Tiểu luận chính sách xóa đói giảm nghèo

36 412 KB 2 260

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 36 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

ĐẠI HỌC Q UỐ C GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌ C KHOA HỌ C XÃ HỘ I VÀ NHÂN VĂN KHO A XÃ HỘ I HỌC ------------ TI ỂU LUẬN GIỮA K Ì MÔN: CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓ I GIẢM NGHÈO ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TẠO CƠ HỘI CHO NGƯỜI NGHÈO TĂNG THÊM THU NHẬP GIÁO VIÊN : PG S.TS NG UYỄN TH Ị K IM H O A NHÓM SINH VIÊN : NHÓ M 10 LỚP : K 53 - XHH 1 Hà nội, 12/2011 1. Phát triển ngành, lĩnh vực tạo cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập 1.1. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xóa đói giảm nghèo trên diện rộng Hiện nay, trên 77% cư dân sống ở nông thôn, 70% thu nhập và đời sống của cư dân nôngthôn dựa vào nông nghiệp, 90% người nghèo sống ở nông thôn, do đó việc phát triển nông nghiệp và nông thôn là mấu chốt của Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Bảng 1: Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính [%] Năm Nông - Lâm - Công nghiệp- Dịch vụ Hộ khác Thủy sản xây dựng 2001 80,9 5,8 10,6 2,7 2006 71,1 10,0 14,8 4,2 Do diện tích đất trồng trọt giới hạn và nhu cầu của thị trường nông sản truyền thống hạn chế, để đạt mức tăng trưởng cao, tạo cơ hội cho xóa đói giảm nghèo phải tiến hành đồng bộ các biện pháp như phát triển khoa học - công nghệ; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; tổ chức và xây dựng các thể chế mới với sự tham gia của nông dân trong sản xuất, chế biến và tiếp thị; tăng đầu tư cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển nguồn nhân lực; cải cách chính sách về đất, môi trường kinh doanh, tài chính, đầu tư, tín dụng để hướng đầu tư phục vụ cho người nghèo; cải cách hành chính; tăng cường hợp tác quốc tế... nhằm bảo đảm các mục tiêu tăng năng suất, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông nghiệp trên thị trường trong nước và nước ngoài; đa dạng hoá sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng khả năng chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; tạo nhiều công ăn, việc làm và thu nhập ở nông thôn bằng phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển dịch vụ và ngành nghề phi nông nghiệp. 1.1.1. Nâng cao hiệu quả và thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Năm 2010, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng [giá so sánh với năm 2000], tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những 2 năm gần đây, trong khi các các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GD P. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và chè. [Nguồn:tổng cục thống kê: www .gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217]. Với những đóng góp to lớn này, ngành nông nghiệp cần phải có những chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả và thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất. Cụ thể như sau:  Tập trung nghiên cứu thị trường, nghiên cứu lợi thế so sánh nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch đất đai, tập trung thâm canh tăng năng suất, bảo đảm sản xuất nông sản phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường. Xây dựng các vùng sản xuất lúa, ngô hàng hoá, tập trung thâm canh có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.  Tăng cường các biện pháp nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu gạo. Có chính sách bảo đảm lợi ích cho người sản xuất lương thực. Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống.  Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh các loại cây công nghiệp và cây ăn quả như cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu, dừa, dâu tằm, bông, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá... Hình thành các vùng rau, quả, cây công nghiệp tập trung có giá trị hàng hoá và chất lượng cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ, bảo quản và xuất khẩu. Tăng cường hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống mới và tạo điều kiện về tín dụng cho người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện đa dạng hoá nguồn thu nhập, bù đắp những rủi ro bất thường về giá cả thị trường.  Quy hoạch sử dụng đất và giao quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Giao đất chưa sử dụng cho cư dân nông thôn và các đối tượng có nhu cầu về đất đai để khai thác và p hát triển. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để bảo đảm tính an toàn và thực hiện tốt hơn các quyền sử dụng đất [sử dụng lâu dài, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp...]. Thực hiện sớm việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho người nông dân, đặc biệt cho các nhóm dân cư sống ở miền núi. Có kế hoạch và biện pháp hỗ trợ đồng bộ về vốn, giống, kiến thức khoa học - kỹ thuật, để người nghèo có thể tự mình vươn lên thoát nghèo, tránh tình trạng tiếp tục bán, cầm cố. 3  Đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khai hoang xây dựng đồng ruộng, thực hiện bồi thường thu hồi đất của các hộ không đưa vào sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả để giao cho các hộ thiếu đất canh tác giúp họ có điều kiện phát triển sản xuất, định cư đời sống lâu dài.  Tăng cường sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi, cải thiện các dịch vụ thú y ở địa phương, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm chăn nuôi, mở rộng chương trình vệ sinh dịch tễ, xây dựng hệ thống báo cáo tình hình dịch bệnh, cải thiện an toàn thực phẩm. M iễn các loại thuế sản xuất kinh doanh đối với hộ nghèo, hộ là đồng bào dân tộc ít người đang sống tại các vùng có điều kiện sản xuất khó khăn. 1.1.2. Phát triển mạnh lâm nghiệp Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng. Lâm nghiệp có vai trò xã hội rất to lớn. Nó là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội. Những chiến lược cụ thể như sau:  Đưa nghề rừng trở thành ngành kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân miền núi. Chú ý lợi ích kinh tế của người trồng rừng và đề cao vai trò quản lý của cộng đồng trong việc bảo vệ và tái sinh tự nhiên của rừng. Tiếp tục dự án 5 triệu ha rừng, tăng nhanh việc giao đất, khoán rừng, nhất là ở các vùng xung yếu, nhạy cảm về môi trường. Bảo đảm hàng năm diện tích rừng trồng mới khoảng 300 nghìn ha, trong đó trồng rừng phòng hộ xung yếu và đặc dụng khoảng 150 nghìn ha; khoanh nuôi, bảo vệ rừng khoảng 2 triệu ha. Trong đó tái sinh kết hợp trồng bổ sung khoảng 500 nghìn ha; chăm sóc rừng trồng khoảng 500 ha.  Thực hiện việc giao đất, giao rừng, kết hợp với công tác định canh định cư và ổn định đời sống nhân dân vùng núi. Khuyến khích định canh, định cư và tái định cư tự nguyện. Hỗ trợ đầu tư để tổ chức lại cuộc sống cho những người ở các vùng dễ bị tổn thương và các vùng bị thiên tai [lũ quét, sạt lở...] đến định cư ở những nơi an toàn.  Bảo đảm cho nhân dân miền núi, nhất là các hộ nghèo được trực tiếp quản lý, bảo vệ rừng, gắn bó quyền lợi và trách nhiệm với rừng. 4  Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách đầu tư phát triển rừng như sửa đổi đơn giá, định mức, khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Thực hiện cho vay không lãi hoặc lãi suất thấp để trồng rừng; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng lâm sinh [đường vận chuyển nguyên liệu, kho bãi chứa sản phẩm...], phát triển công nghiệp chế biến lâm sản và nguyên liệu từ rừng... để nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng, tạo cơ hội cho họ có thể sống và làm giàu được từ rừng. 1.1.3. Phát triển ngành nuôi trồng Thủy sản Nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản xa bờ là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng phát triển. Nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích đầu tư thâm canh nuôi trồng thuỷ sản và điều chỉnh nghề cá ven bờ phù hợp với trình độ tổ chức, đầu tư và trang bị kỹ thuật của các vùng. Coi việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là một ngành sản xuất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, giảm đói nghèo. Nhà nước hỗ trợ thực hiện các biện pháp quy hoạch và xây dựng đê bao, hệ thống cống và kênh dẫn nước; tăng cường cung cấp đồng bộ các dịch vụ công như khuyến ngư, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống và thức ăn nhằm giúp người dân nâng cao khả năng nuôi trồng thủy sản hiệu quả và bền vững. Cụ thể như sau:  Thực hiện đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, đường điện, đường giao thông... đối với các vùng đất đưa vào nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển đổi diện tích từ sảnxuất lúa, muối sang nuôi tôm, cá.  Duy trì sự tăng trưởng sản lượng thuỷ sản theo hướng bền vững. Tăng cường khảnăng tiếp cận các điều kiện sản xuất, thông tin, dịch vụ khuyến ngư, tài chính và thị trường cho ngư dân nghèo. Nâng cao khả năng phục hồi, quản lý và ngăn ngừa rủi ro trong phát triển thuỷ sản, kể cả thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng.  Đa dạng hoá đối tượng và hình thức nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp phát triển mạnh các vùng nuôi trồng tập trung chuyên tôm, chuyên cá hoặc kết hợp lúa, cá, lúa-tôm với việc tận dụng ao hồ, mặt nước, sông suối để nuôi cá, tôm, cải thiện đời sống. Có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, trợ giá con giống cho các hộ nghèo để phát triển thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản phải kết hợp với bảo vệ môi trường và để p hát triển bền vững.  Hiện nay, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đang triển khai đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. M ục tiêu của đề án, đến 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 5-5,5 tỷ USD. Cụ thể: 5  Đến năm 2015 đặt mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,6 triệu tấn trên diện tích 1,1 triệu ha, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5- 4 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3 triệu lao động.  Đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng đạt 4,5 triệu tấn trên diện tích 1,2 triệu ha, kim ngạch xuất khẩu đạt 5- 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người.Trong đó cá tra đạt sản lượng khoảng 1,5- 2 triệu tấn, tăng trưởng trung bình là 4,85%/ năm. Tôm nước lợ đạt 700.000 tấn, tăng trưởng trung bình 5,76%/năm.Sẽ chú trọng quy hoạch chuyển đổi từ hình thức nuôi quảng canh sang hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh ở vùng bán đảo Cà Mau, nuôi công nghiệp ở vùng ven biển, châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long với các đối tượng chủ lực: cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể...Quy hoạch cũng sẽ nhắm vào tổ chức lại các cơ sở nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý hợp tác, các hội, hiệp hồi nhằm tăng cường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Đề án cũng tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và xây dựng 3 trung tâm kiểm định, khảo sát ở 3 miền, nhập thêm công nghệ tiên tiến từ nước ngoài. [nguồn://www.skhcn.gov.vn/Default.aspx?tabid=102&ctl=Detail&mid= 444&ArticleID=ARTICLE11030170] 1.1.4. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất là khâu đột phá quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất và đa dạng hoá thu nhập nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn. Cụ thể như sau:  Chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ thích hợp, nhất là các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao, kỹ thuật canh tác tiến bộ và phương pháp bảo vệ thực vật và thú y hiệu quả, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản phù hợp. Tăng cường nghiên cứu kinh tế - xã hội, nghiên cứu môi trường. Định hướng và tổ chức lại hệ thống nghiên cứu nông nghiệp hiện nay và công nghệ sau thu hoạch.  Tiến hành tập huấn cho cán bộ địa p hương, cán bộ xóa đói giảm nghèo về nội dung làm kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý, giám sát dự án và các nội dung biện pháp xóa đói giảm nghèo. Mở rộng công tác đào tạo nghề cho nam, nữ thanh niên nông thôn; Nhà nước đầu tư giúp đỡ cơ sở hạ tầng, người đi học chỉ đóng học phí hàng tháng. 6  Khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ đào tạo và khuyến nông. Tập trung kinh phí khuyến nông vào các vùng khó khăn để bảo đảm người nghèo và đồng bào dân tộc ít người được hưởng chất lượng dịch vụ khuyến nông tương đương với các vùng khác. Tổ chức thường xuyên việc cung cấp thông tin về áp dụng giống mới, hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giới thiệu các mô hình tiên tiến, kinh doanh giỏi và cách làm ăn mới có hiệu quả của các hộ nghèo... Chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác khuyến nông là phụ nữ, người địa phương và biết tiếng dân tộc.  Hỗ trợ nghiên cứu công nghệ chi phí thấp, hiệu quả phù hợp với nhu cầu của người nghèo. Khuyến khích trao đổi thường xuyên kinh nghiệm sản xuất giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và quản lý, cán bộ kỹ thuật... với nông dân nghèo để giúp họ tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.  Xây dựng và phổ biến các mô hình tự phát triển để xóa đói giảm nghèo có hiệu quả ở các vùng khác nhau, tập dần cho người nghèo có khả năng tự vươn lên, thay đổi tập quán làm ăn để thoát nghèo, hoà nhập cùng cộng đồng.  Khuyến khích phát triển và có chính sách hỗ trợ các hình thức khuyến nông đa dạng, tự nguyện và tự quản giữa người dân với nhau ở từng cơ sở, cộng đồng dân cư nhằm chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm sản xuất, giúp nhau nâng cao thu nhập và giảm nghèo. 1.1.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp [theo Nghị quyết số 09/2009/NQ-CP và Nghị quyết số 05/2010/NQ-CP của Chính phủ] Qua bảng số liệu Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2010 của tổng cục thống kê dưới đây có thể thấy chính phủ đã và đang tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm sản. Nghiên cứu và ban hành các chính sách phù hợp với cam kết quốc tế nhằm hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ đối với một số sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp quan trọng có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ, cả cho xuất khẩu và thay thế nhập khẩu như gạo, cao su, cà phê, chè, điều, nguyên liệu chế biến [gỗ, mía đường, bông, dâu, tằm], thuỷ, hải sản... Bảng 2: Số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa việt năm 2010 Đơn vị tính 1. Dầu thô 2.Hàng dệt 3. Giầy dép 4. Hàng thủy sản 1000 tấn 1000 USD .. .. 2009 Lượng Trị giá 13373 6194595 9065620 4071269 4255330 2010 Lượng Trị giá 7977 4957580 11209676 5122259 5016296.56 7 +, Tôm đông .. 1293294 +, Cá đông .. 1766915 +, Mực đông .. 82681 +, Mực khô .. 198701 +, Loại khác .. 913739 5. Lk điện tử, ti vi, .. 2763019 3590167 máy tính và linh kiện máy tính 6. Gỗ .. 391681 7. Sp gỗ .. 2206031 8. Cao su .. 782 2388225 9. Gạo .. 5969 2666062 6886 3247860 10. Cà phê .. 1183 1730570 1218 1851358 11. Than đá .. 24992 1361558 19828 1610692 12. Dây điện, cáp 1000 USD 891779 1311104 điện 13. Hạt điều nhân 1000 tấn 176 849654 195 1134740 14. Ba lô, cặp, túi, 1000 USD 824115 958694 ví 15. Sp plastic .. 867383 1049295 16. Sp bằng thép .. 620284 827836 17. Hàng gốm sứ .. 267183 316933 [nguồn://www.gso.gov.vn/default .aspx?tabid =512&idmid =5&Item ID=11969] Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân hợp tác liên doanh đa dạng theo chiều ngang [sản xuất - chế biến - tiêu thụ] và theo chiều dọc [ngành hàng - hiệp hội] để tổ chức tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân. Tạo khuôn khổ pháp lý thích hợp để thúc đẩy thực hiện các hình thức giao kết hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp, cá nhân với nông dân và các cộng đồng tại địa phương trong sản xuất nông nghiệp. Có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế trong việc vay vốn tín dụng, miễn giảm thuế trong các dự án đầu tư cơ sở chế biến, tạo vùng nguyên liệu tại các cộng đồng nghèo, các vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích các doanh nghiệp nhận bảo trợ, hỗ trợ các xã nghèo. 1.1.6. Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn. Tiếp tục khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn theo Quyết định 132/2010/QĐ - TTG ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập bằng công nghiệp nông thôn, phát triển các dịch vụ và các ngành nghề phi nông nghiệp. Từng địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình sớm ban hành quy phạm pháp luật để thể chế hoá và đưa vào thực hiện các biện pháp, chính sách cụ thể phù hợp với chủ trương đã nêu trong quyết định của Thủ tướng. 8 Nhà nước có quy hoạch và định hướng phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn theo cơ chế thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, giữ gìn tốt vệ sinh môi trường. Tập trung đầu tư tạo cơ hội cho nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp: Nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ. Thực hiện kinh doanh tổng hợp, thu hút nhiều lao động, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa để tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và người lao động. Bảng 3: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Tỷ đồng 16393.5 3701.0 33345.0 7500.3 37539.9 10152.4 40818.2 11553.2 49920.7 13112.9 66793.8 16168.2 71989.4 17791.8 77358.3 19287.0 91226.4 20365.2 101648.0 23773.2 101043.7 24907.6 101403.1 25439.1 111171.8 30500.7 116065.7 34367.2 131551.9 37236.2 134754.5 45096.8 145807.7 48333.1 175007.0 57618.4 269337.6 12200.9 306648.4 116576.7 390767.9 129679.8 Dịch vụ 1990 20666.5 572.0 1991 41892.6 1047.3 1992 49061.1 1368.8 1993 53929.2 1557.8 1994 64876.8 1843.2 1995 85507.6 2545.6 1996 92406.2 2625.0 1997 99352.3 2707.0 1998 114417.7 2826.1 1999 128416.2 2995.0 2000 129087.9 3136.6 2001 130115.3 3273.1 2002 144947.2 3274.7 2003 152865.6 3432.7 2004 172387.5 3599.4 2005 183213.6 3262.3 2006 197700.7 3559.9 2007 236750.4 4125.0 2008 377238.6 5700.1 2009 430221.6 6996.5 Sơ bộ 2010 528738.9 8292.0 [Nguồn: //www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid =390&idmid=3&ItemID=11680 ] Xây dựng môi trường pháp lý, thể chế kinh doanh, tài chính... nhằm tạo điều kiện cho việc thành lập các doanh nghiệp nông thôn quy mô nhỏ và vừa để tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khuyến khích thành lập các dịch vụ tư nhân và hỗ trợ vay vốn ban đầu cho các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động. Đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ quản lý trong lĩnh vực chế biến và dịch vụ. 9 Hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, chuyển giao công nghệ tiêu thụ sản phẩm, sử dụng các nguồn nguyên liệu trong nước [gỗ, mây, tre, lá...]. Thực hiện cho vay vốn ưu đãi, thuê đất dễ dàng, miễn giảm thuế, tự do kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm... Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề truyền thống; tăng cường đầu tư, hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thông tin để phát triển và mở mang các ngành nghề. Hỗ trợ các địa phương, mỗi huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề, nhất là nghề truyền thống của địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp, nghệ nhân, các hợp tác xã, tổ chức hiệp hội, đoàn thể mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho lao động. Đối với các vùng sản xuất khó khăn có nhiều hộ nghèo, Nhà nước sẽ tăng cường đầu tư kết hợp với huy động đầu tư của cộng đồng để đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế xã; hỗ trợ xây dựng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Tập trung đầu tư, phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn như: chế biến, bảo quản nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, thủ công mỹ nghệ. Hiện đại hoá công nghiệp chế biến, đóng gói và tiếp thị sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hoá nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, nhờ đó tăng giá trị hàng hoá và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam. Thiết lập các khu công nghiệp làng nghề và chế biến nông sản ở nông thôn để trở thành các trung tâm hạt nhân cho công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Chú trọng phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp như cày bừa, vận chuyển, tưới nước, bảo vệ thực vật, động vật, cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước thông qua kế hoạch hàng năm và các chương trình quốc gia sẽ dành một nguồn kinh phí nhất định để trực tiếp đầu tư, tạo cơ hội cho các hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mở mang ngành nghề như: cho vay không lãi để làm nhà xưởng, mua thiết bị và chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, tổ chức cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. 1.1.7. Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, tín dụng ở nông thôn Cải cách và đổi mới hệ thống tài chính tín dụng nông thôn, hình thành thị trường tín dụng bền vững, tạo điều kiện đầu tư vốn thuận lợi để hiện đại hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, thu hút đầu tư tư nhân vào sản xuất và chế biến sản phẩm chất lượng cao. Bảo đảm cho các hộ nghèo có điều kiện "gửi-vay" được thuận lợi. Mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm và có chính sách cụ thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác để tạo thêm nguồn 10

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề