Treo đầu dê bán thịt cho là phương châm hội thoại nào

Ngoài phương châm về lượng và phương châm về chất, còn có phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.

- Phương châm quan hệ là nói đúng vào đề tài giao tiếp.

- Phương châm cách thức là diễn đạt sao cho mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.

- Phương châm lịch sự là biết tôn trọng người đối thoại và tế nhị trong giao tiếp.

II - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Phương châm quan hệ

- Thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt để chỉ tình huống hội thoại mà mỗi người nói một đề tài khác nhau. Hậu quả là không hiểu nhau hoặc hiểu sai nội dung nói. Tìm một dẫn chứng trong đời sống hoặc trong văn học. Ví dụ :

CHÁY

Một người sắp đi chơi xa, dặn con rằng :

- Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố đi chơi vắng.

Nhưng sợ con mải chơi quên mất, ông cẩn thận viết cho nó một cái giấy rồi bảo rằng :

- Có ai hỏi thì cứ đưa cái giấy này ra.

Con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi, tối đến sẵn có ngọn đèn, nó giở giấy ra xem, chẳng may cháy mất.

Hôm sau có người đến hỏi bố nó đi đâu. Sực nhớ ra tờ giấy hôm qua, nó bảo :

- Mất rồi.

Khách giật mình :

- Mất bao giờ ?

Nó đáp :

- Tối hôm qua.

- Sao mà mất ?

- Cháy.

Kết luận : Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.

2. Phương châm cách thức

Câu hỏi 1

- Thành ngữ dây cà ra dây muống chỉ cách nói dài dòng, chuyện nọ xọ chuyện kia, không đúng đề tài giao tiếp. Thành ngữ lúng búng như ngậm hột thị chỉ cách nói không mạch lạc, khiến người nghe không hiểu hoặc hiểu sai ý.

- Cả hai cách nói trên đều khiến cho việc giao tiếp ít hiệu quả hoặc không có hiệu quả.

- Bài học : Khi giao tiếp phải nói ngắn gọn, mạch lạc.

Câu hỏi 2

Câu Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy có thể hiểu theo 2 cách :

- Động từ “nhận định” có hai bổ ngữ - “về truyện ngắn” và "của ông ấy” - do đó có thể đảo bổ ngữ “của ông ấy” lên trước thì câu trên nghĩa là : Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về (thể loại) truyện ngắn.

- Cụm từ “của ông ấy” là định ngữ bổ nghĩa cho “truyện ngắn” - tức là truyện ngắn do ông sáng tác - thì câu trên hiểu là : Tôi đồng ý với những nhận định (của ai đó) về truyện ngắn của ông ấy (sáng tác).

Để người nghe hiểu đúng điều muốn nói :

- Theo nghĩa thứ nhất : Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

- Theo nghĩa thứ hai : Tôi đồng ý với những nhận định của họ về truyện ngắn của ông ấy.

Kết luận : Khi giao tiếp phải nói rành mạch, tránh mơ hồ (tránh hiểu theo nhiều nghĩa).

3. Phương châm lịch sự

Người ăn xin và cậu bé đều cảm nhận được cái gì đó tốt đẹp từ người kia bởi vì cả hai đều có một tấm lòng nhân ái, cảm thông với nỗi khổ đau của người khác. Cậu bé không còn gì để cho ông lão ăn xin nhưng thái độ hết sức chân thành. Ông lão đọc được điều đó nên cũng thấy ấm lòng, cho nên từ dáng vẻ đau khổ - “đôi mắt đỏổ hoe, nước mắt giàn giụa” - ông lão đã nở nụ cười hạnh phúc, đúng như câu tục ngữ : Chẳng được miếng thịt miếng xôi - Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.

Kết luận : Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

4. Luyện tập

Bài tập 1

a) Lời chào cao hơn mâm cỗ : thái độ quý mến, lịch sự quan trọng hơn giá trị vật chất của mâm cỗ.

b) Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau : lời nói nhã nhặn lịch sự không tốn kém gì mà hiệu quả lại lớn.

c) Kim vàng ai nỡ uốn câu - Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời : chiếc kim bằng vàng (vật quý) không ai nỡ uốn làm lưỡi câu (vật tầm thường), vậy người khôn (khôn ngoan, hiểu biết) không nên nói nặng lời với nhau (không tương xứng với giá trị của mình).

Tất cả các câu tục ngữ trên đều khuyên mọi người khi giao tiếp cần lịch sự, nhã nhặn.

Một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự :

- Một câu nhịn là chín câu lành.

- Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

- Đất tốt trồng cây rườm rà

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.

- Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời.

- Chẳng được miếng thịt miếng xôi

Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.

Bài tập 2

Phép nói giảm nói tránh có liên quan nhiều nhất đến phương châm lịch sự.

Ví dụ:

- Nhận định về một người có ngoại hình xấu, ta nói : “Cô ấy không được đẹp lắm".

Để trả lời câu hỏi của phụ huynh học sinh về tình hình học tập của một em học yếu, cô giáo nói : "Cháu học chưa được vững lắm". Dân gian cũng có nhiều câu chuyện vui nói về tình huống sử dụng nói giảm nói tránh để đảm bảo lịch sự khi giao tiếp, Chẳng hạn câu chuyện sau :

Chủ nhà mải nói chuyện về nhà cửa nên cơm trong rá hết mà không biết. Khách bảo :

- Gần nhà tôi cũng có một cái nhà đang rao bán.

Chủ:

- Cái nhà ấy thế nào ?

Khách cầm cái rá không lên, nói :

- Cái nhà ấy to lắm. Cột cỡ như cái rá này.

Chủ nhà biết ý liền gọi người nhà lấy thêm cơm. Rồi ông ta lại thản nhiên nói tiếp câu chuyện :

- Thế họ rao bán bao nhiêu ?

Khách vừa xới cơm vào bát vừa nói :

- Ấy là nói chuyện khi đói, họ định bán, chứ bây giờ no rồi, họ còn bán lám gì nữa !

Bài tập 3

Phần đã cho của câu chính là phần nghĩa của các từ ngữ phải điền. Dựa vào đó ta chọn từ ngữ thích hợp. Lưu ý, ngoài những từ ngữ cho sẵn, có thể tìm thêm được những từ ngữ khác cũng thích hợp.

a) Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát (hoặc nói kháy).

b) Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt (nói cướp lời). (Chú ý : ở một số địa phương, “nói hớt” (hay “hớt lẻo”) có nghĩa khác : mách trước chuyện không hay về một người cho một người khác, vô tình hay cố ý đã làm hại họ và gây chia rẽ hai người. Thành ngữ : banh toe hớt lẻo).

c) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc (nói mỉa).

d) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.

Chú ý : “nói leo” còn có nghĩa là nói dựa theo ý người khác (ăn theo, nói leo).

e) Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.

Các từ ngữ trên đều liên quan đến phương châm lịch sự (a, b, c, d) và phương châm cách thức (e).

Bài tập 4

Các cách diễn đạt này đều liên quan đến các phương châm hội thoại :

a) Nhân tiện đây xin hỏi : Dùng khi người nói hỏi "về một đề tài ngoài đề tài đang trao đổi, để người nghe thấy mình vẫn tuân thủ phương châm quan hệ, đồng thời để người nghe chú ý vào vấn đề mình cần hỏi. Cách diễn đạt này cũng thể hiện phương châm lịch sự.

b) Cực chẳng đã tôi phải nói ; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho ; biết là làm anh không vui, nhưng... ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là... Các cách diễn đạt này dùng khi phải nói điều khó nói, dễ gây mất lòng người nghe. Nó có tác dụng “rào đón” để người nghe có thể chấp nhận, cảm thông, làm giảm nhẹ sự khó chịu (phương châm lịch sự).

c) Đừng nói leo ; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi: là cách cảnh báo cho người đối thoại biết rằng anh ta không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt nếu muốn tiếp tục đối thoại.

Bài tập 5

- Nói băm nói bổ (nói như dao băm, như búa bổ) : nói thô bạo, thiếu nhã nhặn (phương châm lịch sự).

- Nói như đấm vào tai : nói thô lỗ, ngang ngạnh, làm người nghe rất khó chịu (phương châm lịch sự).

- Điều nặng tiếng nhẹ : lời nói nặng về trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự).

- Nửa úp nửa mở : nói mập mờ, không rõ ý, không hết ý nhằm thăm dò hay gây hoang mang cho người nghe (phương châm cách thức).

- Mồm loa mép giải (mồm to như cái bát loa, mép rộng như mép con giải; một loài rùa nước ngọt, trông giống con ba ba nhưng cỡ rất lớn, sốông ở vực sâu) : nói nhiều, nói ngoa ngoắt, cố át người khác, bất chấp lẽ phải (phương châm lịch sự).

- Đánh trống lảng : tìm cách chuyên đề tài đang trao đổi sang đề tài khác để tránh phải trả lời vào vấn đề khó khăn (phương châm quan hệ).

- Nói như dùi đục chấm nước cáy : nói thô kệch, vụng về, gây khó chịu cho người nghe (phương châm lịch sự).

Chúng ta thường dùng câu thành ngữ “Treo đầu dê, bán thịt chó” để chỉ những kẻ làm ăn gian dối, chuyên lừa gạt người khác trong kinh doanh. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau thành ngữ này là câu chuyện cảm động về chú chó vì cứu chủ mà hy sinh thân mình. 

Treo đầu dê bán thịt cho là phương châm hội thoại nào
Thành ngữ “Treo đầu dê bán thịt chó” xuất phát từ một điển tích xưa. (Ảnh minh họa qua Толуна)

Được biết, câu nói trên có nguồn gốc từ một thành ngữ của người Trung Hoa cổ: “Quải dương đầu, mại cẩu nhục”. Sau này ông bà ta chuyển nghĩa từ Hán – Việt sang thuần Việt, gọi là “Treo đầu dê, bán thịt chó”. Thành ngữ này xuất phát từ câu chuyện sau:

Ngày xưa, ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, có một người tên là Trương Thành vốn rất thích ăn thịt chó. Một lần, anh ta đi buôn ngựa ghé ngang qua một thị trấn nhỏ, từ xa nhìn thấy một quán khách ven đường đề biển hiệu: “Chuyên bán thịt chó”. Trước cửa có một con chó lông vàng bị xích trông thật béo tốt, quá thích thú anh ta bước ngay vào bên trong quán. Chú quán thấy anh mang theo một hầu bao rất to, nên đã tiếp đón rất nồng hậu.

Trương Thành gọi liền 5 cân thịt chó và một bình rượu trắng. Chỉ trong chớp mắt, anh ta đã chén sạch hết tất cả. Lúc này, chếnh choáng trong hơi men, anh nghĩ đến con chó lông vàng bày trước cửa hiệu liền hỏi chủ quán: “Ông có bán con chó lông vàng trước cửa không?”. 

Chủ quán nghĩ bụng đã gặp được một món hời lớn, nên liền nói: “Con chó này trông thật béo tốt, bình thường quán chỉ để trưng, nhưng nếu anh trả giá cao, tôi sẽ bán nó.” 

Không do dự, Trương Thành đồng ý ngay, trả con chó với giá 10 lạng bạc để đem nó về chiêu đãi bạn bè. Thấy giá hời, chủ quán không chần chừ vội cầm lấy 10 lạng bạc đồng thời giao ngay con chó cho Trương Thành, thế là Trương Thành ung dung dắt chó đi.

Con chó dường như biết được Trương Thành xem trọng nó nên cứ vây quanh quấn quýt bên anh. Anh đi đâu nó theo đó, không rời nửa bước. Chủ quán nhìn Trương Thành say xỉn, bước chân loạng choạng rời khỏi cửa tiệm, bất chợt ông ta nảy sinh ý xấu, lặng lẽ đi theo Trương Thành. 

Quả nhiên được một quãng đường, Trương Thành choáng váng nằm mê man tại một bãi cỏ. Gã chủ quán từ xa trông thấy, bèn toan tới cướp túi tiền. Nào ngờ con chó lông vàng gầm gừ xông tới, trừng mắt lên sủa không cho lão hành sự. Lão chủ quán thấy vậy sợ quá, bèn lùi ra xa. 

Lúc này, gió bắc thổi càng lúc càng mạnh. Lão chủ quán thấy gió to nổi lên, bèn nghĩ ra một mưu kế ác độc khác. Ông ta chạy ra xa, rồi nhóm mồi lửa vào bãi cỏ nhằm thiêu chết Trương Thành hòng lấy cho được túi hầu bao kia. 

Lửa gặp gió lớn cháy lan rất nhanh về phía Trương Thành. Con chó thấy lửa sắp lao về phía chủ mình thì vô cùng lo lắng, nó cắn vào vạt áo của Trương Thành rồi cuống quýt sủa to, nhưng anh ta vẫn nằm đó bất động. Thấy nguy hiểm gần kề với chủ, con chó bất chấp tính mạng, lao ùm xuống khúc sông gần đó cho ướt sũng người. Sau đó, nó nhanh chóng quay trở lại nằm lăn lộn trên đám cỏ khô xung quanh chỗ Trương Thành đang nằm mê mệt. Nó cứ làm như vậy hết lần này đến lần khác cho tới khi lửa tắt hẳn. Lúc này, con chó gần như đã kiệt sức, nó vừa lạnh vừa mệt nhưng vẫn chú ý cảnh giác nằm canh chừng cho người chủ mới của mình. 

Treo đầu dê bán thịt cho là phương châm hội thoại nào
Chú chó vì để cứu người chủ đã lao mình xuống sông rồi làm ướt đám cỏ quanh chỗ chủ nhân nằm. (Ảnh minh họa qua 2pos.ch)

Lão chủ tiệm thấy con chó thật lợi hại, lại quá trung thành không chịu rời xa chủ nó nửa bước. Ông ta bực tức không làm gì được, mắng chửi con chó, rồi cuối cùng cũng chán nản bỏ đi. Con chó canh chừng đến lúc thấy lão chủ tiệm đã rời đi thật xa, bấy giờ nó mới an tâm nằm sụp xuống bên cạnh chủ của mình. Vì đã quá kiệt sức, nó nhắm mắt lại rồi dần dần trút hơi thở cuối cùng. 

Một lúc sau, Trương Thành tỉnh dậy, nhìn tàn tro xung quanh, chợt thấy con chó thân mình ướt sũng, bất giác anh ta hiểu ra mọi chuyện. 

Vốn dĩ anh mua con chó không có ý tốt gì, chỉ để chén thịt nhậu với bạn bè một bữa no say, thế mà nay nó lại liều mình cứu anh thoát khỏi nguy hiểm. Quả là một chú chó trung thành, có tình có nghĩa. 

Anh cảm động không kiềm được nước mắt, trong lòng vô cùng thương tiếc xót xa. Sau khi đào hố chôn con chó xong, anh nghĩ tới quán hàng thịt chó kia, mỗi ngày đã tàn sát biết bao nhiêu con chó trung thành và tình nghĩa như vậy. Nghĩ tới đó, anh  liền vội vàng quay trở lại quán rượu.

Tên chủ quán thấy anh quay lại, tưởng rằng sẽ tìm cách hỏi tội nên hết sức kinh sợ. Nhưng khi ấy Trương Thành chỉ tiến đến gần chủ quán, móc tất cả số bạc còn lại trong túi định dùng để mua ngựa đưa ra trước mặt gã chủ quán, rồi nói:

“Chỗ bạc này tôi sẽ đưa hết cho ông với một điều kiện, chỉ cần ông chịu thả hết tất cả nhưng con chó bị nhốt trong lồng kia ra, và phải hứa rằng từ nay trở đi sẽ không hành nghề bán thịt chó nữa.” 

Tên chủ quán nghe xong, có vẻ ngần ngại, thấy vậy Trương Thành nói tiếp: “Không bán thịt chó nữa, ông có thể kinh doanh mặt hàng khác mà. Tôi sẽ mua cho ông trước mấy con dê, ông hãy chặt lấy một cái đầu dê treo trước cửa tiệm kia thay thế cho cái bảng hiệu kia. Như vậy cũng là khả dĩ, ông thấy thế nào?”

Tên chủ quán đưa mắt nhìn số bạc trắng, nghĩ lại cảnh ông ta đã tốn công sức như thế nào bày mưu tính kế chỉ hòng cướp cho được nó, giờ đây chỉ cần đồng ý một câu là đã dễ dàng có được số bạc ấy trong tay. Thế là, ông ta vui vẻ nhận lời đồng ý ngay. 

Sau đó, Trương Thành đã đích thân đi mua cho tên chủ quán mấy con dê về làm thịt bán, đồng thời còn chặt một cái đầu dê cho lão treo trước cửa tiệm. Sau khi hoàn thành xong mọi chuyện, anh còn căn dặn chủ quán nhất định hãy giữ lời hứa của mình. 

Lão chủ quán nhìn trời cao thề rằng: “Tiệm tôi luôn giữ uy tín, sẽ không bao giờ thất hứa.” Nói xong, quả thực ông ta đã bắt tay vào nấu thịt dê ngay. Lúc này, Trương Thành mới yên tâm giao số bạc trắng kia cho ông ta rồi rời đi.

Nào ngờ chẳng được bao lâu, sau khi ông ta bán hết số thịt dê kia thì lại quay về bán thịt chó giống như xưa. Sợ Trương Thành biết chuyện mình gian dối bội tín sẽ đòi lại số bạc kia, nên ông ta vẫn để nguyên cái đầu dê treo trước cửa tiệm.

Xuất phát từ câu chuyện này mà mới có câu thành ngữ: “Treo đầu dê bán thịt chó” để chỉ những người chuyên làm ăn gian dối, bất tín bất nghĩa, vì tiền mà không từ một thủ đoạn lừa lọc nào.

An Nhiên sưu tầm

Có thể bạn quan tâm: