Tỉnh nào nhiều thị xã nhất việt nam năm 2024

Huyện Bình Xuyên nằm ở phía Đông của tỉnh Vĩnh Phúc, cách Thành phố Vĩnh Phúc khoảng 12km, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 50km.

Bình Xuyên hiện có 5 thị trấn, bao gồm Hương Canh, Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh, Thanh Lãng. Đây là huyện có nhiều thị trấn nhất Việt Nam.

Hai huyện khác có 4 thị trấn là Yên Định (Thanh Hóa) và Châu Thành A (Hậu Giang).

2. Huyện Bình Xuyên có lễ hội nào được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?

Tỉnh nào nhiều thị xã nhất việt nam năm 2024

  • Lễ hội bơi lội
  • Lễ hội chèo thuyền
  • Lễ hội kéo song
  • Lễ hội đấu vật

Chính xác

Lễ hội kéo song (kéo co) tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015.

Đây là lễ hội tổ chức vào mùng 3 tháng Giêng hằng năm, nhằm thể hiện tính cộng đồng, rèn luyện sức khỏe và nêu cao tinh thần thượng võ của người dân vùng sông nước.

3. Huyện Bình Xuyên nổi tiếng với làng nghề sản xuất sản phẩm nào dưới đây?

Tỉnh nào nhiều thị xã nhất việt nam năm 2024

  • Làm muối
  • Làm dao, rựa
  • Làm chiếu
  • Làm gốm

Chính xác

Một số nghiên cứu cho thấy nghề làm gốm tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện gần 300 năm.

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, hiện các nghệ nhân làng gốm Hương Canh có nhiều cải tiến trong sản xuất, nhưng vẫn giữ lại một số phương pháp cũ. Nghề gốm cũng giúp tạo thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Du khách đến Hương Canh có thể trải nghiệm tự nhào nặn các sản phẩm gốm độc đáo cho riêng minh.

4. Huyện nào của tỉnh Vĩnh Phúc từng hai lần sáp nhập vào Hà Nội?

Tỉnh nào nhiều thị xã nhất việt nam năm 2024

  • Sóc Sơn
  • Mê Linh
  • Sông Lô
  • Yên Lạc

Chính xác

Mê Linh là một huyện cũ của tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện này từng được sáp nhập vào Hà Nội hai lần.

Lần đầu vào năm 1978, huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập và Hà Nội. Tuy nhiên, năm 1991, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 9 ra nghị quyết điều chỉnh thu hẹp địa giới Hà Nội, do đó huyện Mê Linh quay trở về tỉnh Vĩnh Phúc.

Đến năm 2008, Hà Nội tiếp tục mở rộng, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) được chuyển về Hà Nội.