Tổng Thư ký Liên hợp quốc Việt năm 2022 là ai

Nhảy đến nội dung

Đại hội đồng thông qua Nghị quyết bổ nhiệm Tổng Thư ký Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2022-2026

Thứ Bảy, 06:59, 19/06/2021

Nghị quyết được thông qua bằng hình thức vỗ tay chúc mừng. Ông Guterres đã tuyên thệ nhậm chức ngay sau khi ĐHĐ LHQ thông qua nghị quyết bổ nhiệm này.

Ngày 8/6 vừa qua, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua Nghị quyết 2580 [2021] kiến nghị ông Guterres là ứng cử viên duy nhất để Đại hội đồng LHQ xem xét, bổ nhiệm làm TTK LHQ nhiệm kỳ tiếp theo.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới.

Ông Guterres cũng là ứng cử viên duy nhất được quốc gia thành viên LHQ giới thiệu ứng cử vị trí này. Phát biểu tuyên thệ nhậm chức, ông Guterres cam kết tiếp tục nỗ lực trong khả năng để góp phần tạo ra một bước tiến đột phá và tích cực cho công việc của LHQ.

Theo đó, ông Guterres sẽ ưu tiên thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nỗ lực cùng giải quyết những vấn đề chung của LHQ về phát triển, quản lý, cũng như hòa bình và an ninh. Ông cũng nhấn mạnh cần tiếp tục duy trì tính hiệu quả của Hiến chương LHQ, tăng cường vai trò của chủ nghĩa đa phương và thực hiện hiệu quả Tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Ông Guterres cam kết cống hiến hết mình trong xây dựng và tham gia xây dựng lòng tin giữa các quốc gia, đồng thời thực hiện tốt các ưu tiên trong Tuyên bố Tầm nhìn trên tinh thần xây dựng niềm tin và khơi dậy hy vọng. Ông Guterres mong muốn tiếp tục được hợp tác chặt chẽ với các nước trong những năm tới.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện các nhóm nước khu vực đều đánh giá cao vai trò và nỗ lực của ông Guterres trong nhiệm kỳ qua, trong giải quyết các vấn đề toàn cầu và cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Tổng Thư ký LHQ trong nhiệm kỳ tới, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển của các nước và các khu vực trên thế giới./.

VOV.VN - Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 18/6 đã chỉ định ông António Guterres làm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhiệm kỳ 5 năm bắt đầu từ 1/1/2022. Đây là nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp trên cương vị này của ông Guterres.

VOV.VN - Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 18/6 đã chỉ định ông António Guterres làm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhiệm kỳ 5 năm bắt đầu từ 1/1/2022. Đây là nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp trên cương vị này của ông Guterres.

VOV.VN - Chiều 17/6 [theo giờ New York], Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp trực tuyến về tình hình tại Haiti và hoạt động của Văn phòng Phối hợp của Liên Hợp Quốc tại nước này [BINUH].

VOV.VN - Chiều 17/6 [theo giờ New York], Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp trực tuyến về tình hình tại Haiti và hoạt động của Văn phòng Phối hợp của Liên Hợp Quốc tại nước này [BINUH].

VOV.VN - Ngày 11/6 [theo giờ New York], Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tiến hành bỏ phiếu kín bầu 5 Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2022-2023.

VOV.VN - Ngày 11/6 [theo giờ New York], Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tiến hành bỏ phiếu kín bầu 5 Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2022-2023.

Geneva, ngày 28 tháng 2 năm 2022 

Trong cuộc đời mình, tôi đã đọc nhiều báo cáo khoa học, nhưng chưa từng đọc báo cáo nào như thế này.

Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu [IPCC] ngày hôm nay như một tập bản đồ về nỗi đau của con người và là một bản cáo trạng phê phán sự thất bại về lãnh đạo trong lĩnh vực khí hậu. 

Trên thực tế, báo cáo này cho thấy cách thức con người và hành tinh này đang bị đánh bại bởi vấn đề biến đổi khí hậu.

Giờ đây, gần một nửa nhân loại đang sống trong vùng nguy hiểm.

Giờ đây, nhiều hệ sinh thái đang trong tình trạng không thể quay lại như trước.

Giờ đây, vấn đề ô nhiễm các-bon không được kiểm soát đang đẩy cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới rơi vào tình trạng bị phá hủy.

Sự thật này là không thể phủ nhận.

Sự thất bại này của vai trò lãnh đạo là một tội ác.

Những kẻ gây ô nhiễm lớn nhất thế giới gây tội đốt phá ngôi nhà duy nhất của chúng ta.

Điều cần làm bây giờ là thực hiện mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Khoa học đã chỉ ra rằng để đạt được điều đó, thế giới cần giảm 45% lượng khí thải  vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Nhưng theo các cam kết hiện tại, lượng phát thải toàn cầu sẽ tăng gần 14% trong thập kỷ hiện tại.

Đó là một thảm họa.

Điều đó sẽ phá hủy mọi cơ hội để đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Báo cáo ngày hôm nay nhấn mạnh hai sự thật cốt lõi.

Thứ nhất, than đá và các loại nhiên liệu hóa thạch khác đang khiến nhân loại nghẹt thở.

Chính phủ của tất cả quốc gia G20 đã đồng ý ngừng tài trợ hoạt động than đá ở nước ngoài. Giờ đây, họ phải khẩn trương làm điều tương tự đối với hoạt động trong nước và gỡ bỏ đội tàu than trong nước.

Những đối tượng trong khu vực tư nhân vẫn tài trợ cho hoạt động than đá phải chịu trách nhiệm giải trình.

Những gã khổng lồ dầu khí - và những bên bảo lãnh cho họ - cũng đang được chú ý.

Bạn không thể tuyên bố mình là xanh trong khi các kế hoạch và dự án của bạn làm suy yếu mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, và phớt lờ việc giảm lượng phát thải lớn phải thực hiện trong thập kỷ này.

Mọi người có thể nhìn thấu màn khói âm mưu này.

Các quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD] phải loại bỏ dần than đá vào năm 2030, và tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch khác vào năm 2040.

Sự kết hợp năng lượng toàn cầu hiện tại đã bị phá vỡ.  

Các sự việc đang xảy ra đã cho thấy quá rõ rằng việc chúng ta tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch khiến nền kinh tế toàn cầu và an ninh năng lượng dễ bị tổn thương trước các cú sốc và khủng hoảng địa chính trị.

Thay vì làm chậm quá trình cắt giảm các-bon trong nền kinh tế toàn cầu, bây giờ chính là lúc chúng ta cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sang tương lai năng lượng tái tạo.

Nhiên liệu hóa thạch là một ngõ cụt - đối với hành tinh của chúng ta, đối với nhân loại, và đối với các nền kinh tế.

Một sự chuyển đổi nhanh chóng, được quản lý tốt sang sử dụng năng lượng tái tạo là con đường duy nhất để đảm bảo an ninh năng lượng, khả năng tiếp cận cho toàn dân và công tác xanh cho thế giới của chúng ta.

Tôi xin kêu gọi các quốc gia phát triển, Ngân hàng Phát triển Đa phương, các nhà tài trợ khu vực tư nhân và những bên liên quan khác thành lập liên minh để giúp các nền kinh tế lớn mới nổi chấm dứt việc sử dụng than đá.

Các cơ chế hỗ trợ có mục tiêu này sẽ vượt qua nhu cầu hiện nay về phát triển bền vững.

Phát hiện cốt lõi thứ hai từ báo cáo này là một tin tốt hơn chút: đầu tư vào công tác thích ứng với biến đổi khí hậu.

Việc thích ứng giúp cứu sống con người.

Khi các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng hơn - và điều này sẽ xảy ra – thì việc mở rộng quy mô đầu tư sẽ là điều cần thiết giúp con người tồn tại.

Việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu phải được đầu tư với nguồn lực tương đương và với sự khẩn trương.

Đó là lý do tại sao tôi đang cố gắng thúc đẩy để giành được 50% tổng nguồn tài chính trong lĩnh vực khí hậu cho công tác thích ứng.

Cam kết Glasgow về tài trợ cho công tác thích ứng rõ ràng là không đủ để giải quyết những thách thức mà các quốc gia trên tuyến đầu phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng khí hậu.

Tôi cũng đang hối thúc tháo gỡ những trở ngại ngăn cản các quốc đảo nhỏ và các quốc gia kém phát triển nhất trong việc nhận được nguồn tài chính mà họ rất cần để cứu sống con người và sinh kế.

Chúng ta cần các hệ thống xét duyệt mới để giải quyết thực tế mới này.

Chậm trễ đồng nghĩa với cái chết.

Tôi xin lấy cảm hứng từ tất cả những người trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thông qua việc đưa ra giải pháp.

Tất cả các ngân hàng phát triển - đa phương, khu vực, quốc gia - đều biết cần phải làm gì: làm việc với các chính phủ để thiết kế các dự án hiệu quả về thích ứng với biến đổi khí hậu và giúp họ tìm nguồn vốn, cả từ khu vực công lẫn khu vực tư nhân.

Và mọi quốc gia phải tôn trọng cam kết Glasgow để tăng cường các kế hoạch quốc gia hàng năm về khí hậu để phù hợp với mục tiêu 1,5 độ C.

Các quốc gia G20 cần đóng vai trò dẫn dắt trong tiến trình này, nếu không nhân loại sẽ phải trả một cái giá còn thê thảm hơn.

Tôi biết mọi người ở khắp mọi nơi đang lo lắng và giận dữ.

Tôi cũng vậy.

Bây giờ là lúc để biến cơn thịnh nộ thành hành động.

Mỗi mức giảm nhiệt độ dù nhỏ đến đâu cũng đều quan trọng.

Mọi tiếng nói đều có thể tạo ra sự khác biệt.

Và mỗi giây trôi qua đều quan trọng.

Xin cảm ơn.

Video liên quan

Chủ Đề