Tính chất nào sau đây không phải là tính chất Hóa học của rượu etylic

Trang chủ » Hóa Học lớp 9 » Tính chất vật lý và hóa học của rượu etylic – Công thức tính độ rượu

Chúng ta thường nghe nhắc nhiều đến đến rượu etylic. Khi lên men gạo, ngô, khoai, sắn hoặc một số loại quả chín người ta thu được rượu Etylic. Vậy rượu etylic là gì? Tính chất vật lý và hóa học của rượu etylic như thế nào? Nó có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về những khía cạnh này. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Tính chất vật lý và hóa học của rượu etylic

I. Tính chất vật lý của rượu etylic

Rượu etylic là chất lỏng trong suốt, không màu, nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước cũng như trong nhiều chất khác như benzen, iot… Nó có nhiệt độ nóng chảy là –114,3 °C, nhiệt độ sôi là 78,4 °C.

Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

Công thức tính độ rượu:

Độ rượu = [số ml rượu nguyên chất] / [số ml dung dịch rượu] x 100

Hay:

Độ rượu = [VC2H5OH / Vdd rượu] x 100

Ví dụ:

Rượu 45 độ chứa 45 ml rượu etylic nguyên chất trong 100 ml hỗn hợp rượu và nước.

II. Cấu tạo phân tử của rượu etylic

Rượu etylic có công thức phân tử là C2H6O, phân tử khối bằng 46 g/mol. Nó có công thức cấu tạo là: CH3–CH2–OH.

tinh-chat-vat-ly-va-hoa-hoc-cua-ruou-etylic-ethanol-c2h5oh

Trong công thức phân tử rượu etylic có một nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O tạo ra nhóm –OH [hiđroxyl]. Chính nhóm –OH này làm cho etylic có những tính chất đặc trưng riêng.

III. Tính chất hóa học của rượu etylic

Rượu etylic có phản ứng cháy, tác dụng được với natri, axit axetic

1. Phản ứng cháy của rượu etylic

Rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng tạo ra ngọn lửa có màu xanh và tỏa nhiều nhiệt.

C2H6O + 3O2 [t°] → 2CO2 + 3H2O

2. Tác dụng với natri của rượu etylic

Rượu etylic tác dụng được với natri kim loại giải phóng khí hidro.

2CH3–CH2–OH + 2Na → 2CH3–CH2–ONa + H2

3. Tác dụng với axit axetic của rượu etylic

Rượu etylic tác dụng với axit axetic tạo thành etyl axetat trong môi trường H2SO4 đặc, đun nóng. Đây là một este có mùi thơm, ít tan trong nước và thường được ứng dụng làm dung môi trong công nghiệp.

CH3–CH2–OH + CH3–COOH [H2SO4 đặc, t°] ⇔ CH3–COO–CH2–CH3 + H2O

4. Một số phản ứng khác của rượu etylic

– Phản ứng tách nước:

CH3–CH2–OH [H2SO4 đặc, 170 °C] → C2H4 + H2O

– Phản ứng tách nước giữa 2 phân tử rượu etylic:

CH3–CH2–OH + CH3–CH2–OH → CH3–CH2–O–CH2–CH3 + H2O

– Phản ứng oxi hóa:

CH3–CH2–OH + CuO [t°] → CH3–CHO + Cu + H2O

CH3–CH2–OH + O2 [xt, t°] → CH3COOH + H2O

– Phản ứng lên men giấm:

CH3–CH2–OH + O2 [25 °C] → CH3COOH + H2O

IV. Ứng dụng của rượu etylic

Etylic có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất như:

ung-dung-cua-ruou-etylic

  • Nguyên liệu để sản xuất rượu, bia các loại
  • Sản xuất dược phẩm
  • Pha nước hoa, vecni
  • Ứng dụng trong tổng hợp cao su
  • Nguyên liệu để sản xuất nhiều hóa chất quan trọng như axit axetic…

V. Điều chế rượu etylic

Rượu etylic thường được điều chế theo hai cách sau:

– Lên men tinh bột hoặc đường:

Tinh bột hoặc đường → C2H5OH

– Tổng hợp từ etilen và nước:

C2H4 + H2O → C2H5OH

Giải bài tập về rượu etylic

Câu 1. Rượu etylic phản ứng được với natri vì:

A. trong phân tử có nguyên tử oxi.

B. trong phân tử có nguyên tử hidro và nguyên tử oxi.

C. trong phân tử có nguyên tử cacbon, hidro, oxi.

D. trong phân tử có nhóm –OH.

Đáp án đúng là: D

Câu 2. Trong số các chất sau: CH3–CH3, CH3–CH2–OH, C6H6, CH3–O–CH3 chất nào tác dụng được với Natri? Viết PTHH.

Bài làm:

Chất phản ứng được với Na thì trong phân tử phải có nhóm –OH. Do đó, chỉ có CH3-CH2-OH mới có phản ứng với Na.

2CH3–CH2–OH + 2Na → 2CH3–CH2–ONa + H2

Câu 3. Có ba ống nghiệm sau đây:

– Ống 1 đựng rượu etylic

– Ống 2 đựng rượu 96°

– Ống 3 đựng nước

Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, viết các PTHH.

Bài làm:

– Ống 1 đựng rượu etylic [chỉ có rượu]:

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2 ↑

– Ống 2 đựng rượu 96° [còn lại là nước]:

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2 ↑

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2 ↑

– Ống 3 đựng nước:

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2 ↑

Câu 4. Trên nhãn của chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 45°,18°, 12°.

a] Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên.

b] Tính số ml rượu etylic có trong 500 ml rượu 45°.

c] Có thể pha chế được bao nhiêu lít rượu 25° từ 500 ml rượu nguyên chất?

Bài làm:

a] Trên nhãn của chai rượu đều có ghi các số 45°, 18°, 12° nghĩa là rượu 45 độ, 18 độ và 12 độ. Tức là, trong 100 ml dung dịch rượu trên thì lần lượt có 45 ml, 18 ml, 12 ml dung dịch rượu nguyên chất.

b] Áp dụng công thức tính độ rượu:

Độ rượu = [VC2H5OH / Vdd rượu] x 100

Số ml rượu etylic có trong 500 ml rượu 45°:

VC2H5OH = [45 x 500] / 100 = 225 ml

c] Số lít rượu 25° được pha chế từ 500 ml rượu nguyên chất:

Độ rượu = [VC2H5OH / Vdd rượu] x 100

⇒ Vdd rượu = [VC2H5OH x 100] / Độ rượu = [500 x 100] / 25 = 2000 ml = 2 lít

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic.

a] Tính thể tích khí CO2 tạo ra [ở đktc].

b] Tính thể tích không khí [ở đktc] cần dùng cho phản ứng trên, biết O2 chiếm 20% thể tích của không khí.

Bài làm:

a] Phương trình phản ứng cháy của rượu etylic:

C2H6O + 3O2 [t°] → 2CO2 + 3H2O

Ta có:

nC2H5OH = 9,2/46 = 0,2 [mol]

Theo PTHH, ta có: nCO2 = 2nC2H6O = 2 x 0,2 = 0,4 [mol]

⇒ VCO2 = 0,4 x 22,4 = 8,94 [lít]

b] Theo PTHH, ta có: nO2 = 3nC2H6O = 3 x 0,2 = 0,6 [mol]

⇒ VO2 = 0,6 x 22,4 = 13,44 [lít]

Vì O2 chỉ chiếm 20% thể tích không khí nên thể tích không khí cần dùng là:

V không khí = 13,44 x 100 / 20 = 67,2 [lít]

Câu hỏi:Tính chất hóa học của rượu etylic

Trả lời:

1. EtylicC2H5OH tác dụng với oxi, phản ứng cháy

-Rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng tạo ra ngọn lửa có màu xanh và tỏa nhiều nhiệt.

C2H5OH + 3O2→t02CO2 + 3H2O

2. EtylicC2H5OH tác dụng với kim loại mạnh K, Na

Rượu etylic tác dụng được với natri kim loại giải phóng khí hidro.

2C2H5OH + Na→2C2H5ONa + H2↑

3.EtylicC2H5OH phản ứng với axit axetic

Rượu etylic tác dụng với axit axetic tạo thành etyl axetat trong môi trường H2SO4đặc, đun nóng. Đây là một este có mùi thơm, ít tan trong nước và thường được ứng dụng làm dung môi trong công nghiệp.

C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O

Etylic axit axetat Etylaxetat

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về rượu etylic nhé:

I. Rượu là gì? Thành phần hóa học của rượu

Rượu là mộthợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon, cacbon lại gắn với một nguyên tử hiđrô hay các bon khác. Còn trong đời sống thường ngày, chúng là nhữngđồ uống có chứa cồn được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Thành phần hóa học của rượu gồm có:Nước, ethanol và các tạp chất khác. Phần tạp chất bao gồm rượu bậc cao, các độc tố như methanol, aldehyt, fufurol…. có hại cho cơ thể con người.

II. Rượu etylic là gì?

- Định nghĩa: Rượu etylic [ancol etylic hoặc etanol] là chất lỏng không màu, sôi ở 78,3 độ C, nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,...

- Công thức phân tử: C2H6O.

- Công thức cấu tạo:

* Công thức cấu tạo rút gọn của etylic: CH3-CH2-OH

- Ta thấy trong phân tử rượu etylic có một nguyên tử hiđro không liên kết với nguyên tử cacbon mà liên kết với nguyên tử oxi, tạo ra nhóm -OH. Chính nhóm -OH này làm cho rượu có tính chất đặc trưng.

III. Tính chất vật lý

Rượu etylic là chất lỏng trong suốt, không màu, nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước cũng như trong nhiều chất khác như benzen, iot… Nó có nhiệt độ nóng chảy là –114,3 °C, nhiệt độ sôi là 78,4 °C.

- Độ rượu: là số ml rượu etylic nguyên chất có trong 100 ml hỗn hợp rượu etylic với nước.

* Công thức:

- Trong đó V là thể tích đo bằng ml hoặc lít.

IV. Một số phản ứng khác của rượu etylic

– Phản ứng tách nước:

CH3–CH2–OH[H2SO4 đặc, 170 °C]→ C2H4+ H2O

– Phản ứng tách nước giữa 2 phân tử rượu etylic:

CH3–CH2–OH + CH3–CH2–OH → CH3–CH2–O–CH2–CH3+ H2O

– Phản ứng oxi hóa:

CH3–CH2–OH + CuO [t°] → CH3–CHO + Cu + H2O

CH3–CH2–OH + O2[xt, t°] → CH3COOH + H2O

– Phản ứng lên men giấm:

CH3–CH2–OH + O2 [25 °C]→ CH3COOH + H2O

V. Ứng dụng

- Nguyên liệu để sản xuất rượu, bia các loại

-Sản xuất dược phẩm

-Pha nước hoa, vecni

-Ứng dụng trong tổng hợp cao su

-Nguyên liệu để sản xuất nhiều hóa chất quan trọng như axit axetic…

VI. Điều chế

* Phương pháp 1: Điều chế rượu làm đồ uống

- Cho tinh bột hoặc đường glucozo→ men rượurượu Etylic

C6H12O6→ men rượu 2CO2 + 2C2H5OH

* Phương pháp 2: Sản xuất rượu phục vụ ngành công nghiệp

- Cho etilen cộng hợp với nước có xúc tác là axit

C2H4+ H2O→[axit] C2H5OH

Video liên quan

Chủ Đề