Trên ống kính máy ảnh có ghi thông số 1 35 35 70mm có nghĩa là

Để cho ra một bức ảnh chất lượng, ngoài yếu tố bố cục, ánh sáng, hay trình độ của người chụp thì tiêu cự và ống kính máy cũng là điều đáng lưu tâm. Vậy tiêu cự máy ảnh, ống kính là gì? Cùng Cường Thịnh Camera tìm hiểu ý nghĩa tiêu cự, ống kính đến việc chụp ảnh ngay dưới đây.

Tìm hiểu về tiêu cự

Tiêu cự là gì?

Tiêu cự của một thấu kính là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm thấu kính. 

Mặt của thấu kính có độ cong càng lớn thì tiêu điểm càng gần với thấu kính, tiêu cự càng nhỏ và ngược lại.

 Tiêu cự và góc nhìn

Các loại tiêu cự

Vậy thực chất có bao nhiêu loại tiêu cự? Câu trả lời là tiêu cự được chia ra làm 4 loại chính nếu phân loại theo góc chụp. 

  •  Tiêu cự nằm giữa 8mm và 24mm [ống kính góc cực rộng]

Ảnh được chụp bằng ống kính góc cực rộng

Ống kính với ưu điểm cho phép người dùng chụp được 180 độ với vùng quan sát siêu rộng. Tuy nhiên, ảnh sẽ bị biến dạng nhiều khi chụp bằng loại ống kính này

  • Tiêu cự giữa 24mm đến 35mm [ống kính góc rộng - tiêu chuẩn]

Ống kính góc rộng - tiêu chuẩn

Như đã nói ở trên, độ dài tiêu cự càng nhỏ, góc nhìn càng rộng và hiển thị được càng nhiều cảnh. Chính vì lý do này mà loại ống kính này có khả năng lấy nét ổn và cung cấp một góc nhìn rộng. Độ biến dạng ảnh vẫn còn nhưng ít hơn loại ống kính góc cực rộng đã đề cập ở trên. 

  • Tiêu cự từ 35mm đến 70mm [ống kính tiêu chuẩn]

Nếu bạn đang tìm 1 loại tiêu cự phù hợp cho việc chụp chân dung hay ảnh phong cảnh thì đây chắc chắn là lựa chọn an toàn và rộng rãi nhất bởi khả năng cho ra ảnh tương đồng với mắt người và linh hoạt điều chỉnh trường độ.

  •  Tiêu cự từ 70mm đến 300mm trở lên [ống kính Telephoto]

Ống kính telephoto với khả năng chụp chủ thể ở xa

Loại tiêu cự máy ảnh này được coi là lý tưởng với những bạn yêu thích thiên văn vì khả năng chụp chủ thể ở rất xa.

Nếu bạn không thể biết được những loại tiêu cự này khi quyết định mua ống kính máy ảnh thì sao? Đừng lo lắng nhé vì tất cả thông số đều được nhà sản xuất ghi trên bao bì. 

Tiêu cự có ảnh hưởng như nào đến việc chụp ảnh

Để cho ra được một bức ảnh đẹp, tiêu cự là yếu tố quan trọng bởi tiêu cự máy ảnh quyết định phạm vi cảnh mà bạn có thể chụp được. Nó có những ảnh hưởng trong các khía cạnh sau:

Góc nhìn

Phạm vi cảnh được thể hiện trên một khung ảnh sẽ được xác định bằng độ dài tiêu cự. Đó là lý do vì sao khi chụp ảnh chân dung, người chụp nên chọn ống kính tiêu chuẩn với tiêu cự vào khoảng từ 35mm đến 70mm.

Độ sâu trường ảnh

Một bức ảnh có độ sâu trường ảnh càng lớn đòi hỏi phải dùng ống kính có tiêu cự càng xa vì tiêu cự là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vùng rõ nét của ảnh.

Để hiểu rõ hơn về bố cụ ảnh, bạn hãy tham khảo bào biết: 9 quy tắc về bố cục khi chụp máy ảnh chuyên nghiệp chưa?

Một bức ảnh chụp phong cảnh với độ sâu trường ảnh lớn

Góc nhìn

Thay đổi tiêu cự đồng nghĩa thay đổi góc nhìn và tỷ lệ hình ảnh khi chụp. Hay nói theo một cách khác, độ dài tiêu cự nhỏ tỉ lệ nghịch với góc nhìn và tỷ lệ ảnh và ngược lại

Độ rung

Rung lắc khi chụp ảnh là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh việc sử dụng chân máy thì sử dụng ống kính có tiêu cự lớn và kỹ thuật chụp ảnh tốt sẽ cho ra hình ảnh được cải thiện rất nhiều.

Hướng dẫn cách chọn ống kính có tiêu cự phù hợp

Trên thị trường hiện nay có đá dạng các mẫu ống kính với tiêu cự khác nhau. Tuy nhiên, các bạn nên chọn những loại ống kính có tiêu cự phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Bạn có thể tham khảo các loại ống kính sau: 

Ống kính góc rộng [hoặc góc cực rộng] và ống kính tiêu chuẩn là phù hợp nhất với mục đích chụp này.

Để cho ra đời bức chân dung tuyệt vời, ống kính tiêu chuẩn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Ảnh chân dung sắc nét

Trường phái chụp ảnh macro là chụp những chi tiết rõ nét nhất. Vậy nên, loại ống kính Tele là cực kỳ phù hợp.

Bức ảnh được chụp theo trường phái macro

Qua những thông tin mà mình đã cung cấp bên trên, hy vọng đã giúp ích cho các bạn được phần nào về tiêu cự máy ảnh, ống kính cũng như là ý nghĩa của tiêu cự và ống kính đến việc chụp ảnh.

CƠ BẢN VỀ ỐNG KÍNH

Khẩu độ, chỉ số f và độ sâu trường ảnh

Đua top nhận quà tháng 4/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Đặt câu hỏi

Ý nghĩa các thông số trên ống kính DSLR

Nhiếp ảnh không phải là một môn nghệ thuật đơn giản, và do đó sẽ không có gì khó hiểu nếu sau vài tháng bạn vẫn chưa thực sự hiểu hết các thông số có trên ống kính. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các con số lạ mà quen này.

Tiêu cự

Nếu máy của bạn có ống zoom, trên ống kính sẽ có vòng xoay để phóng to và thu nhỏ [thực ra là thay đổi tiêu cự xa-gần]. Vòng xoay này cũng cho biết bạn đang sử dụng tiêu cự nào. Ví dụ, trên ống kính 70-200mm ở ảnh minh họa dưới đây, bạn có thể thấy tiêu cự đang được chỉnh ở mức 100mm.

Nếu bạn sử dụng ống fix [cố định], ống kính của bạn sẽ không có vòng xoay chọn tiêu cự. Ống kính này sẽ chỉ hiển thị tiêu cự duy nhất, ví dụ như 85mm trong bức ảnh dưới đây.

Khẩu độ tối đa

Khẩu độ tối đa là mức tối đa mà cửa trập trên ống kính có thể mở tới. Khẩu độ được qui định bằng giá số f: giá số f càng nhỏ thì khẩu độ tối đa càng lớn. Các khẩu độ lớn như f2.8 hay thậm chí lớn cỡ f1.8 thường được sử dụng vì chúng cho phép ánh sáng vào nhiều hơn, nhờ đó bạn có thể chụp trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn mà không bị mờ.

Minh họa: Thông số f càng lớn thì khẩu độ càng nhỏ

Khẩu độ tối đa trên các ống kính thường khác nhau. Khẩu độ tối đa có thể được kí hiệu là một số duy nhất [ví dụ như trong ống kính bên trái trong hình dưới, hoặc được kí hiệu khoảng đầy đủ trong hình bên phải]. Bạn có thể tìm thấy khẩu độ ở cuối ống kính, hoặc trên vòng xoay bộ lọc, hoặc ở cả 2 vị trí này.

Trong bức ảnh phía trên, ống fix 85mm ở phía dưới có khẩu độ tối đa được kí hiệu là "1:1.8". Điều này có nghĩa rằng khẩu độ tối đa trên ống kính có tiêu cự không thay đổi này là f1.8.

Trên ống kính Tamron 17-35mm ở bên phải, bạn có thể thấy khẩu độ được kí hiệu là "1:2.8-4". Điều này có nghĩa rằng khi bạn xoay vòng zoom [thay đổi tiêu cự], khẩu độ sẽ thay đổi từ f2.8 đến f4. Ở góc chụp rộng nhất 17mm, khẩu độ tối đa có thể mở đến f2.8, song ở tiêu cự 35mm khẩu độ chỉ có thể đạt tới f4.

Tương tự như vậy, với các mức tiêu cự khác nhau trên các loại ống 28-300mm và 18-200mm, khẩu độ tối đa với từng tiêu cự sẽ khác nhau.

Khoảng lấy nét

Một số ống kính có ghi chú khoảng lấy nét trên ống kính. Thông thường, khoảng này được kí hiệu bởi cả 2 đơn vị foot [ft] và mét [m]. Hãy tìm biểu tượng có ghi số dương ở phía bên trái và biểu tượng vô cực [∞] ở phía bên phải.

Con số này sẽ cho biết khoảng cách tối thiểu mà ống kính có thể lấy nét. Một vài ống kính khác có tùy chọn MACRO cho phép bạn chụp gần hơn nữa, song thực ra đây không phải là chụp macro thực sự, do đó bạn sẽ không thể lấy nét ở khoảng cách quá gần. Dù sao, tùy chọn này cũng là khá tiện dụng nếu bạn không muốn phải mang theo một ống kính macro rời.

Trong hình trên, bạn có thể thấy ống kính Canon ở bên trái có ghi khoảng lấy nét ở phía dưới một lớp kính bọc, trong khi ống kính Tamron ở bên phải ghi khoảng lấy nét tối thiểu ngay trên thân ống. Các con số sẽ được thay đổi khi bạn xoay vòng nét.

Lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp hãy tắt tính năng tự động lấy nét [AF] trước khi quay vòng nét, vì quay vòng lấy nét trong khi bật AF [Auto Focus] sẽ gây hư hại cho các linh kiện bên trong ống kính, trừ một số loại ống kính cho phép bạn vừa xoay vòng vừa lấy nét tự động mà không hư hại tới phần cơ điều khiển lấy nét tự động bên trong lens.

Đường kính ống kính/kích cỡ kính lọc

Trên ống kính, bạn có thể thấy kí hiệu phi [Φ] đứng cạnh một con số. Biểu tượng này cho biết đường kính của mặt trước ống kính và cũng chính là kích cỡ kính lọc phù hợp để kết hợp cùng ống kính. Bạn có thể thấy biểu tượng này ở cả bên dưới nắp đậy ống kính. Khi cần mua kính lọc, bạn sẽ biết được chính xác đường kính cần chọn là bao nhiêu.

Vòng xoay khẩu độ

Đây là một tính năng không có mặt nhiều trên các mẫu ống kính máy ảnh số hiện đại, do hiện nay khẩu độ chủ yếu do thân máy điều chỉnh [người dùng sẽ chọn khẩu độ trên bảng điều khiển của thân máy]. Vòng xoay khẩu độ là một tính năng phổ biến từ thời máy ảnh phim lấy nét bằng tay, do thân máy sẽ lựa chọn tốc độ đóng cửa trập và khẩu độ sẽ được đặt trên ống kính.

Các ống kính có vòng xoay khẩu độ có giá tương đối rẻ so với các loại ống kính số mới sản xuất. Bạn có thể sử dụng chúng vào các mục đích đặc biệt như chụp macro, hoặc lựa chọn ống fix có khẩu độ lớn với giá chỉ bằng một phần nhỏ các loại ống kính hiện tại. Tuy vậy, bạn sẽ phải gắn thêm một vòng adapter đặc biệt để gắn ống kính loại này vào thân máy. Hãy lưu ý rằng chúng đều là các ống lấy nét bằng tay.

Khoảng cách siêu lấy nét [Hyperfocal Distance]

Nếu ống kính của bạn là loại zoom, bạn sẽ không thấy tùy chọn này. Nếu bạn có ống fix, đặc biệt là các thế hệ cũ, bạn sẽ thấy một hàng số giống như hàng số đối xứng, có trung tâm là kí tự | [nằm ngay phía dưới hàng số màu da cam] trong hình dưới:

Thứ tự các dòng số trong hình trên, từ trên xuống:

- Khoảng lấy nét [hàng trên màu trắng: đơn vị foot, hàng dưới màu da cam: đơn vị mét].

- Khoảng siêu lấy nét.

- Vòng xoay khẩu độ.

Thông số khoảng cách siêu lấy nét sẽ cho bạn biết phần nào trong bức ảnh của bạn sẽ nằm trong vùng nét ở các mức khẩu độ khác nhau. Trong bức ảnh trên, khẩu độ được chọn là f16, khoảng lấy nét là 5 m [15 ft].

Khi bạn nhìn vào dòng số cho biết khoảng siêu lấy nét, bạn sẽ thấy số 16 ở bên trái và ở bên phải. Vạch tương ứng với số 16 ở bên trái cho biết khoảng cách từ máy tới điểm gần nhất nằm trong vùng nét khi đặt khoảng lấy nét là 5 mét ở f16. Trong trường hợp này, con số trên là 2,75 m. Vạch tương ứng với số 16 ở bên phải tương ứng với vô cực. Như vậy, ở f16 bạn sẽ lấy được khoảng từ 2,75 m tới vô cực trong vùng nét.

Có thể thấy, từ dòng số khoảng siêu lấy nét, vô cực tương ứng với con số 16 ở bên phải, do đó bạn sẽ có DOF rộng nhất ở f16 nếu lấy nét ở 5 m. Lưu ý rằng bạn không lấy nét trên một vật thể, thay vào đó chỉ chọn vùng nét bằng cách xoay vòng lấy nét. Nếu bạn lấy nét ở vô cực, vùng nét sẽ chỉ nằm từ khoảng cách 5 mét tới vô cực [ước tính], song nếu lấy nét ở 2 m vô cực sẽ không nằm trong vùng nét.

Dấu chấm màu đỏ trên ống kính là điểm lấy nét khi chụp phim hồng ngoại. Khi chụp bằng phim hồng ngoại, bạn sẽ phải chọn điểm lấy nét khác thông thường vì dải sáng hồng ngoại khác với những gì mắt người nhìn thấy.

thanh

Video liên quan

Chủ Đề