Bài tập bố trí mặt bằng sản xuất có lời giải

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất BÀI 5: BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT Nội dung  Thực chất và vai trò của bố trí sản xuất. Các yêu cầu bố trí sản xuất.  Các phương pháp bố trí sản xuất.  T hi ế t kế b ố t rí s ả n xu ấ t theo  s ả n ph ẩ m. T hi ế t kế b ố t rí s ả n xu ấ t theo  quá trình. Hướng dẫn học Mục tiêu  Hiểu được thực chất và vai trò của  Ôn lại các kiến thức đã học ở bài 4. bố trí sản xuất trong doanh nghiệp.  Nghiên cứu nội dung bài giảng powerpoint để nắm được những vấn đề cơ bản về về bố trí mặt  Nắm rõ một số phương pháp bố bằng sản xuất. trí sản xuất trong doanh nghiệp  Làm các bài tập và trả lời các câu hỏi ôn tập  Hiểu và biết ứng dụng các phương cuối bài. pháp bố trí sản xuất vào trong thực tế.  Tìm đọc các tình huống thực tế về bố trí mặt bằng sản xuất. Thời lượng học  5 tiết 73
  2. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống: Cửa hàng gà rán Kentucky [KFC] Gà rán Kentucky [KFC], nhãn hiệu được tiên phong bởi ông Harland Sanders, đã phát triển và trở thành một trong những hệ thống phục vụ thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới, với hơn 1 tỉ bữa ăn tối KFC được phục vụ hàng năm trên hơn 100 quốc gia khác nhau. KFC [viết tắt trong tiếng Anh của Kentucky Fried Chicken, còn gọi là Gà rán Kentucky] là nhãn hiệu của loạt cửa hàng ăn nhanh được đánh giá nổi tiếng thứ hai trên thế giới sau McDonald's, chủ yếu kinh doanh các món ăn nhanh làm từ gà và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do chính ông Harland Sanders sáng chế. Ngày nay, công ty nhà hàng [hiện giờ được gọi là tập đoàn Yum!Brands] là tập đoàn lớn nhất thế giới về số lượng cửa hàng với gần 35.000 cửa hàng trên khắp 110 quốc gia. KFC phục vụ hơn 4,5 tỉ miếng gà hàng năm và khoảng 7 triệu thực khách một ngày trên toàn thế giới. Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, KFC hiện đã có 71 cửa hàng [tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Cần Thơ, Vũng Tàu và Hải Phòng]. KFC hiện đang là một địa điểm rất yêu thích của nhiều người, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Thành công của KFC chính là các món ăn đa dạng, dịch vụ khách hàng tốt, vị trí đặt cửa hàng khá đẹp và thuận tiện, bố trí mặt bằng đẹp và sạch sẽ… Đến với cửa hàng gà rán KFC, khách hàng cảm thấy thoải mái với cách bố trí không gian từ cửa ra vào, nơi phục vụ gọi đồ ăn cho đến vị trí chỗ ngồi. Những cửa hàng của KFC thường có hai mặt tiền để khách có thể nhìn ngắm ra ngoài với ánh sáng lung linh của đèn màu, vị trí đặt các bàn rất hợp lý và rộng rãi. Điều này kích thích những người đi đường bước vào cửa hàng, còn khách hàng bên trong lại cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Câu hỏi Nếu KFC không tạo được không gian thoải mái cũng như sự tiện dụng cho khách hàng liệu có đạt được sự thành công như ngày nay? Trong bố trí mặt bằng sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thiết kế nào để đạt hiệu quả cao? Bài học này chúng ta nghiên cứu về thực chất, vai trò của bố trí mặt bằng trong sản xuất kinh doanh. 74
  3. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất 5.1. Thực chất và vai trò của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp 5.1.1. Khái niệm của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các máy móc thiết bị có liên quan, các khu vực làm việc và các bộ phận phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ. Việc bố trí mặt bằng sản xuất không chỉ nói đến trường hợp doanh nghiệp xây dựng mới mà còn có thể do thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi thiết kế sản phẩm hay quy trình công nghệ, sản xuất sản phẩm mới hoặc thậm chí cách bố trí hiện tại không hợp lý. 5.1.2. Vai trò của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp Đây là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và thời gian sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Bố trí hợp lý sẽ tạo ra năng suất, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng tối đa các nguồn lực vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu bố trí không hợp lý có thể làm tăng chi phí, thời gian di chuyển kéo dài,... làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu phải sắp xếp bố trí lại mặt bằng sẽ dẫn đến hao phí về tiền và thời gian của doanh nghiệp, tạo tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động. Vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ càng, phân tích và lựa chọn phương án bố trí hợp lý ngay từ ban đầu. Bố trí mặt bằng tốt sẽ đạt được phần lớn các chỉ tiêu sau đây:  Tối thiểu hoá chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm;  Giảm thiểu sự di chuyển dư thừa giữa các bộ phận, các nhân viên;  Thuận tiện cho việc tiếp nhận, vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, dự trữ và giao hàng;  Sử dụng không gian có hiệu quả;  Giảm thiểu những công đoạn làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ;  Tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ, điều kiện ánh sáng, thông gió, chống rung, ồn, bụi... đảm bảo an toàn cho nhân viên khi làm việc;  Tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động;  Tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch và liên lạc;  Có tính linh hoạt cao để chấp nhận những điều kiện thay đổi. 5.1.3. Các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất  Các yếu tố quyết định bố trí mặt bằng sản xuất Việc lựa chọn địa điểm mặt bằng sản xuất và bố trí mặt bằng do nhiều yếu tố quyết định như: o Đặc điểm của sản phẩm; o Khối lượng và tốc độ sản xuất; 75
  4. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất Đặc điểm về thiết bị; o Diện tích mặt bằng; o Đảm bảo an toàn trong sản xuất.... o  Sắp xếp bố trí mặt bằng sản xuất phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: o Tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất: Thứ tự các phân xưởng được sắp xếp theo trình tự của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; sản phẩm đi qua phân xưởng nào trước thì phân xưởng đó được bố trí gần kho nguyên liệu; phân xưởng cuối cùng mà sản phẩm phải đi qua sẽ nằm gần kho thành phẩm; hai phân xưởng có quan hệ trực tiếp trao đổi sản phẩm cho nhau sẽ được bố trí cạnh nhau. Để thuận lợi cho việc vận chuyển, kho nguyên liệu và kho thành phẩm thường được bố trí gần đường giao thông chính bên ngoài doanh nghiệp. o Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất: Quy luật phát triển thường dẫn đến tăng sản lượng sản xuất hoặc đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đưa vào sản xuất thêm các loại sản phẩm khác, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất. Vì vậy, ngay từ khi chọn địa điểm và bố trí mặt bằng sản xuất phải dự kiến khả năng mở rộng trong tương lai. o Đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động: Khi bố trí mặt bằng đòi hỏi phải tính đến các yếu tố về an toàn cho người lao động, máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho người công nhân. Mọi quy định về chống ồn, bụi, chống rung, chống nóng, chống cháy nổ... phải được tuân thủ. Trong thiết kế mặt bằng phải đảm bảo khả năng thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Các phân xưởng sinh ra nhiều bụi, khói, hơi độc, bức xạ có hại... phải được bố trí thành khu nhà riêng biệt và không được bố trí gần sát khu vực có dân cư. Các kho chứa vật liệu dễ cháy dễ nổ phải bố trí xa khu vực sản xuất và phải trang bị các thiết bị an toàn phòng chữa cháy nổ. Những thiết bị gây ra rung động lớn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không nên đặt cạnh các thiết bị có giá trị lớn... o Tận dụng hợp lý không gian và diện tích mặt bằng: Sử dụng tối đa diện tích mặt bằng hiện có sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí thuê mặt bằng. Điều này không chỉ áp dụng đối với diện tích sản xuất mà còn áp dụng cả đối với diện tích kho hàng. Việc tận dụng tối đa diện tích không chỉ đề cập đến diện tích mặt sàn tính theo m2 mà còn tính cả đến không gian hiện có. Trong nhiều nhà máy, ngày nay đã sử dụng những băng tải trên cao làm thiết bị của kho tàng. o Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống. Bố trí mặt bằng phải xét đến khả năng thay đổi và các thiết bị phải được bố trí làm sao để có thể thực hiện được những thay đổi đó với chi phí thấp nhất hay không làm rối loạn quy trình sản xuất. o Tránh hay giảm tới mức tối thiểu trường hợp nguyên vật liệu đi ngược chiều: Vận chuyển ngược chiều không những làm tăng cự ly vận chuyển mà còn gây ùn tắc các kênh vận chuyển vật tư. 76
  5. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất 5.2. Các hình thức bố trí sản xuất trong doanh nghiệp 5.2.1. Bố trí theo sản phẩm  Khái niệm Bố trí sản xuất theo sản phẩm [dây chuyền hoàn thiện thực chất] là sắp xếp những hoạt động theo một dòng liên tục những việc cần thực hiện để hoàn thành một công việc cụ thể. Hình thức bố trí này phù hợp với kiểu sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối lượng sản xuất lớn hoặc những công việc có tính chất lặp lại và nhu cầu ổn định. Nó đặc biệt thích hợp với trường hợp sản xuất một hay một số ít loại sản phẩm với số lượng lớn trong một thời gian tương đối ngắn, ví dụ trong dây chuyền lắp ráp ôtô, tủ lạnh, máy giặt, nước đóng chai... Dòng di chuyển của sản phẩm có thể là theo một đường thằng, đường gấp khúc hoặc có dạng chữ U, chữ L, W, M hay xương cá. Chọn bố trí mặt bằng như thế nào phụ thuộc vào diện tích và không gian của nhà xưởng; tính chất của thiết bị; quy trình công nghệ; mức độ dễ dàng giám sát hoặc các hoạt động tác nghiệp khác. Hình 5.1: bố trí theo đường thẳng Hình 5.2: Sơ đồ bố trí theo hình chữ U  Đặc điểm Cách bố trí theo sản phẩm thường có những đặc điểm sau: o Vật tư di chuyển theo băng tải; o Khối lượng các chi tiết đang gia công tương đối nhỏ, phần lớn chúng được lưu giữ tạm thời trên hệ thống vận chuyển vật tư; o Công nhân đứng máy có tay nghề vừa phải, thường phụ trách hai hay nhiều máy; o Sử dụng những máy chuyên dùng đặc biệt, các đồ gá, kẹp; o Ít cần quy định chi tiết trình tự kiểm tra sản xuất; o Đầu tư lớn vào các máy móc chuyên dùng có tính linh hoạt kém. 77
  6. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất  Đánh giá Ưu điểm của hình thức này là: o  Chi phí đơn vị sản phẩm thấp;  Giảm bớt khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu;  Giảm bớt khối lượng lao động trong quá trình;  Giảm thời gian gia công và tổng thời gian sản xuất;  Đơn giản hóa các bước thực hiện công việc;  Hệ thống sản xuất ít khi bị ngừng vì những trục trặc của máy móc thiết bị và con người. Ngoài những ưu điểm, loại hình bố trí này có một số hạn chế sau: o  Độ linh hoạt thấp, mỗi lần thay đổi sản phẩm lại phải sắp xếp lại mặt bằng;  Các công việc bị phụ thuộc vào thời gian và trình tự [mỗi một bộ phận trên đường dây đều phụ thuộc lẫn nhau, một máy hỏng hoặc một công nhân nghỉ việc sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của dây chuyền];  Công việc đơn điệu sẽ gây sự nhàm chán cho công nhân;  Chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cao. 5.2.2. Bố trí theo quá trình  Khái niệm Bố trí theo quá trình, hay còn gọi là bố trí theo chức năng hoặc bố trí theo công nghệ, thực chất là nhóm những công việc tương tự nhau thành những bộ phận có cùng quá trình hoặc chức năng thực hiện. Sản phẩm trong quá trình chế tạo di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác theo trình tự các công đoạn phải thực hiện trên đó. Chẳng hạn như các phân xưởng trong nhà máy, siêu thị, văn phòng giao dịch ở ngân hàng, bệnh viện bố trí theo khoa hoặc phòng chuyên môn; xưởng sửa chữa xe hơi bố trí khu vực sửa chữa theo chủng loại bộ phận xe.  Đặc điểm Bố trí theo quá trình phù hợp với hình thức sản xuất gián đoạn, chủng loại và mẫu mã đa dạng, thể tích của mỗi sản phẩm tương đối nhỏ, đơn hàng thường xuyên thay đổi, cần sử dụng một máy cho hai hay nhiều công đoạn. Hình thức bố trí này đòi hỏi những yêu cầu sau: Cần có lực lượng lao động lành nghề; o Luôn cần nhiều lệnh sản xuất trong quy trình; o Nguyên vật liệu luôn di chuyển giữa các công đoạn và các phân xưởng; o Khối lượng vật tư trong quá trình gia công lớn; o Trong phân xưởng cần một địa điểm rộng để trữ vật tư chưa gia công; o Thiết bị vận chuyển vật tư vạn năng. o 78
  7. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất  Đánh giá o Ưu điểm của hình thức bố trí này là:  Có tính linh hoạt cao về thiết bị và con người.  Đầu tư thiết bị ban đầu nhỏ.  Nâng cao trình độ chuyên môn.  Công việc đa dạng khiến công nhân không bị nhàm chán. o Hạn chế của hình thức bố trí này là:  Chi phí sản xuất đơn vị cao.  Vận chuyển kém hiệu quả.  Việc lập kế hoạch, lập lịch trình sản xuất không ổn định.  Khó kiểm tra, kiểm soát các công việc.  Năng suất thấp vì các công việc không giống nhau, mỗi lần thay đổi công nhân lại phải mất công tìm hiểu công việc mới.  Mức độ sử dụng thiết bị không cao. 5.2.3. Bố trí theo vị trí cố định  Khái niệm Bố trí cố định vị trí là kiểu bố trí mang tính đặc thù của dự án sản xuất, sản phẩm được đặt cố định tại một địa điểm và người ta sẽ mang máy móc thiết bị, công nhân và nguyên vật liệu đến để thực hiện các công việc tại chỗ. Hình thức này phù hợp với các sản phẩm dễ vỡ, cồng kềnh hoặc rất nặng không thể chuyển được. Ví dụ như khi sản xuất máy bay, chế tạo tàu thủy, các những công trình xây dựng, xây lắp...  Đánh giá o Ưu điểm của hình thức bố trí này là:  Giảm sự vận chuyển để hạn chế những hư hỏng đối với sản phẩm và chi phí dịch chuyển.  Công việc đa dạng. 79
  8. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất Hạn chế của hình thức bố trí này là: o  Đòi hỏi phải sử dụng thợ có kỹ năng cao và đa năng để có thể thực hiện các công việc có trình độ chuyên môn hóa cao.  Chí phí vận chuyển thiết bị, con người và nguyên vật liệu cao.  Khó kiểm soát con người.  Hiệu quả sử dụng thiết bị thấp, vì thiết bị có thể được chuyển đến mà chưa dùng ngay. 5.2.4. Hình thức bố trí hỗn hợp Ba loại bố trí trên là những kiểu tổ chức kinh điển thuần túy về mặt lý luận. Trong thực tế, người ta thường sử dụng kết hợp các hình thức đó dưới các dạng khác nhau. Các kiểu bố trí hỗn hợp này phát huy những ưu điểm, đồng thời hạn chế những nhược điểm của từng loại hình bố trí trên. Bố trí theo quá trình và bố trí theo sản phẩm là hai cực của quá trình sản xuất theo loạt nhỏ và sản xuất liên tục khối lượng lớn. Bố trí theo quá trình thích hợp và có hiệu quả đối với những loại sản xuất có nhiều loại sản phẩm. Đứng trên giác độ của khách hàng đó là những sản phẩm hướng theo khách hàng. Tuy nhiên, bố trí theo quá trình kém hiệu quả hơn do chi phí cao hơn. Có thể có những dạng bố trí hỗn hợp như sau:  Tế bào sản xuất o Khái niệm: Đây là một kiểu bố trí trong đó máy móc thiết bị được nhóm vào một tế bào để có thể sản xuất hoặc chế biến các chi tiết giống nhau hoặc các bộ phận cùng họ có đòi hỏi chế biến tương tự như nhau. Các tế bào là một mô hình thu nhỏ của bố trí theo sản phẩm. Trong tế bào có thể không có sự chuyển động của các chi tiết giữa các máy hoặc luồng vận chuyển được nối liền bởi các băng chuyền. Để tế bào sản xuất có hiệu quả, máy móc thiết bị phải được bố trí gần nhau và tế bào phải linh hoạt trong việc sử dụng năng lực sản xuất tổng hợp. Trong bố trí theo tế bào, máy móc, thiết bị được sắp xếp để thực hiện tất cả các thao tác cần thiết cho một nhóm các chi tiết bộ phận giống nhau. Tất cả các bộ phận tuân theo cùng một con đường mặc dù có thể có những sự khác nhau nhỏ. Ngược lại, đối với bố trí theo quá trình lại có rất nhiều các con đường khác nhau cho các chi tiết, bộ phận. Hơn nữa không cần thiết phải tìm những chi tiết cùng họ. o Đánh giá: Bố trí theo tế bào có ưu điểm là nguyên liệu, bán thành phẩm vận động nhanh trong quá trình sản xuất, giảm thời gian chuẩn bị sản xuất, chi phí bán thành phẩm thấp, đơn giản hóa trong hoạch định, tăng cường trách nhiệm của công nhân và nâng cao chất lượng thực hiện. Nhược điểm của bố trí theo tế bào là mức độ sử dụng năng lực sản xuất không cao, chi phí đầu tư cho việc chuyển đổi từ các hình thức khác sang bố trí theo tế bào khá lớn. Ví dụ: Cách bố trí mặt bằng theo tế bào sản xuất. 80
  9. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất  Bố trí theo nhóm o Khái niệm: Bố trí theo nhóm là phân tích và so sánh các sản phẩm, chi tiết để gộp nhóm thành các nhóm sản phẩm có đặc tính tương tự nhau, theo hình thức này con người và máy móc được sắp xếp thành một nhóm để có thể sản xuất các sản phẩm có cùng những yêu cầu về mặt chế biến, xử lý công việc. Bố trí theo nhóm là sự kết hợp của bố trí theo sản phẩm và bố trí theo quá trình. Bố trí sản xuất theo nhóm cho phép sản xuất nhiều chi tiết khác nhau có khối lượng nhỏ vẫn đạt được hiệu quả của dây chuyền không cần tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Nhóm công việc có thể được định hình lại khi thiết kế hoặc khối lượng sản phẩm thay đổi. o Đánh giá: Ưu điểm của bố trí theo nhóm là:  Giảm dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm;  Tiết kiệm được không gian sản xuất;  Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất;  Giảm lao động trực tiếp;  Tăng mức độ sử dụng máy móc, thiết bị;  Giảm đầu tư máy móc thiết bị;  Nâng cao trách nhiệm của công nhân và nâng cao chất lượng thực hiện;  Đơn giản hóa trong hoạch định, giảm thời gian hoạch định công việc;  Giảm khối lượng vận chuyển và tồn kho;  Phối hợp các công việc dễ dàng. Ví dụ: Cách bố trí mặt bằng theo nhóm  Hệ thống sản xuất linh hoạt o Khái niệm: Hệ thống sản xuất linh hoạt là hệ thống sản xuất khối lượng vừa và nhỏ có thể điều chỉnh nhanh để thay đổi mặt hàng dựa trên cơ sở tự động hóa 81
  10. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất với sự điều khiển bằng chương trình máy tính. Nhờ vào chương trình máy tính có thể chế tạo nhiều loại chi tiết khác nhau giống nhau về yêu cầu công nghệ. Máy tính cũng sẽ kiểm tra tốt hơn quá trình chuyển động của các bộ phận từ máy này sang máy kia khi bắt đầu mỗi công việc. Đánh giá: Hệ thống này rất có lợi là giảm lao động trực tiếp; giảm vốn đầu tư; o rút ngắn thời gian sản xuất và kiểm soát công việc tốt hơn. 5.3. Các phương pháp bố trí sản xuất trong doanh nghiệp 5.3.1. Thiết kế bố trí theo sản phẩm  Khái niệm: Trong bố trí sản xuất theo sản phẩm là quá trình sản xuất được thiết kế theo mô hình dòng chảy, chia thành rất nhiều các bước công việc nhỏ khác nhau. Lợi ích thu được từ việc phân chia các bước công việc này rất lớn. Mỗi bước công việc thực hiện được nhanh chóng nhờ công nhân và máy móc thiết bị chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên, độ dài của bước công việc cơ sở thường tính bằng giây và phần lớn các yêu cầu về thời gian rất ngắn gọn không thể để một công nhân thực hiện một bước công việc. Nguyên nhân cơ bản là số bước công việc quá nhiều và người công nhân sẽ trở nên nhàm chán khi thực hiện những công việc quá hẹp đó. Do đó, các bước công việc thường được nhóm thành từng nhóm có thể quản lý được và phân giao cho một người hoặc vài thực hiện tại một nơi làm việc. Quá trình quyết định phân giao nhiệm vụ cho nơi làm việc gọi là quá trình cân đối dây chuyền. Nhiệm vụ cơ bản của thiết kế bố trí sản xuất theo sản phẩm chính là cân đối dây chuyền sản xuất. Mục tiêu của cân đối dây chuyền là tạo ra những nhóm bước công việc có những yêu cầu về thời gian gần bằng nhau. Dây chuyền được cân đối tốt sẽ làm giảm tối đa thời gian ngừng máy, luồng công việc nhịp nhàng, đồng bộ và đạt mức độ sử dụng năng lực sản xuất và lao động tốt hơn.  Phương pháp: Người ta đã đề xuất những phương pháp cân đối khác nhau như phương pháp mô hình mẫu, phương pháp trực quan kinh nghiệm, thử đúng sai, phương pháp toán học... Trong thực tế cân đối dây chuyền là vấn đề phức tạp và khó khăn. Có rất nhiều phương án bố trí khác nhau và rất hiếm khi có phương án tốt hơn tất cả các phương án khác. Mặt khác, khi bố trí phải đảm bảo các yêu cầu về trình tự các bước công việc và yêu cầu công nghệ. Trở ngại lớn nhất đối với cân đối dây chuyền sản xuất là sự khó khăn trong lựa chọn nhóm các bước công việc có cùng khoảng thời gian thực hiện. Một trong những nguyên nhân là việc nhóm các bước công việc không khả thi vào cùng một nhóm hoặc có đòi hỏi khác nhau về thiết bị hoặc các công việc không phù hợp với nhau. Một nguyên nhân khác là sự khác nhau giữa độ dài thời gian thực hiện các công việc cơ sở. Cuối cùng là không có khả năng cân đối dây chuyền một cách tốt nhất do thứ tự công nghệ không cho phép tập hợp chúng với nhau. o Người ta có thể dùng máy tính xác định phương án tối ưu về một số chỉ tiêu định lượng nhưng không thể tối ưu khi kết hợp với các yêu cầu định tính khác. Do đó, phương pháp trực quan thử đúng sai được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất vì cách tính đơn giản mặc dù nó không cho giải pháp tối ưu. Mục đích của 82
  11. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất phương pháp này là loại bớt số lượng các phương án cần xem xét, lựa chọn trong số các phương án khả thi một phương án hợp lý thỏa mãn những mục tiêu yêu cầu của doanh nghiệp đặt ra. Phương pháp trực quan thử đúng sai sử dụng trong cân đối dây chuyền sản xuất o bao gồm các bước cụ thể sau:  Bước 1. Xác định tất cả các công việc cần phải thực hiện để sản xuất ra sản phẩm. Cần phải liệt kê đầy đủ tất cả các công việc cần thiết có thể để làm ra sản phẩm.  Bước 2. Xác định thời gian cần thiết để hoàn thành từng công việc.  Bước 3. Xác định trình tự cần thiết thực hiện cho từng công việc. Xác định xem công việc nào cần phải thực hiện trước, công việc nào cần phải thực hiện sau. Cần thể hiện trình tự các bước công việc bằng một sơ đồ logic để có thể dễ dàng nhận biết thứ tự thực hiện các công việc và dễ dàng cân bằng đường dây. Ví dụ: Bảng dưới đây cho biết chi tiết về thời gian, trình tự và các công việc cần thiết để sản xuất một chiếc máy hút bụi công nghiệp của một công ty cơ khí chế tạo máy. Thời gian Công việc thực hiện TT Mô tả các công việc Ký hiệu trước đó [phút] 1 Lắp vòng bi vào trục A - 5 2 Lắp mô tơ B - 1 3 Lắp ắc quy C B 3 4 Lắp thiết bị an toàn D C 4 5 Lắp bộ lọc bụi E B 3 6 Lắp nắp đậy vào trục F A,E 2 7 Gắn kết các nhóm chi tiết khác G - 3 8 Kiểm tra các bộ phận H D,F,G 3 9 Chạy thử I H 2 10 Đóng gói J I 2 Từ bảng thứ tự công việc trên ta có thể lập được sơ đồ như sau: 83
  12. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất  Bước 4. Xác định thời gian chu kỳ Để xác định phương án thiết kế có thể đạt được đầu ra như kế hoạch, cần xác định thời gian chu kỳ. Đó là tổng thời gian tối đa để thực hiện các công việc ở mỗi nơi làm việc để tạo ra được một đơn vị đầu ra. Tổng số thời gian của các công việc được ghép lại tại mỗi nơi làm việc không được vượt quá thời gian chu kỳ. Thời gian chu kỳ được xác định như sau: Thời gian sản xuất trong một ngày [ca] Thời gian chu kỳ [TCK] = Nhu cầu hoặc khả năng sản xuất mỗi ngày [ca] Cũng cần lưu ý một điều rằng, thời gian chu kỳ [TCK] phải lớn hơn hoặc bằng thời gian thực hiện công việc có thời gian dài nhất và thời gian chu kỳ không được lớn hơn thời gian làm việc trong ngày [ca].  Bước 5. Xác định số nơi làm việc tối thiểu để thực hiện các công việc Về mặt lý thuyết, số nơi làm việc dự kiến cần thiết tối thiểu được xác định theo công thức sau: n t i i 1 N min  Tck Trong đó: Nmin: Số nơi làm việc tối thiểu n t : Tổng thời gian thực hiện các công việc i i i 1 Tck: Thời gian chu kỳ Lưu ý: Kết quả của số nơi làm việc phải làm tròn thành số nguyên lớn hơn Số nơi làm việc thực tế phải lớn hơn hoặc bằng với số nơi làm việc tối thiểu dự kiến  Bước 6. Thực hiện cân bằng đường dây và phân công các công việc cho từng nơi làm việc Muốn cân bằng đường dây ta phải lựa chọn cách phối hợp các công việc được thực hiện trên từng khu vực làm việc theo một thứ tự khả thi và có tổng số thời gian thực hiện các công viêc trên cùng một khu vực gần bằng nhau. Có thể lựa chọn một trong số các nguyên tắc dưới đây để cân bằng dây chuyền: Ưu tiên công việc có thời gian thực hiện dài nhất trước; Ưu tiên công việc có nhiều công việc khác tiếp theo sau nhất trước; Ưu tiên công việc có thời gian ngắn nhất trước; Ưu tiên công việc có ít công việc khác tiếp theo sau nhất trước.  Bước 7. Tính hiệu năng của dây chuyền Để đánh giá hiệu quả của dây chuyền người ta có thể xác định bằng chỉ tiêu dưới đây: Tổng thời gian ngừng máy Hiệu quả  100 % = dây chuyền [N thực tế ]  TCK 84
  13. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất Ngoài chỉ tiêu trên, ta cũng có thể xác định tỷ lệ thời gian ngừng máy của cả dây chuyền: Tổng thời gian ngừng máy Tỷ lệ thời gian  100% = ngừng máy Nmin  TCK Hiệu quả dây chuyền được xác định bằng 100% – tỷ lệ thời gian ngừng máy. Khi tỷ lệ thời gian ngừng máy bằng 0 thì dây chuyền cân đối hoàn toàn. Trong thực tế điều này hoàn toàn không xảy ra. Ví dụ 1: Công ty Fruit Snack đã chế biến món ăn hỗn hợp gồm nước, phẩm mầu thực vật, thuốc bảo quản và đường glucose. Trình tự và thời gian thực hiện các công việc được cho trong bảng dưới đây: Công việc Công việc trước đó Thời gian [phút] A Ép nước hoa quả - 0.1 B Thái thành từng mảnh A 0.2 C Tạo dáng A 0.4 D Đóng hộp B, C 0.3 Nhu cầu sản xuất là sản xuất 6000 sản phẩm/ngày, thời gian làm việc theo chế độ hiện hành là 40 giờ/tuần. Hãy thiết kế và cân bằng dây chuyền sao để thực sự có hiệu quả? Hướng dẫn: Đầu tiên, chúng ta vẽ sơ đồ thứ tự công việc. Công việc A không có công việc nào trước nó, vậy nút A có thể đặt bất kì. Công việc A thực hiện trước công việc B, vì vậy dây chuyền bắt đầu tại nút A phải kết thúc tại nút B B A Công việc A ngay trước công việc C, vậy đoạn dây chuyền từ nút A phải kết thúc tại nút C B A C Công việc B và C làm trước công việc D, vậy đoạn dây chuyền bắt đầu từ nút B và C phải kết thúc tại nút D. Thời gian thực hiện của từng công việc sẽ được ghi bên cạnh nút công việc đó Bước tiếp theo, chúng ta tính toán thời gian chu kỳ thiết kế và số nơi làm việc tối thiểu 85
  14. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất 10 giờ x 60 phút/ giờ Tck = = 0,4 phút 6.000 sản phẩm 0,1 + 0,2 + 0,3 + 0,4 Nmin = = 2,5 nơi làm việc 0,4 Chúng ta không thể có nửa nơi làm việc nên phải làm tròn thành 3 nơi làm việc Chúng ta phải nhóm những công việc vào những nơi làm việc sao cho tổng thời gian thực hiện của mỗi nơi làm việc không vượt quá thời gian chu kỳ là 0,4 phút Nghiên cứu sơ đồ thứ tự thực hiện các công việc, cho thấy rằng bắt đầu với công việc A bởi vì không có công việc nào trước đó. Bố trí A cho nơi làm việc thứ nhất, B và C sẽ sẵn sàng cho bố trí tiếp theo sau. Nếu ta ghép A và C vào một nơi làm việc thì sẽ vượt quá thời gian chu kỳ, vì vậy có thể bố trí B và A vào cùng một nơi làm việc và bố trí C vào nơi làm việc thứ 2. Không có công việc nào có thể được bố trí cùng nơi làm việc thứ 2 với C vì giới hạn bởi thời gian chu kỳ. Công việc D sẽ tiếp tục bố trí ở nơi làm việc thứ 3. Nơi làm việc Công việc Thời gian còn lại Công việc còn lại 1 A 0,3 B, C B 0,1 C, D 2 C 0,0 D 3 D 0,1 Hết Dây chuyền lắp ráp của chúng ta bao gồm 3 nơi làm việc, được sắp xếp như sau: Bởi vậy số nơi làm việc tối thiểu theo lý thuyết là ba, chúng ta đã cân bằng dây chuyền hiệu quả đến mức có thể. Dây chuyền cân bằng có mức độ hiệu quả là: 0,1 + 0,2 +0,3 + 0,4 E = = 83,3 % 3 x [0,4] 86
  15. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất 5.3.2. Phương pháp bố trí theo quá trình Cũng giống như bố trí theo sản phẩm, bố trí theo quá trình có rất nhiều phương án khác nhau trong đó nhiều chỉ tiêu không thể lượng hóa được. Ví dụ trong trường hợp có 6 bộ phận thì số phương án sẽ là 6! tức là 720 phương án. Khi thiết kế bố trí theo quá trình cũng không có thuật toán, quy trình để tìm ra giải pháp tối ưu do tính chất riêng biệt của các bộ phận cần bố trí và chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Người ta cũng phải dựa chủ yếu vào phương pháp kinh nghiệm trực quan, thử đúng sai để xác định lựa chọn phương án hợp lý. Mục tiêu của bố trí theo quá trình là tối thiểu hóa khoảng cách, thời gian hoặc chi phí di chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, con người trong doanh nghiệp. Điều này thường được thực hiện bằng việc sắp xếp các bộ phận có những công việc liên quan với nhau ở càng gần nhau càng tốt. Để tiến hành thiết kế theo quá trình, cần phải thu nhập phân tích những thông tin chủ yếu sau:  Mục đích của bố trí sản xuất mà doanh nghiệp đặt ra.  Vị trí, diện tích của các bộ phận, các nơi làm việc và nhà xưởng cần được bố trí.  Xác định mối quan hệ giữa các bộ phận, các nơi làm việc.  Khoảng cách giữa các bộ phận.  Thời gian hoặc chi phí di chuyển giữa các bộ phận.  Giới hạn khả năng chịu tải của nền móng, quy chế về an toàn, về phòng cháy nổ… Từ các thông tin trên tiến hành phân tích, dự kiến các phương án bố trí khác nhau hợp lý giữa các bước công việc, các bộ phận trong dây chuyền sản xuất. Trong các phương án đó sẽ lựa chọn được cách kết hợp hợp lý nhất, mang lại lợi ích cao hơn các phương án còn lại. Trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng hai phương pháp phổ biến là: Tối thiểu hóa chi phí hoặc khoảng cách vận chuyển và phương pháp mục đích. 5.3.2.1. Phương pháp tối thiểu hóa chi phí hoặc khoảng cách vận chuyển. Phương pháp này coi chi phí vận chuyển hoặc khoảng cách giữa các bộ phận là tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn phương án thiết kế bố trí sản xuất. Quy trình bố trì mặt bằng sẽ trải qua 6 bước như sau:  Bước1. Xây dựng ma trận thể hiện dòng di chuyển của các chi tiết từ bộ phận này sang bộ phận khác.  Bước 2. Xác định diện tích cần thiết cho mỗi bộ phận sản xuất và khoảng cách giữa từng bộ phận.  Bước 3. Xác định phương án bố trí mặt bằng ban đầu. 87
  16. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất  Bước 4. Xác định chi phí của phương án ban đầu. Sử dụng phương trình chi phí vận chuyển vật liệu đã nêu ở trên: n n C  [ Lij  Qij ]  K i 1 j 1 Trong đó: n: là số nơi làm việc hay số nơi sản xuất Qij: là số lượng đơn vị phải di chuyển giữa các nơi làm việc i và j Lij: là khoảng cách giữa các nơi làm việc K: là chi phí vận chuyển của mỗi đơn vị khoảng cách  Bước 5. Bằng phép thử đúng sai tìm cách bố trí mặt bằng có khả năng cho tổng chi phí vận chuyển nhỏ nhất. Ví dụ 2: Hãy sắp xếp 6 bộ phận trong một phân xưởng sao cho tổng chi phí di chuyển nguyên liệu là nhỏ nhất. Mỗi bộ phận có kích thước là 20 x 20m, chiều dài của phân xưởng là 60m và chiều rộng là 40m. Giả sử trường hợp này không tính đến chi phí vận chuyển mỗi đơn vị khoảng cách Hiện tại phân xưởng đang có cách bố trí các bộ phận như sau: Bộ phận 1 Bộ phận 2 Bộ phận 3 Hoàn thiện In ấn Đóng gói 40 m Nhận hàn Vận chuyển Kiểm tra Bộ phận 4 Bộ phận 5 Bộ phận 6 60 m Qua số liệu thống kê thấy rằng phân xưởng có khối lượng vận chuyển giữa các khu vực trong một tuần như sau: [1] [2] [3] [4] [5] [6] Đóng gói Nhận Hoàn In ấn V ận Kiểm tra hàng thiện chuyển [1] Hoàn thiện 50 100 0 0 20 [2] In ấn 30 50 10 0 [3] Đóng gói 20 0 100 [4] Nhận hàng 50 0 [5] Vận chuyển 0 [6]Kiểm tra Hãy đánh giá phương án bố trí mặt bằng hiện tại? Bạn có thể đưa ra một phương án bố trí khác hợp lý hơn không? Hướng dẫn: Phương án hiện tại có sơ đồ bố trí như sau: 88
  17. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất n  n Tổng chi phí của phương án hiện tại là: TC =    Lij  Qij   i 1  j1 TC = 50  1 + 100  2 + 20  2 + 30  1 + 50  1 + 10  1 + 20  2 + 100  1 + 50  1 = 570 Trường hợp nếu thay đổi lại cách sắp xếp khác khi khối lượng vận chuyển giữa các bộ phận lớn sẽ có thể làm giảm được tổng chi phí, dưới đây là 1 trong số các phương án cải tiến để có tổng chi phí nhỏ hơn. Bộ phận 1 Bộ phận 2 Bộ phận 3 In ấn [2] Hoàn thiện [1] Đóng gói [3] Nhận hàng [4] Vận chuyển [5] Kiểm tra [6] Bộ phận 4 Bộ phận 5 Bộ phận 6 Phương án hiện tại có sơ đồ bố trí như sau: TC = 50  1 + 100  2 + 100  1 + 30  2 + 50  1 + 10  1 + 20  2 + 100  1 + 50  1 = 480 Như vậy, phương án này tốt hơn phương án trước vì có tổng chi phí nhỏ hơn. Với cách thử đúng sai này, khối lượng công việc nếu tính toán bằng tay sẽ rất lớn vì ta có nhiều phương án khác nhau đều có thể đưa ra. Do đó để giải quyết tốt cách lựa chọn phương án, người ta phải sử dụng những phần mềm máy tính đã viết sẵn cho việc lựa chọn ph- ương án bố trí mặt bằng, ví dụ như phần mềm là CRAFT [Computerized Relative Allocation of Facilities Technique], hiện nay còn có phần mềm SPACECRAFT. 5.3.2.2. Phương pháp định tính Mặc dù cách tiếp cận trên được sử dụng khá nhiều, nhưng nó có hạn chế là chỉ thực hiện một mục tiêu, trong khi đó, trong nhiều trường hợp có nhiều mục tiêu đặt ra và do đó không có một chỉ tiêu lượng hóa cụ thể phản ánh được đầy đủ các mục tiêu đó. 89
  18. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất Tác giả Richard Muther phát triển cách tiếp cận tổng quát hơn bằng cách sử dụng sơ đồ ma trận trong hình sau: Mức độ quan trọng A: Tuyệt đối cần thiết E: Rất quan trọng I: Quan trọng O: Bình thường U: Không quan trọng X: Không mong muốn Các thông tin được khái quát hóa trong các đường kẻ ô như ở hình vẽ. Những chữ cái xuất hiện tại các điểm cắt thay cho sự biểu diễn bằng khoảng cách. Chúng biểu hiện tầm quan trọng của sự gần nhau giữa từng đôi bộ phận. Với ký hiệu A là quan trọng nhất và X là không mong muốn gần nhau. 90
  19. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức sắp xếp, định dạng về mặt không gian và phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặt khác, nó là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình thiết kế hệ thống sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp. Bố trí sản xuất vừa ảnh hưởng đến trực tiếp đến hiệu quả hoạt động hàng ngày, lại vừa có tác động lâu dài trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài học này cho thấy khi bố trí sản xuất, doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu và mục tiêu của việc bố trí sản xuất là gì. Để bố trí sản xuất, doanh nghiệp thực hiện phương pháp đính tính và định lượng. Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy khi quyết định sử dụng phương pháp nào doanh nghiệp nên cân nhắc phù hợp với doanh nghiệp và tổ chức của mình. 91
  20. Bài 5: Bố trí mặt bằng sản xuất CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy nêu những loại bố trí sản xuất cơ bản? Hãy nêu các đặc điềm chủ yếu của một loại hình bố trí sản xuất trong số đó theo quá trình, cho ví dụ? 2. Hãy nêu các nguyên tắc ưu tiên trong bố trí sản xuất? 3. Phân biệt những khác biệt cơ bản giữa bố trí theo quá trình và bố trí theo sản phẩm? 4. Hãy nêu quy trình của cân bằng dây chuyền sản xuất sản phẩm? 5. Tại sao không thể cân đối hoàn toàn trong dây chuyền sản xuất? Cho ví dụ? 6. Các hình thức bố trí hỗn hợp có ưu điểm gì? Cho ví dụ minh họa? BÀI TẬP Bài 1 Một phân xưởng phải sản xuất 40 sản phẩm/ca với thời gian làm việc 8 tiếng/ca. Các công việc, thời gian và trình tự thực hiện các công việc được cho trong bảng dưới đây: Công việc Thời gian thực hiện [phút] Công việc trước đó A 2 - B 2 A C 8 - D 6 C E 3 B F 10 D, E G 4 F H 3 G Tổng thời gian 38 phút Hãy xác định thời gian chu kỳ, Số nơi làm việc tối thiểu và bố trí các khu vực làm việc một cách hợp lý? Bài 2 Một sản phẩm phải qua 9 bước công việc trên dây chuyền sản xuất với theo trình tự và thời gian thực hiện được cho trong bảng dưới đây. Biết rằng số sản phẩm trong một ca sản xuất theo chế độ làm việc 8 tiếng là 40 sản phẩm. a. Hãy vẽ sơ đồ trình tự thực hiện các công việc? b. Xác định thời gian chu kỳ? c. Xác định số nơi làm việc tối thiểu? d. Thiết kế bố trí dây chuyền theo nguyên tắc: - ưu tiên công việc dài nhất. - ưu tiên số nơi làm việc tiếp sau nhiều nhất. e. Đánh giá hiệu quả dây chuyền của 2 phương án trên: 92

Page 2

YOMEDIA

Hiểu được thực chất và vai trò của nắm được những vấn đề cơ bản về về bố trí mặt bằng sản xuất. Làm các bài tập và trả lời các câu hỏi ôn tập cuối bài. Tìm đọc các tình huống thực tế về bố trí mặt bằng sản xuất.

20-08-2011 1054 153

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề