Trần nhân tông kiến an hải phòng thuộc phường nào

Nhập tên 3 con vật (bò, chim, chó, chuột, gà, heo, hổ, mèo, ngựa, thỏ, trâu, vịt, voi) theo thứ tự trên ảnh, không bao gồm con vật được khoanh màu xanh, viết liền, không dấu. (Ví dụ: chogavit | voibongua | vitgachim ,...)

Viết liền, không dấu

Quận Kiến An nằm ở phía tây nam khu vực nội thành Hải Phòng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 10 km. Quận có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp quận Lê Chân (qua sông Lạch Tray) và quận Dương Kinh
  • Phía tây giáp huyện An Lão
  • Phía nam giáp huyện Kiến Thụy với ranh giới là sông Đa Độ
  • Phía bắc giáp huyện An Dương với ranh giới là sông Lạch Tray.

Quận có diện tích 29,6 km², dân số năm 2019 là 118.047 người.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Quận Kiến An gồm 10 phường trực thuộc: Bắc Sơn, Đồng Hòa, Lãm Hà, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Phù Liễn, Quán Trữ, Trần Thành Ngọ, Tràng Minh, Văn Đẩu.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tháng 1 năm 1888: tỉnh Hải Phòng (thành lập từ tháng 9 năm 1887) được tách ra để thành lập tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng
  • Tháng 8 năm 1902, tỉnh Kiến An đổi tên thành tỉnh Phù Liễn, lấy theo tên đồi thiên văn Phù Liễn.
  • Tháng 2 năm 1906, tỉnh Phù Liễn đổi lại tên thành tỉnh Kiến An.
  • Tháng 11 năm 1946, tỉnh Kiến An hợp nhất với Hải Phòng thành liên tỉnh Hải-Kiến.
  • Tháng 12 năm 1946, tách lại như cũ. Tỉnh lỵ là thị xã Kiến An.
  • Năm 1949, tỉnh Kiến An thuộc Liên khu 3 và có 5 huyện (89 xã): Tiên Lãng, Hải An, An Lão, An Dương, Kiến Thụy.
  • Ngày 4 tháng 3 năm 1950, sáp nhập thêm huyện Thủy Nguyên từ khu Hồng Quảng.
  • Cuối năm 1952, sáp nhập thêm huyện Vĩnh Bảo từ tỉnh Hải Dương.
  • Ngày 26 tháng 9 năm 1955, huyện Hải An sáp nhập vào thành phố Hải Phòng.
  • Từ tháng 10 năm 1962, tỉnh Kiến An lại sáp nhập vào thành phố Hải Phòng. Trước năm 1962 thị xã Kiến An là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến An. Từ ngày 27 tháng 10 năm 1962, khi tỉnh Kiến An sáp nhập vào thành phố Hải Phòng, thì thị xã nằm trong thành phố Hải Phòng.
  • Đến ngày 5 tháng 3 năm 1980, thị xã Kiến An nhập với 16 xã của huyện An Thụy là: An Thái, An Thọ, Mỹ Đức, Chiến Thắng, Tân Viên, Tân Dân, Thái Sơn, Trường Sơn, Quốc Tuấn, An Thắng, An Tiến, Trường Thành, Trường Thọ, Bát Trang, Quang Hưng, Quang Trung để thành lập huyện Kiến An, nội thị của thị xã Kiến An trở thành thị trấn Kiến An, huyện lỵ của huyện cùng tên. Từ đó, huyện Kiến An có 19 xã: An Thái, An Thọ, Mỹ Đức, Chiến Thắng, Tân Viên, Tân Dân, Thái Sơn, Trường Sơn, Quốc Tuấn, An Thắng, An Tiến, Trường Thọ, Trường Thành, Bát Trang, Quang Hưng, Quang Trung, Đồng Hòa, Nam Hà, Bắc Hà và 1 thị trấn Kiến An.
  • Sau đó 8 năm, vào ngày 6 tháng 6 năm 1988, huyện Kiến An chia lại thành thị xã Kiến An và huyện An Lão. Thị xã được tái lập gồm 6 phường: Cận Sơn, Lê Quốc Uy, Bắc Sơn, Trần Thành Ngọ, Ngọc Sơn, Phù Liễn và 3 xã: Đồng Hòa, Bắc Hà, Nam Hà với diện tích 2.650,56 ha, dân số 68.061 người. Phía bắc giáp huyện An Hải và quận Lê Chân, phía đông và phía nam giáp huyện Kiến Thụy, phía tây giáp huyện An Lão.
  • Ngày 23 tháng 11 năm 1993, hợp nhất 2 phường Lê Quốc Uy và Cận Sơn thành phường Quán Trữ.
  • Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thị xã Kiến An được chuyển thành quận Kiến An, và cũng là quận nội thành thứ tư của thành phố Hải Phòng. Đồng thời chuyển xã Đồng Hòa thành phường Đồng Hòa, giải thể 2 xã Bắc Hà, Nam Hà để thành lập 3 phường Tràng Minh, Văn Đẩu, Nam Sơn. Quận Kiến An có 9 phường: Bắc Sơn, Đồng Hòa, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Phù Liễn, Quán Trữ, Trần Thành Ngọ, Tràng Minh, Văn Đẩu.
  • Ngày 5 tháng 4 năm 2007, chia phường Quán Trữ thành 2 phường: Quán Trữ và Lãm Hà. Từ đó, quận Kiến An có 10 phường, giữ ổn định cho đến ngày nay.

Đường phố[sửa | sửa mã nguồn]

  • An Viên
  • Bắc Sơn
  • Bạch Mã
  • Bùi Mộng Hoa
  • Bùi Viện
  • Cao Toàn
  • Chiêu Chinh
  • Cựu Viên
  • Đất Đỏ
  • Đẩu Phượng
  • Đẩu Vũ
  • Đoàn Kết
  • Đông Chấn
  • Đồng Hòa
  • Đồng Lập
  • Đồng Quy
  • Đông Sơn
  • Đồng Tâm
  • Hạnh Phúc
  • Hòa Bình
  • Hoa Khê
  • Hoàng Công Khanh
  • Hoàng Quốc Việt
  • Hoàng Thiết Tâm
  • Hồng Phúc
  • Hương Sơn
  • Kha Lâm
  • Khúc Lập
  • Khúc Trì
  • Lãm Hà
  • Lãm Khê
  • Lê Đại Thanh
  • Lê Duẩn
  • Lê Khắc Cần
  • Lê Quốc Uy
  • Lệ Tảo
  • Lưu Úc
  • Mạc Đĩnh Chi
  • Mạc Kinh Điển
  • Mạc Thiên Phúc
  • Máy Xay
  • Mỹ Thịnh
  • Nam Hà
  • Nguyễn Công Mỹ
  • Nguyễn Lương Bằng
  • Nguyễn Mẫn
  • Nguyễn Thiện Lộc
  • Nguyễn Xiển
  • Nhi Viên
  • Phan Đăng Lưu
  • Phan Trứ
  • Phù Lưu
  • Phùng Thị Trinh
  • Phương Khê
  • Quán Trữ
  • Quảng Trường
  • Quý Minh
  • Quy Túc
  • Quyết Tiến
  • Tân Hà
  • Tây Hà
  • Tây Sơn
  • Thanh Long
  • Thống Trực
  • Tô Phong
  • Trần Bích
  • Trần Kiên
  • Trần Nhân Tông
  • Trần Nhội
  • Trần Phương
  • Trần Tất Văn
  • Trần Thành Ngọ
  • Trần Văn Cẩn
  • Trang Đồng Tử
  • Trữ Khê
  • Trung Tâm
  • Trường Chinh
  • Trương Đồng Tử
  • Ưu Úc
  • Việt Đức
  • Vụ Sơn
  • Vườn Chay
  • Xuân Biều

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Kiến An có đồi Thiên Văn, nơi đặt đài thiên văn lớn nhất Miền Bắc, không những làm nhiệm vụ phục vụ cho khí tượng thủy văn, mà từ trên đỉnh đồi có thể ngắm nhìn toàn cảnh quận Kiến An. Tại đây, bạn có thể cảm thấy mình đang ở trong một khu rừng thực sự, và khi leo lên đỉnh đồi, bạn có thể cảm nhận được công sức mình bỏ ra là không uổng phí. Bạn có thể phóng tầm mắt ra tận chân trời để nhìn ngắm toàn cảnh quận Kiến An.Với những đồi thông xanh mướt rì rào bạn sẽ cảm thấy xua tan mệt nhọc khi đến đây chơi vào những ngày hè nóng bức thì không khí vẫn mát mẻ như Đà Lạt. Có thể nói đồi thiên văn có nét hao hao giống Đà Lạt.

Kiến An còn có hồ Hạnh Phúc, đây là một công trình phục vụ nhân dân, hồ đẹp và rộng, được Quận tiến hành nạo vét xây kè xung quanh, trồng cây xanh tạo khung cảnh của một công viên rất đẹp không thua kém bất kỳ hồ công viên nào khác.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm gần đây, quận Kiến An đã tạo được bước phát triển nhanh, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực với cơ cấu kinh tế đã được xác định: Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, Du lịch Dịch vụ và Nông nghiệp.|

Kiến An có khu công nghiệp Quán Trữ, với khá nhiều nhà máy công nghiệp nhẹ. Nhờ chính sách ưu đãi về đầu tư, Kiến An đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Hiện nay, quận đã thu hút đầu tư của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc. Nhờ đó, có thể chỉ trong vài năm tới, Kiến An sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, và rất có thể là mũi nhọn tăng trưởng của thành phố Hải Phòng. Hiện nay, quận đã thu hút đầu tư của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc. Nhờ đó, có thể chỉ trong vài năm tới, Kiến An sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, và rất có thể là mũi nhọn tăng trưởng của thành phố Hải Phòng.