Tổ trưởng là gì

Tổ trưởng sản xuất là người chịu trách nhiệm quản lý phân xưởng và tổ sản xuất. Do đó họ cũng được xem là chìa khoá quan trọng đảm bảo thành công của Doanh nghiệp. Vậy người Tổ trưởng sản xuất cần và có những kiến thức cũng như kỹ năng gì để đảm bảo tốt cho công việc của mình?


Tổ trưởng sẽ thực hiện các công việc sau trong bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.

  1. Chịu trách nhiệm trước Quản đốc sản xuất về việc nhận và tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao
  2. Chịu trách nhiệm sử dụng lao động đảm bảo: đúng công việc, đủ năng lực ,và công bằng để công nhân có mức thu nhập hợp lý
  3. Quản lý sử dụng các thiết bị được giao.
  4. Nhận kiểm tra đầy đủ số lượng, chất lượng bán thành phẩm, phụ liệu và các vật tư khác phục vụ cho sản xuất, chịụ trách giao nộp đầy đủ kịp thời sản phẩm hàng hóa được giao.
  5. Phải chiu trách nhiệm đến cuối cùng sản phẩm chuyền mình làm ra, giao nộp đày đủ sản phẩm theo kế hoạch cho bộ phận hoàn thành.
  6. Báo cáo sản lượng nhận bán thành phẩm, ra chuyền, nhập hoàn thành cho giám đốc xí nghiệp.
  7. Trước khi đưa một mã hàng vào sản xuất thì Phòng KTCN, Quản đốc, Tổ trưởng sản xuấtphải nghiên cứu kỹ mẫu đối, qui trình lắp ráp, qui cách các đường mẫu phải được hướng dẫn trong tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu của Phòng KTCN đưa ra.
  8. Phải chuẩn bị các thiết bị, cữ phá lắp cho từng mã hàng. Bán thành phẩm nhận về trước khi đưa vào sản xuất phải được kiểm tra đầy đủ, nếu phát hiện có sai sót phải báo lại cho Quản đốc và các Bộ phận liên quan xử lý.
  9. Tổ trưởng phải căn cứ vào khả năng lao động, tay nghề của công nhân để bố trí công việc trên từng công đoạn dựa thiết kế chuyền của Phòng KTCN.


  1. Kiểm tra sản phẩm đầu tiên so với áo mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật.
  2. Phổ biến nhiệm vụ của từng người và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn mà công nhân chịu trách nhiệm. Thường xuyên kiểm tra nhất là các công đoạn mới khó.
  3. Điều phối bán thành phẩm từ Bộ phận này sang Bộ phận khác và thường xuyên theo dõi tiến độ của từng công đoạn để kịp thời điều chỉnh lại những Bộ phận bị ùn tắc hoặc hết việc làm.
  4. Cùng kỹ thuật hướng dẫn và giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất như ráp lộn cỡ vóc, lẹm hụt, khác màu
  5. Đôn đốc nhân viên KCS kiểm tra từng công đoạn khi hàng mới lên và kiểm tra 100% về kỹ thuật cũng như các phụ liệu như nhãn chính, nhãn thành phần, vệ sinh công nghiệp.
  6. Tổ trưởng phải trực tiếp đôn đốc kiểm tra giám sát quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm trước Quản đốc xưởng.

Để cho tổ trưởng sản xuất có thể phát huy hết khả năng của mình, giúp cho doanh nghiệp tạo ra năng suất chất lượng tốt hơn. Các doanh nghiệp hãy tham gia khóa học " tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp" tại trường SAM


Video liên quan

Chủ Đề