Truyền file Zalo có bảo mật không

Zalo hiện là ứng dụng đang được rất nhiều người dùng yêu thích và sử dụng. Tuy vậy, những mẹo ẩn trên Zalo thì không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn biết những tính năng hay ho, giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời trên Zalo nhé.

Một số mẹo ẩn trên Zalo không nên bỏ qua

1. Mẹo ẩn trên Zalo giúp tự động hiển thị lịch âm, ngày lễ tết, lịch bóng đá

Hiện nay, hầu hết các dòng smartphone vẫn chưa hỗ trợ lịch âm trên máy, do đó nếu muốn sử dụng thì bạn phải cài đặt thêm ứng dụng của bên thứ 3 khá bất tiện. Đừng lo lắng, mẹo ẩn trên Zalo dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Trước tiên, bạn mở ứng dụng Zalo, tại giao diện chính bạn nhấn chọn biểu tượng dấu cộng > Chọn Lịch Zalo > Chọn biểu tượng Cài đặt ở góc trên bên phải màn hình.

Chọn biểu tượng Cài đặt

Tiếp đó, tại mục Quản lý sự kiện và nhắc hẹn, bạn gạt nút sang phải để bật chế độ Hiển thị Lịch Zalo ở trang Tin nhắn. Lúc này, khi có nhắc hẹn hoặc một sự kiện nào đó diễn ra như mùng một, ngày rằm thì ứng dụng sẽ xuất hiện thông báo ở đầu danh sách tin nhắn.

Bạn gạt nút sang phải để bật chế độ Hiển thị Lịch Zalo

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm sự kiện muốn nhận thông báo tại mục Sự kiện đang theo dõi, sau đó nhấn chọn mục Thêm sự kiện [ngày lễ, bóng đá,...].

Bạn cũng có thể thêm sự kiện muốn nhận thông báo tại mục Sự kiện đang theo dõi

Sau khi hoàn tất danh sách sự kiện, khi sự kiện bắt đầu thì bạn sẽ nhận được tin nhắn thông báo gồm: Sự kiện từ Zalo, lịch Bóng đá VĐQG Bồ Đào Nha, Lịch Bóng đá Ngoại hạng Anh.

Bạn có thể thêm sự kiện từ Zalo, lịch bóng đá VĐQG Bồ Đào Nha, lịch bóng đá Ngoại hạng Anh

2. Theo dõi thông tin nơi ở hàng ngày

Người dùng có thể sử dụng ứng dụng Zalo để cập nhật thông tin về dịch vụ công tại khu vực nơi sinh sống hàng ngày. Ngoài ra, ứng dụng cũng sẽ hướng dẫn bạn các quy trình giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp thông tin cần thiết về quy định hành chính, thông tin để tuyên truyền thông báo sự kiện tới người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Để thực hiện, ở giao diện chính, bạn chọn Thêm ở góc dưới bên phải màn hình > Nhấn chọn eGovernment > Tìm tỉnh, thành phố nơi bạn sống > Nhấn Quan tâm.

Tìm tỉnh, thành phố nơi bạn sống và chọn Quan tâm

Ở cửa sổ chat, bạn có thể bấm vào và lựa chọn các chức năng xem Thông tin, Dịch vụ công và Hỗ trợ.

Người dùng có thể chọn nhiều chức năng trong cửa sổ chat

Ngoài ra, bạn cũng có thể tra cứu tiến độ hồ sơ bằng cách quét mã QR. Người dùng có thể nộp hồ sơ trực tuyến trên trang Zalo này rất tiện lợi.

Bạn cũng có thể tra cứu tiến độ hồ sơ bằng cách quét mã QR

3. Truyền file và hình ảnh từ điện thoại sang máy tính một cách nhanh chóng

Ứng dụng Zalo còn có khả năng truyền file, hình ảnh, link từ điện thoại sang máy tính một cách nhanh chóng rất thuận tiện, mà người dùng không cần sử dụng usb, ổ cứng di động hoặc ứng dụng lưu trữ đám mây. Tính năng này sẽ giúp người dùng làm việc và tương tác nhóm hiệu quả hơn.

Trước hết, bạn mở ứng dụng Zalo và nhấn vào ô Tìm kiếm > chọn Truyền File.

Nhấn chọn mục Truyền File

Nếu muốn chọn riêng hình ảnh, tài liệu, văn bản bạn hãy nhấn vào biểu tượng tệp. Dung lượng tối đa mà bạn có thể chọn lên tới 1GB. Để thực hiện, bạn truy cập vào mục Tùy chọn > bật Ghim trò chuyện> Chọn mục Truyền File ngay trên đầu cửa sổ tin nhắn.

Bật Ghim trò chuyện để thấy tính năng Truyền File trên đầu cửa sổ tin nhắn

Ngoài ra, người dùng cũng có thể chia sẻ Nhắc hẹn, Danh thiếp, vị trí hiện tại, Tài liệu,... đồng bộ giữa các thiết bị.

Bạn có thể chia sẻ Nhắc hẹn, Danh thiếp, vị trí hiện tại, Tài liệu,... đồng bộ giữa các thiết bị

Trên đây là một số mẹo ẩn trên Zalo khá hay, giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời. Nếu thấy bài viết hữu ích thì đừng quên chia sẻ với người thân, bạn bè để được biết cùng nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Zalo mới cho phép người dùng trao đổi file, ảnh giữa máy tính và điện thoại vô cùng thuận tiện thông qua tài khoản Truyền File. Tính năng này khá hữu ích với những ai thường xuyên phải trao đổi dữ liệu từ điện thoại sang máy tính và ngược lại. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách thực hiện:

Cách gửi file nhanh chóng qua tài khoản Truyền File Zalo

Zalo PCZalo cho Mac

Bước 1: Cập nhật Zalo PC lên phiên bản mới nhất, bạn sẽ thấy cuộc hội thoại Truyền file được ghim lên đầu danh sách, giúp bạn dễ dàng truy cập. Chỉ cần nhấn vào cuộc hội thoại đó, bạn có thể trao đổi file, ảnh giữa máy tính và điện thoại vô cùng nhanh chóng.

Bước 2: Cách gửi file qua đây cũng tương tự như khi gửi thông thường.

Bước 3: Sau khi gửi trên máy tính bạn có thể nhận được những ảnh, file này trên điện thoại. Cũng tại đây, bạn dễ dàng lưu trữ những tin nhắn quan trọng của mình.

Zalo cho Android Zalo cho iOS

Khá tiện lợi phải không các bạn? Vậy là giờ đây, bạn dễ dàng trai đổi ảnh, file giữa Zalo máy tính và điện thoại. Ngoài ra, bản cập nhật Zalo PC mới nhất này còn hỗ trợ phân loại hội thoại theo nhãn và màu sắc. Không chỉ Zalo mà rất nhiều ứng dụng trao đổi thông tin khác như Viber, Skype, Facebook Messenger... hiện nay đều hỗ trợ tính năng gửi file, gửi ảnh hay video cực nhanh. Nếu bạn đang dùng một trong những nền tảng chat miễn phí kể trên thì đều có thể trải nghiệm nó nhé!

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Cập nhật: 01/07/2020

Báo cáo, tài liệu, thậm chí các văn bản có dấu “Mật” thường được chụp và chia sẻ qua các ứng dụng OTT trên điện thoại, máy tính,.... Do vậy, không ít thông tin và bí mật của doanh nghiệp, tổ chức đã bị phát tán do người dùng thiếu thận trọng khi sử dụng OTT.

Các ứng dụng OTT [Over-the-top] đã khá quen thuộc với người dùng Việt Nam do đã được cài sẵn hoặc được tải về từ cửa hàng ứng dụng. Đây là các ứng dụng giúp truyền, chia sẻ dữ liệu [âm thanh, hình ảnh, nội dung video,…] trên Internet bởi một bên thứ 3 không thuộc nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nào.

Người dùng phổ thông tại Việt Nam thường biết đến OTT nhiều nhất qua các ứng dụng cho phép nhắn tin, thực hiện cuộc gọi miễn phí trên Internet như Zalo, Facebook Messenger, Viber, LINE, Skype.… Với quyền truy cập danh bạ, bộ nhớ của thiết bị, các ứng dụng này cho phép người dùng nhận diện được người quen, bạn bè dùng chung ứng dụng để kết nối với nhau, giúp giảm chi phí liên lạc. Bên cạnh đó, các ứng dụng OTT còn cho phép đồng bộ điện thoại, máy tính bảng, PC, laptop, TV,… nên người dùng có thể dễ dàng gửi, nhận tin nhắn mọi lúc mọi nơi một cách rất thuận tiện. Chính vì thế, ứng dụng OTT thu hút số lượng lớn người dùng cá nhân.

Hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp, tổ chức cũng phổ biến hiện tượng thường xuyên gửi tệp tin qua các ứng dụng OTT. Kể cả trong một số đơn vị hành chính cấp phường tại Hà Nội, việc truyền đạt thông tin/mệnh lệnh hành chính, gửi văn bản, hình ảnh hoạt động,… vẫn được thực hiện qua ứng dụng OTT phổ biến là Zalo và Facebook Messenger. Trong khi đó, với giới văn phòng và doanh nghiệp, Skype vẫn là ứng dụng được sử dụng nhiều cho việc gửi file, thực hiện cuộc gọi trên Internet.

Tại Việt Nam, Zalo và Facebook là 2 ứng dụng OTT đang được nhiều người sử dụng nhất. Cụ thể, Zalo hiện có khoảng hơn 60 triệu người dùng, Facebook có hơn 30 triệu người dùng; tiếp đó là Viber với khoảng 23 triệu người dùng. Trong đó, đối tượng chiếm tỉ lệ cao nhất là giới trẻ từ 18 – 25 tuổi. Cũng theo bảng xếp hạng này, Skype đứng thứ tư với khoảng 4 triệu người dùng, nhưng chủ yếu dành cho giới văn phòng và doanh nhân trong độ tuổi từ 30 – 39.

Thực tế cho thấy, các ứng dụng OTT là ứng dụng miễn phí nên vẫn tồn tại một số vấn đề. Cụ thể, theo khảo sát người dùng không hài lòng về các yếu tố như: kết nối không ổn định, độ bảo mật và riêng tư kém, nhiều quảng cáo chưa/không phù hợp với người dùng. Tuy nhiên, để giữ liên lạc với cộng đồng, hoặc cho rằng đây là sự tất yếu của việc miễn phí, nên nhiều người sẵn sàng chấp nhận sử dụng.

Khi được hỏi, đa số người dùng đều cho rằng đây là những ứng dụng “chấp nhận được” hoặc tiện lợi dễ dùng, mà không ý thức được các nguy cơ tiềm ẩn. Cụ thể, đối với cá nhân, đó là vấn đề rò rỉ thông tin cá nhân [tiết lộ vị trí theo thời gian thực, thu thập thông tin hành vi người dùng cùng danh bạ, các liên hệ thường xuyên,…] hoặc bị lợi dụng để phát tán mã độc khi thiết bị bị lây nhiễm.

Nghiêm trọng hơn, đây chính là phương thức có thể rò rỉ thông tin của doanh nghiệp/tổ chức. Theo các chuyên gia bảo mật, từ những thông tin tưởng như vô hại, các tin tặc có thể phân loại, phân tích dữ liệu, mở rộng phạm vi thu thập với các mục đích không tốt. Thực tế cũng cho thấy, tại Việt Nam, hiện chưa có nhà cung cấp trong nước nào có ứng dụng OTT chính thức cho doanh nghiệp. Nếu muốn sử dụng các ứng dụng OTT, nhóm đối tượng người dùng này có rất ít lựa chọn như Slack hay Skype for business [phải trả phí]…. Do đó, người dùng nên cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân và thông tin của doanh nghiệp/tổ chức qua các ứng dụng OTT.

Video liên quan

Chủ Đề