuân thủ đúng các yêu cầu đặt ra không.

Trong quá trình điều tra giám sát viên cần phải căn cứ vào tiến độ điều tra để kiểm tra điều tra viên có thực hiện đúng tiến độ không.

Thu thập thông tin của ngày nào thì giám sát viên phải kiểm tra phiếu của điều ừa viên và sửa lại khi cần.

5. Giai đoạn xử lý thông tin

- Tổng hợp số liệu

  • Ở bước này là nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá, phân loại tài liệu thu thập được (tài liệu định tính, định lượng, thống kê, báo cáo)
  • Kiểm tra các phiếu trả lời thiếu, không đúng (hiểu sai), trả lời vượt quá qui định, kiểm tra số trang.
  • Cố ý trả lời sai hoặc trả lời không trung thực

- Hiệu chỉnh phiếu hỏi

Kiểm tra chất lượng các phiếu, có thể tự điền các giá trị bị bỏ qua (số câu không trả lời ít và phương án trả lời đoán được đúng), loại bỏ các phiếu không đảm bảo chất lượng yêu cầu như chỉ trả lời % phiếu (nhiều câu không trả lời, các câu quan trọng không trả lời);

Làm sạch phiếu.

- Mã hóa lập trình

Đây là một nhân tố tất yếu của quá trình xử lý thông tin, sau khi thu thập thông tin cần bổ sung hoàn chỉnh các mã hóa trước khi tiến hành nhập dữ liệu. Mã hóa phản ánh thông tin cá biệt ở các biểu trưng, khi mã hóa là gán cho những lời đáp các câu hỏi riêng biệt bằng những con số hay chữ số tùy theo cách xử lý thông tin.

Sử dụng hình thức mã hóa là gán cho mỗi phương án trả lừi một con số thứ tự bắt đầu từ 0 hoặc 1 đến hết các phương án trả lời.

- Nhập dữ liệu từ phiếu vào máy tính

Kiểm tra phiếu trước khi nhập

Đánh số các phiếu

Nhập dữ liệu

Làm sạch số liệu trên máy tính

-Tổng hợp và xử lý số liệu

Xử lý thông tin nhằm mục đích chuyển những thông tin rời rạc (cá biệt) sang thông tin tập hợp. Sau khi số liệu đã được xử lý, nhà nghiên cứu cần in các bảng sổ liệu một chiều, hai chiều, nhiều chiều, biểu đồ, các bảng, hoặc biểu đồ hay tính sai số, độ tin cậy, kiểm tra giả thuyết để chuẩn bị viết báo cáo.

- Diễn giải dữ kiện và viết báo cáo

Sau khi xử lý xong dữ liệu, nhà nghiên cứu có thể tiến hành viết báo cáo. Khi viết báo cáo nhà nghiên cứu cần bảo đảm một số yêu cầu cơ bản của báo cáo.

* Những yêu cầu đối với bản báo cáo

  • Chỉ ra mục đích, nhiệm vụ của cuộc điều tra
  • Làm sáng tỏ tình trạng nghiên cứu
  • Phần nội dung của bản báo cáo cần trình bày những vấn đề có tính chất phương pháp luận cho việc lựa chọn và luận chứng bộ công cụ, các phương pháp thu thập thông tin xã hội.
  • Trình bày một cách đầy đủ mọi giai đoạn nghiên cứu đã được tiến hành với đối tượng, sự liên kết lẫn nhau giữa tất cả các khâu của nó.

- Chỉ ra mức độ thích ứng của kế hoạch nghiên cứu so với nhiệm vụ và sự phù hợp của giả thuyết nghiên cứu so với những kết quả của cuộc nghiên cứu mang lại.

  • Bản báo cáo cũng cần chỉ ra được mức độ của việc giải quyết các nhiệm vụ, nội dung khoa học và khả năng có thể suy rộng các kết luận từ cuộc nghiên cứu sang các lĩnh vực khác có hoàn cảnh tương đồng.
  • Cuối cùng là việc đưa ra các dự báo, kiến nghị.