Tiêu hóa thức ăn của châu chấu khác tôm sông như thế nào

1. Tôm

a. Cấu tạo ngoài

Tôm sông sống phổ biến ở các sông, ngòi, ao, hổ... nước ta.

- Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền với nhau và phần bụng

* Vỏ cơ thể

- Cấu tạo bằng kitin, ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp

- Vỏ cơ thể chứa sắc tố, làm tôm có màu sắc của môi trường

- Chức năng: vỏ cơ thể như bộ xương ngoài che chở, bảo vệ cơ thể và là chỗ bám cho hệ cơ phát triển.

* Các phần phụ của tôm

- Phần đầu ngực:

+ Mắt kép

+ Hai đôi râu

+ Các chân hàm

+ Các chân ngực

- Phần bụng:

+ Các chân bụng

+ Tấm lái

b.Di chuyển

Tôm di chuyển bằng cách bò hoặc bơi giật lùi:

- Bò: các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.

- Bơi giật lùi: tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.

c. Dinh dưỡng

Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật [kể cả mồi sống lẫn mồi chết]. Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.

Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hoá ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột, ôxi được tiếp nhận qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2. 

d. Sinh sản

Tôm phân tính : Đực, cái phân biệt rõ. Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng. Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần mới cho tôm trưởng thành.

Bài 2 trang 88 SGK Sinh học 7

Đề bài

Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tôm ở dưới nước còn châu chấu ở trên cạn.

Lời giải chi tiết

- Hô hấp ở châu chấu: nhờ hệ thống ống khí xuất phát từ các đôi lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem oxi tới từng tế bào.

- Hô hấp ở tôm sông: nhờ các lá mang ở đốt gốc các đôi chân ngực, lấy oxi trong nước rồi đưa vào cơ thể.

Loigiaihay.com

  • Bài 3 trang 88 SGK Sinh học 7

    Giải bài 3 trang 88 SGK Sinh học 7. Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào?

  • Bài 1 trang 88 SGK Sinh học 7

    Giải bài 1 trang 88 SGK Sinh học 7. Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

  • Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: Châu chấu có phàm ăn hay không và ăn loại thức ăn gì? Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới lớn lên thành con trưởng thành?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 88 SGK Sinh học 7.

  • Thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào? Vì sao hệ tuân hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

    Thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: - Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào? - Vì sao hệ tuân hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

  • Quan sát hình 26.1 và đọc các thông tin trên, trả lời các câu hỏi sau: Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu...

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 86 SGK Sinh học 7.

  • Lý thuyết đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

    Hiện nay lớp chim được biết khoảng 9 600 loài được xếp trong 27 bộ. ở Việt Nam đã phát hiện 830 loài.

  • Hãy nêu các hình thức di chuyển của chim. Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 148 SGK Sinh học 7. Hãy nêu các hình thức di chuyển của chim. Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim.

  • Nêu đặc điểm chung của bò sát.

    Nêu đặc điểm chung của bò sát.

  • So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

    So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

Giải VBT Sinh học 7 Bài 26: Châu chấu

Video liên quan

Chủ Đề