Trồng cây thuốc phiện bị xử lý hành chính như the nào

Mục lục bài viết

  • 1. Thế nào là tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
  • 2. Cấu thành tội phạm tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
  • 2.1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
  • 2.2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
  • 2.3. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm
  • 2.4. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm
  • 3. Về hình phạttộitrồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy

Tuy nhiên vẫn có một số nhà lén trồng trong rừng sâu một số ít cây mục đích để chữa bệnh dùng trong nhà là chính. Năm vừa rồi bố tôi nghe lời người quen cũng trồng một ít trong rẫy nhà tôi xin kỹ với cây xắn của gia đình. Nay tôi được tin là bố tôi và một số người trong làng bị phát hiện trồng cây anh túc và đã bị tạm giam tại cơ quan điều tra. Tôi công tác xa nhà nên không biết tình hình thực tế bố tôi trồng bao nhiêu cây, chỉ nghe gia đình nói là hơn 100 cây. Vậy Luật sư có thể cho tôi biết với số lượng cây trồng như vậy thì bố tôi có bị xử lý hình sự không? Nếu có thì mức xử phạt với bố tôi là bao nhiêu? Cám ơn luật sư.

Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn pháp lý - Công ty Luật Minh Khuê. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Thế nào là tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy

Theo quy định tại Điều 247Bộ luật hình sự năm 2015vềTội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như sau:

“1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

b] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c] Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

>> Xem thêm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy ? Hình phạt vận chuyển, mua bán ma túy

b] Với số lượng 3.000 cây trở lên;

c] Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”.

Cây anh túc có phải là cây có chứa ma túy và bị cấm trồng không ?

Cây hoa anh túc [hay cây thuốc phiện]có nguồn gốc từ Hy Lạp, thường được trồng nhiều ở châu Á và châu Âu. Đây là loài cây thân thảo, có chiều cao từ 1 – 1,6m với tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm. Toàn thân có màu lục, thân mềm, mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh. Lá cây có hình bầu dục, nhiều tua và mọc xung quanh thân cây.

Hoa to, mọc đơn độc ở ngọn thân và đầu cành, có màu trắng, tím hoặc đỏ vàng và thường nở vào tháng 3. Còn quả thường ra vào tháng 5, ban đầu có màu xanh nhưng càng về già thì càng có màu nâu đen. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống.

Nhựa thuốc phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn. Hơn thế, ở người sử dụng ma tuý hút thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.

Như vậy, theo quy định trên thì cây anh túc là cây trồng bị cấm do có chưa chất ma túy, người nào trồng cây có chứa ma túy với số lượng từ 500 cây trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn trồng hơn 100 cây, như vậy với số lượng trên thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự. Như nếu bố bạn đã từng được giáo dục hoặc từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn tái phạm thì vẫn đủ căn cứ để xử lý hình sự.

>> Xem thêm: Mức hình phạt cho tội mua bán trái phép chất ma túy ? Chở người buôn bán ma túy phạm tội gì ?

Mức phạt hành chính hành vi trồng cây chứa chất ma túy:

Theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

...

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

Như vậy với trường hợp của bố bạn trong trường hợp vi phạm hành chính sẽ bị phạt tối đa 5 triệu đồng cho hành vi trên.

2. Cấu thành tội phạm tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy

Để nhận biết tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy dựa vào các dấu hiệu sau:

2.1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý cũng phải đảm bảo các yếu tố [điều kiện] cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý, chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý, vì theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý khoản 1 là tội ít nghiêm trọng, khoản 2 là tội nghiêm trọng.

Nói chung chủ thể của tội phạm này là bất kỳ, nhưng chủ yếu là đồng bào sinh sống ở các vùng cao, nơi có điều kiện trồng được cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

>> Xem thêm: Mua bán ma túy sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm ? Hình phạt khi sử dụng ma túy đá

2.2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm

Khách thể của tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý là chế độ quản lý của Nhà nước về việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây có chứa chất ma tuý. Nếu hiểu một cách máy móc thì dễ lầm tưởng rằng, Nhà nước có cho phép một số đối tượng được trồng cây thuốc phiện hoặc hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý, nhưng thực tế không phải như vậy. Cho đến nay, trong các văn bản của Đảng và Nhà nước ta không có chỗ nào quy định cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý. Việc cây thuốc phiện còn được trồng ở nước ta hiện nay là do truyền thống lâu đời của một số đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, nay Đảng và Nhà nước ta có chính sách vận động bà con từ bỏ việc trồng cây thuốc phiện và có chính sách hỗ trợ để đồng bào chuyển sang trồng các loại cây lương thực, cây ăn quả và các loại cây khác, chứ không phải quy hoạch lại việc trồng cây thuốc phiện. Vì vậy, khi nói chế độ quản lý của Nhà nước về việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý là việc Nhà nước có chính sách để loại bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

Đối tượng tác động của tội phạm này là cây có chứa chất ma tuý như cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa...

Cây thuốc phiện còn có tên khác là Á phiện-Opium, cây Anh Túc, còn tên là tinh là Papaver Somniferum L. Có tới hơn một trăm loài thuộc giống Papaver, nhưng chỉ có 2 loại có khả năng sản xuất Morphine, đó là Papaver Somniferum và Papaver setigerum D.C. Cây thuốc phiện mọc ở vùng địa Trung Hải từ năm 300 trước Công nguyên và sau đó dần dần được trồng ở một số nước trên thế giới vùng Lưỡi Liềm Vàng và Tam giác Vàng, ở nước ta cây thuốc phiện chủ yếu được trồng ở các tỉnh: Sơn La, Lào Cai, Nghệ An, Lai Châu, Hà Giang, Thanh Hoá, Yên Bái, Hoà Bình, Cao Bằng.

Cây cô ca có tên la tinh là Erythroxylon norogranatense thường mọc ở các nước Nam Mỹ. Cocarine là một chất tự nhiên được chiết xuất từ cây co ca.

Cây cần sa [bồ đà] là loại thực vật có tên la tinh là Canabissativa L. Cây cần sa có thể mọc được ở các vùng khí hậu nhiệt độ cao, vùng nhiệt đới gió mùa Nam Mỹ, vùng Carribians, Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á.

Cây cô ca và cây cần sa hầu như không thấy trồng ở nước ta, có lẽ cũng chính vì thế mà nhà làm luật chỉ quy định tội trồng cây thuốc phiện, còn việc quy định thêm các cây khác có chứa chất ma tuý là nhằm đề phòng ở nơi nào đó có trồng các cây cô ca hoặc cây cần sa thì không sợ bị lọt tội phạm.

Ngoài cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa đang được trồng ở các nước trên thế giới và trên lãnh thổ nước ta, chưa có tài liệu nào cho thấy còn những cây khác có chứa chất ma tuý. Tuy nhiên, nhà luật vẫn quy định các cây khác có chứa chất ma tuý để phòng ngừa những trường hợp mà khoa học chưa phát hiện được.

2.3. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan.

>> Xem thêm: Người sử dụng ma túy đá sẽ bị xử lý như thế nào ? Mức phạt khi tàng trữ, sử dụng ma túy đá ?

Người phạm tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý chỉ có hành vi khách quan duy nhất là “trồng”. Hành vi này nhất thiết phải là hành động và được biểu hiện nhiều dạng khác nhau như: làm đất, gieo hạt, ươm cây, chăm bón. Một người có thể thực hiện hết các việc trong quá trình trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý, nhưng cũng có thể chỉ thực hiện một hoặc một số việc, nhưng đều với mục đích là nhằm trồng được cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý. Nếu vì lý do khách quan mà người trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý không thu hoạch được nhựa thuốc phiện như ý muốn thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý.

Tuy nhiên, cây thuốc phiện [cây anh túc] khi ra hoa và hoa anh túc cũng là một loại hoa đẹp, nếu người trồng cây thuốc phiện không nhằm mục đích thu hoạch được nhựa thuốc phiện, mà chỉ nhằm thu hoạch hoa để bán như các loài hoa khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trồng cây thuốc phiện, nhưng phải có biện pháp giáo dục để chấm dứt việc trồng cây thuốc phiện lấy hoa vì nó cũng là mầm mống của hành vi phạm tội nếu không kiểm soát chặt chẽ và trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc loại bỏ việc trồng cây thuốc phiện.

Hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi này đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm. Các yếu tố này tuy không phải là hành vi khách quan nhưng lại là dấu hiệu rất quan trọng và nó cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

Đã được giáo dục nhiều lần là đã được cơ quan Nhà nước, tổ chức, cũng như những người có trách nhiệm ở địa phương vận động, thuyết phục, nhắc nhở từ hai lần trở lên về việc không được trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý hoặc phổ biến đường lối chính sách cũng như các quy định của pháp luật về việc cấm trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống là đã được hỗ trợ về vốn để sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực thay thế cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm là trước đó đã có lần trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý và đã bị xử phạt một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết hời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, nay lại trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý6.

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy từ khi Bộ luật hình sự 1985 được sửa đổi và quy định các tội phạm về ma tuý thành một chương [Chương VIIA] từ Điều 185a đến Điều 185[o] chưa có trường hợp trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý bị truy cứu trách nhiệm hình sự. điều này cho thấy Nhà nước ta đã đầu tư và công tác vận động đồng bào từ bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý, đặc biệt là cây thuốc phiện của chính quyền và các đoàn thể ở địa phương đạt hiệu quả cao.

b. Hậu quả

Hậu quả của hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội, nhưng chủ yếu là những thiệt hại phi vật chất như: làm cho chính sách xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý của Nhà nước không thực hiện được hoặc làm cho tình trạng tái trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý đã được xoá bỏ. Những thiệt hại về vật chất cũng có thể xảy ra nhưng là những thiệt hại gián tiếp như gây thiệt hại đến ngân sách dành cho việc xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

Hậu quả của hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hậu quả có xẩy ra hay không, không có ý nghĩa định tội mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

>> Xem thêm: Hành vi mua bán trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào ? Hình phạt khi cất giấu ma túy

2.4. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý mặc dù đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn cố tình vi phạm. Như vậy đối với hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý chỉ có thể được thực hiện do cố ý trực tiếp. Không có trường hợp nào do cố ý gián tiếp.

3. Về hình phạttộitrồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy

Mức hình phạt của tội này được chia thành hai khung. Cụ thể như sau:

– Khung một [khoản 1].

Mức phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản [nêu ở mặt khách quan].

– Khung hai [khoản 2].

Mức phạt tù từ ba năm đến bảy năm áp dụng đốì với một trong các trường hợp phạm tội sau:

+ Có tổ chức.

+ Tái phạm về tội này: Được hiểu là trước đây người phạm tội đã bị Tòa án kết án về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy chưa được xóa án tịch, nay lại tiếp tục phạm tội này.

>> Xem thêm: Mức hình phạt cho hành vi vận chuyển buôn bán cần sa ?

– Hình phạt bổ sung [khoản 3]

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính như đã nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đên năm mươi triệu đồng.

[MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề