Tiêu chảy rối loạn chức năng là gì

Trước khi tìm hiểu cách phòng bệnh và điều trị của bệnh, bạn cần nắm rõ tiêu chảy là gì. Đây là một loại bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa, với biểu hiện đặc trưng là xuất hiện tình trạng phân lỏng từ ba lần trở đi. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Hoa Kỳ (CDC), bệnh tiêu chảy là 1 trong 9 loại bệnh dễ khiến trẻ em tử vong trên thế giới. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé dưới 5 tuổi tử vong đứng thứ 2.

Tiêu chảy rối loạn chức năng là gì

Trong y học, bệnh tiêu chảy được chia làm 4 cấp độ khác nhau. Tiêu chí phân loại dựa trên thời gian mắc bệnh, mức độ nghiêm trọng, trạng thái của phân như sau:

  • Tiêu chảy cấp tính: Thường gặp ở trẻ mầm non và tiểu học. Bệnh này thường sẽ làm cho bé đi phân lỏng (có nhiều nước) và trong 1 ngày đi đại tiện hơn 3 lần, có thể kéo dài khoảng 1 tuần. Nguyên nhân thường do trẻ ăn nhầm đồ ăn bẩn, không phù hợp. Một số trẻ khác có thể bị nhiễm loại virus Rota gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng của trẻ.
  • Tiêu chảy mãn tính: Khi bệnh tiêu chảy kéo dài từ 2 đến 4 tuần liền thì người bệnh đang ở mức độ mãn tính. Nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc chức năng miễn dịch suy giảm thì rất nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
  • Tiêu chảy thẩm thấu: Việc cơ thể giảm hấp thu dịch, các chất điện giải, dinh dưỡng được gọi là tiêu chảy thẩm thấu. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có khối lượng phân dưới 1 lít/ ngày. Do không hấp thụ được lactose nên dễ gây trướng bụng hơn là bị bệnh tiêu chảy. Lúc này, bạn nên dừng ngay việc ăn các loại thức ăn đó để các triệu chứng thuyên giảm.
  • Tiêu chảy xuất tiết: Căn bệnh xảy ra do sự rối loạn truyền tải ion ở ruột trong các tế bào biểu mô. Lúc này cơ thể tăng bài tiết hoặc giảm hấp thu hoặc cả hai biểu hiện.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy

Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy phần lớn do sự ô nhiễm nguồn nước, nước bẩn, vệ sinh không đạt chuẩn gây ra khoảng 88% trường hợp trẻ tử vong. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn việc 40% trẻ em ở độ tuổi dưới 5 nhập viện vì bệnh tiêu chảy cấp.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác thường gặp gây ra bệnh tiêu chảy là gì, cùng Lifebuoy tìm hiểu nhé!

  • Virus: Ngoài Rotavirus, bệnh tiêu chảy còn đến từ việc đường ruột nhiễm khuẩn, vệ sinh kém, rối loạn vi sinh ở đường ruột, không hấp thu được đường, hội chứng ruột kích thích, bị ngộ độc thực phẩm, viêm đại tràng,..
  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Mầm bệnh có thể từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, kích thích mô tiêu hóa làm viêm nhiễm đường ruột do nơi ở không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, khuẩn tụ cầu, Clostridium,... từ đó dẫn tới tình trạng ngộ độc.
  • Ăn uống không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm: Bạn sống trong nơi có nguồn nước bị ô nhiễm, thường xuyên ăn các món chưa đảm bảo an toàn thực phẩm như các thức ăn tái sống và thực phẩm bị tưới bằng nước bẩn, phân tươi. Các nguyên nhân này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng.
  • Vệ sinh kém: Điều kiện vệ sinh ở môi trường sống kém, ẩm ướt cũng là nguyên nhân làm tăng lây lan vi khuẩn. Do đó, bạn cần dạy trẻ cách rửa tay, giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa,... bằng các loại xà phòng tốt.
  • Rối loạn vi sinh đường ruột: Do làm dụng thuốc kháng sinh nên vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, làm giảm hấp thu, tăng bài tiết.
  • Không hấp thu đường: Do cơ thể không nạp hoặc hấp thu được đường lactose, glucose-galactose, fructose hoặc do thiếu các loại men tiêu hóa như sucrase-isomaltase, lactase,...
  • Ngộ độc thực phẩm: Ăn nhầm thực phẩm ôi thiu, thực phẩm bẩn, chứa phụ gia độc hại.
  • Hội chứng ruột kích thích: Do ăn phải những thực phẩm lạ hoặc uống nhầm loại thuốc gây kích thích dạ dày.
  • Viêm đại tràng: Do cơ thể nhiễm vi khuẩn Shigella, Salmonella, ký sinh trùng,... có thể gây ra bệnh tiêu chảy.

Tiêu chảy rối loạn chức năng là gì

Những biểu hiện của bệnh tiêu chảy

Vậy biểu hiện của tiêu chảy là gì, chúng ta cần nắm rõ để phát hiện sớm tình trạng bị tiêu chảy ở bản thân cũng như người thân trong gia đình:

  • Số lần đi ngoài tăng đột ngột.
  • Bị đầy bụng hoặc sôi bụng.
  • Đi đại tiện dạng lỏng liên tục, nhiều lần trong ngày.
  • Nôn ban đầu là thức ăn sau đó là nước trong hoặc vàng nhạt.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Chuột rút.
  • Bị mất nước.
  • Hạ huyết áp.

Tiêu chảy rối loạn chức năng là gì

Các phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy

Tuy theo tình trạng của bệnh tiêu chảy có kéo dài nhiều ngày hay không, mức độ nặng nhẹ ra sao và sự tăng dần các triệu chứng, sẽ có phương pháp điều trị riêng. Nếu bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi, nếu trở nặng cần phải lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Một số cách trị bệnh tiêu chảy ở người lớn, trẻ nhỏ mà bạn có thể áp dụng là:

  • Bù nước và các chất điện giải: Do việc đi đại tiện nhiều nên cơ thể sẽ mất nước, bạn cần bổ sung cho bệnh nhân ngay một hỗn hợp dung dịch gọi là Oresol (ORS – Oral rehydration salts) gồm nước sạch, đường, muối. Nếu bệnh nhân có triệu chứng nôn không thể hấp thụ thì có thể cho bệnh nhân đến bệnh viện để truyền nước.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Kháng sinh sẽ điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn và ký sinh trùng. Tuy nhiên nếu không phải thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng.
  • Điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây tiêu chảy: Như đã đề cập tiêu chảy có thể là nguyên nhân từ bệnh lý khác nên bạn cần đến bác sĩ để họ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp.
  • Điều chỉnh toa thuốc, liều lượng đang dùng: Lúc này, bạn nên đến bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất để bác sĩ kê đơn và đưa phương pháp điều trị phù hợp.

Tiêu chảy rối loạn chức năng là gì

Các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy có lây không là câu hỏi mà nhiều bạn quan tâm. Đây là một căn bệnh dễ lây lan, và dễ biến chứng thành căn bệnh nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần có biện pháp phòng chống hợp lý cho trẻ nhỏ và gia đình, vậy các cách phòng chống tiêu chảy là gì?

  • Vệ sinh nhà cửa, cá nhân sạch sẽ: Bạn cần tăng cường vệ sinh cá nhân, không gian sống và hướng dẫn cho trẻ nhỏ cách vệ sinh cá nhân khi đi học, vui chơi như rửa tay bằng nước rửa tay xà phòng Lifebuoy thường xuyên trước và sau khi ăn, đi vệ sinh,... Dòng nước rửa tay Lifebuoy với đa dạng nhiều sản phẩm khác nhau là lựa chọn hàng đầu giúp tiêu diệt đến 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi. Đồng thời, sản phẩm còn bổ sung các loại vitamin B3, C & E giúp hỗ trợ sức khỏe đề kháng da tự nhiên.
  • Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: Cần tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”, đặc biệt ở trẻ em có sức đề kháng yếu, chưa hoàn thiện.
  • Bảo vệ nguồn nước sạch: Đảm bảo nguồn nước sử dụng để ăn uống, tắm, tiêu là nước sạch.
  • Cập nhật kiến thức thường xuyên: Bằng cách theo dõi nguồn tin đáng tin cậy và theo dõi hướng dẫn từ các tổ chức y tế, chúng ta có thể phòng ngừa, xử lý tiêu chảy đúng cách, từ đó tránh lây lan nếu trong gia đình có người thân mắc căn bệnh này.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy là gì?

Bệnh tiêu chảy là một loại bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa, thường do một loại vi-rút hoặc đôi khi do thực phẩm nhiễm bẩn gây ra. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh tiêu chảy là thường xuyên đi ngoài phân lỏng, có nước và đau bụng.

Bị tiêu chảy liên tục nên làm gì?

Khi bị tiêu chảy liên tục, bạn cần giữ cơ thể không bị mất nước, sử dụng thuốc chống tiêu chảy có chỉ định và rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần lập tức đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là các thông tin liên quan đến chủ đề tiêu chảy là gì, bị tiêu chảy liên tục nên làm gì, các dấu hiệu bị tiêu chảy ở người lớn, trẻ nhỏ cũng như cách điều trị bệnh phù hợp. Nhìn chung, đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nó có thể đến từ nhiều nguyên nhân và gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. Để phòng ngừa bệnh, bạn nên chú ý trong việc làm sạch sẽ cơ thể và môi trường sinh sống bằng những sản phẩm chất lượng như: Sữa tắm Lifebuoy, xà phòng rửa tay Lifebuoy,... nổi bật với khả năng diệt khuẩn đến 99,9%, kể cả vi khuẩn biến đổi và giúp hỗ trợ đề kháng da tự nhiên. Ngoài ra, bạn có thể truy cập ngay website Lifebuoy để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan để nâng cao sức khỏe của chính bản thân và gia đình nhé!

  • Tiêu chảy rối loạn chức năng là gì
    Thương hàn Tất tần tật về thương hàn với các triệu chứng: phát ban ở ngực, sốt, đau đầu,... Những lời khuyên phòng tránh, trong đó cần nên rửa tay thường xuyên.
  • Tiêu chảy rối loạn chức năng là gì
    Cẩm nang bệnh kiết lỵ ở trẻ em & cách phòng bệnh Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng bị nhiễm trùng ở ruột do một số loài vi khuẩn hay kí sinh trùng gây ra. Cách điều trị và phòng bệnh kiết lỵ ở trẻ em.

Tiêu chảy rối loạn chức năng là gì

Tác hại của ô nhiễm bụi mịn & Cách bảo vệ

Ô nhiễm bụi mịn gây ra những tác hại kinh khủng đến sức khỏe như rác thải nhựa: gây tử vong, nhiễm trùng đường hô hấp, hen xuyễn,.. hay thậm chí là ung thư

Tiêu chảy bao lâu thì nguy hiểm?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC cho biết: “Những trường hợp bị tiêu chảy có dấu hiệu mất nước hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm như: tiêu chảy phân toàn nước với khối lượng nhiều, bị sốt cao trên 39 độ C; phân có máu, chất nhầy hoặc có màu đen; đau bụng dữ ...

Tiêu chảy là biểu hiện bệnh gì?

Triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh tiêu chảy là đi ngoài nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày), phân lỏng và kèm nước. Ngoài ra, tình trạng cũng xuất hiện với nhiều triệu chứng đi kèm khác, cụ thể như sau: Đầy bụng, sôi bụng. Ỉa chảy liên tục, nhiều lần, ban đầu phân lỏng sau toàn là nước.

Bị tiêu chảy kéo dài nên ăn gì?

Các loại thực phẩm nên dùng là gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt. Với nhóm thực phẩm bổ sung đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo... Chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức.

Tiêu chảy nhiều có ảnh hưởng gì không?

Tiêu chảy cấp có thể làm suy giảm các hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn, tiêu chảy có thể dẫn tới suy thận từ đó giảm khả năng bài tiết nước tiểu. Ngoài ra, tiêu chảy còn khiến nồng độ axit trong máu tăng lên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị hôn mê.