Tiêm mũi 1 bao lâu sinh kháng thể

Thời gian gần đây, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương với số ca mắc mới có xu hướng tăng, số bệnh nhân nặng, số ca tử vong ở một số địa phương chưa giảm.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhất là chủ động kiểm soát biến chủng mới Omicron đang diễn biến rất khó lường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu việc tiêm vắc xin mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên phải hoàn thànhtrong quý 1-2022.

Tiêm mũi vắc xin mũi 3 là hết sức cần thiết nhằm tăng hiệu lực bảo vệ cơ thể

Theo các chuyên gia y tế, hiệu quả bảo vệ của các loại vắc xinphòng Covid-19 đang được sử dụng hiện nay tại Việt Nam nằm trong khoảng từ 78-94% tùy loại. Hiệu quả này sẽ bị giảm dần theo thời gian, đặc biệt là người từ 65 tuổi trở lên. Vì vậy, việc tiêm vắc xin mũi 3 là hết sức cần thiết nhằm tăng hiệu lực bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể sản xuất đủ kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, nhất là trước những biến thể nguy hiểm như Delta hay Omicron.

Trước tình hình số ca mắc Covid-19 cộng đồng tiếp tục tăng, nhiều địa phương đang tiến hành triển khai tiêm mũi 3 vắc xin cho các đối tượng ưu tiên; đồng thời tiếp tục tiêm đủ liều cơ bản, hạn chế bệnh nhân nặng, nguy cơ tử vong. Theo Bộ Y tế, mũi 3 vắc xin Covid-19 là mũi bổ sung hoặc nhắc lại.

Đoàn Bộ Y tế kiểm tra công tác tiêm chủng tại Trung tâm Thi đấu Thể thao tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Tuấn Dũng

Mũi bổ sung tiêm cho những người đã tiêm đủ 2 mũi, có bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như người đang điều trị ung thư, ghép tạng, bệnh nhân HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng... Thời gian tiêm mũi bổ sung diễn ra sau mũi 2 ít nhất 4 tuần [28 ngày]. Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

Việc tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 triển khai với các nhóm đối tượng người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế. Và tiêm cách mũi 2 cơ bản ít nhất 3 tháng.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết, tiêm chủng vắc xin để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm là biện pháp hiệu quả nhất đặc biệt là đối với các loại dịch bệnh truyền nhiễm có tác nhân gây bệnh là do virus. Đại dịch Covid-19 đã diễn ra được gần 2 năm. Việc phát triển vắc xin Covid-19 an toàn và hiệu quả là một bước tiến lớn trong nỗ lực toàn cầu, nhằm chấm dứt đại dịch. Đặc biệt, tất cả các loại vắc xin ngừa Covid-19 cho đến nay đều được Tổ chức Y tế thế giới [WHO] và các nước phê duyệt cho phép sử dụng khẩn cấp.

Hiện nay, vắc xin Covid-19 được xem là "hộ chiếu" an toàn giúp cơ thể được bảo vệ bởi kháng thể, giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, đặc biệt giảm triệu chứng nặng, giảm nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, các bằng chứng thời gian gần đây cho thấy hiệu quả của vắc xin có thể giảm theo thời gian và các loại vắc xin Covid-19 hiện đang sử dụng có thể kém hiệu quả hơn đối với biến thể của virus SASR-CoV-2.

“Vì vậy, việc tiêm mũi vắc xin bổ sung và nhắc lại là hết sức cần thiết nhằm duy trì hiệu quả kháng thể để bảo vệ trước Covid-19, nhất là các đối tượng cao tuổi hoặc làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao. Ngoài ra, sự xuất hiện gần đây của biến thể Omicron [B.1.1.529] càng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc tiêm nhắc lại mũi thứ 3. Tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 sẽ có hiệu quả trong việc củng cố hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh”, ông Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn cho biết: “Việt Nam cũng là một trong những nước có độ bao phủ vắc xin nhanh nhất thế giới. Chúng ta đang tiêm mũi vắc xin bổ sung thứ 3, đây là một điểm sáng trong bối cảnh thế giới đang chao đảo vì các biến thể của virus SARS-CoV-2. Điều này rất đúng về mặt khoa học, vắc xin không những làm giảm ca nhiễm, diễn biến nặng và tử vong với biến thể Delta, mà còn cả với biến thể Omicron, một biến thể có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn Delta nhiều lần”.

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 3 cho người dân

Để chuẩn bị việc tiêm chủng mũi 3 cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 297/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều bổ sung và liều nhắc lại.

Theo đó, 90% người từ trên 18 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng đã được tiêm đủ liều cơ bản vắc xin phòng Covid-19 sẽ được tiêm 1 mũi bổ sung. Trên 90% người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc bổ sung sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin nhắc lại vắc xin phòng Covid-19. Trong đó, ưu tiên tiêm trước cho người có tình trạng suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền, người từ 50 tuổi trở lên và nhân viên y tế.

Trên cơ sở tổ chức tiêm theo thứ tự ưu tiên và tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động bảo đảman toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng Covid-19.

Tiêm vắc xin cho người dân trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Minh Khuê

Theo ông Khổng Minh Tuấn, dựa vào số lượng vắc xin sẵn có và tiền sử tiêm chủng của đối tượng, địa phương sẽ tổ chức tiêm mũi nhắc lại theo thứ tự ưu tiên mà Bộ Y tế đã hướng dẫn. Người dân không cần đăng ký ngay mà thực hiện theo hướng dẫn của cơ sở y tế trên địa bàn khi nhận được thông báo.

Ngoài ra, trong lúc chờ tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tiếp tục tuân thủ 5K nhằm phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Bởi cùng với việc tiêm phòng, thực hiện 5K thì người dân nên chủ động nâng cao sức khỏe là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi mọi biến chủng Covid-19.

Vắc xin sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là các vắc xin phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế phê duyệt. Liều lượng vắc xin để tiêm bổ sung và nhắc lại theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

Theo Bộ Y tế, loại vắc xin sử dụng tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 như sau: Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA [vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna]; nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA.

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc-tơ vi rút [vắc xin Astrazeneca].

MINH KHUÊ - THÁI SƠN

* Bài thực hiện theo Nghị quyết 84/NQ-CP

Mũi tiêm tăng cường của vaccine Pfizer khôi phục hơn 95% hiệu quả bảo vệ

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh [CDC] Hoa Kỳ, một người được coi là đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ khi đã tiêm liều thứ 2 Pfizer hoặc Moderna hoặc 2 tuần sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson một liều. Nhưng để củng cố sự bảo vệ có thể đã suy yếu kể từ đợt tiêm chủng đầu tiên, CDC khuyên nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện. 

Nghiên cứu cho thấy, việc tiêm tăng cường giúp giảm khả năng nhiễm COVID-19 hoặc bị bệnh nặng nếu bạn mắc phải bệnh này.

Hiện tại, bất kỳ người nào trên 16 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ đều có thể tiêm mũi tăng cường mRNA. Những người đã tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm nhắc lại sau 5 tháng khi đã hoàn thành liều thứ hai. Những người tiêm vaccine Johnson & Johnson có thể tiêm nhắc lại sau hai tháng khi đã tiêm vaccine một liều.

2. Mũi vaccine tăng cường COVID-19 hoạt động như thế nào?

Khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra phản ứng kháng thể để chống lại sự lây nhiễm trong tương lai.

Giả sử bạn đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cuối cùng vài tháng trước. Theo thời gian, phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ yếu đi, và lúc này một mũi tiêm tăng cường sẽ nhắc lại hệ thống miễn dịch với mầm bệnh để tạo ra nhiều tế bào sản xuất kháng thể hơn.

Yếu tố quan trọng trong quá trình này là một loại tế bào bạch cầu được gọi là tế bào B trí nhớ, vẫn ở trong cơ thể bạn chờ để nhận ra và chống lại cùng một mầm bệnh.

Nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện.

GS.TS. Pablo Penaloza-MacMaster, Đại học Tây Bắc Chicago cho biết, vào thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19, các tế bào B trí nhớ này đã gặp các protein virus - một hoặc hai lần tùy thuộc vào loại vaccine ban đầu đã tiêm. Do đó, các tế bào có thể tạo ra các kháng thể chống lại COVID-19 nhiều hơn và tốt hơn. Có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ nhiều hơn nếu tiếp xúc với COVID-19. Ngoài ra, mũi tăng cường có thể cung cấp khả năng bảo vệ nhiều hơn trước các biến thể khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với liều tăng cường của Johnson & Johnson hai tháng sau mũi tiêm đầu tiên, mức độ kháng thể tăng gấp 4 đến 6 lần. 

Với mũi tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 Moderna mức độ kháng thể tăng gấp 37 lần và 25 lần với mũi tiêm tăng cường Pfizer. 

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc pha trộn và kết hợp các loại vaccine cung cấp nhiều khả năng sự bảo vệ giống như được tăng cường với cùng một loại vaccine đã tiêm ban đầu.

3. Mũi tiêm tăng cường trong bao lâu mới có hiệu quả?

Cho đến nay, không thể biết chính xác thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 có hiệu lực hoàn toàn. Các chuyên gia cho hay, không chắc bạn sẽ được bảo vệ thêm ngay sau khi tiêm liều tăng cường. Bởi thông thường cần mất vài ngày hoặc vài tuần để các tế bào nhớ tạo ra nhiều kháng thể hơn. Tuy nhiên, có thể giữa tuần đầu tiên và tuần thứ hai, cơ thể bắt đầu có sự gia tăng đáng kể khả năng bảo vệ của mũi tiêm tăng cường.

TS. Amesh A. Adalja, Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, đồng ý rằng hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

Theo dõi những người tham gia thử nghiệm vaccine Pfizer trong 100 ngày sau khi tiêm vaccine cho thấy, tác dụng tích cực của tiêm tăng cường có thể bắt đầu ngay sau 7 ngày. Trong thử nghiệm, tỷ lệ những người được tiêm mũi Pfizer tăng cường mắc COVID-19 có triệu chứng thấp hơn nhiều trong thời gian từ 1 tuần đến 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường so với những người chỉ tiêm mũi tăng cường giả dược. Kết quả có thể tương tự như với mũi tiêm Moderna tăng cường.

Đối với vaccine Johnson & Johnson, các nhà nghiên cứu cho hay, khi tiêm nhắc lại vào thời điểm 6 tháng sau mũi tiêm duy nhất, mức độ kháng thể tăng gấp 9 lần một tuần sau đó. Các mức kháng thể đó tiếp tục tăng lên cao gấp 12 lần sau một tháng tiêm nhắc lại.

Hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến mũi tiêm tăng cường?

Các chuyên gia lưu ý, hiệu quả của việc tiêm nhắc lại và mức độ bảo vệ của vaccine có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố:

- Người cao tuổi

Người cao tuổi thường phản ứng kém hiệu quả hơn với vaccine. Ngoài ra, những người đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể không nhận được đầy đủ hiệu quả của mũi tiêm tăng cường.

- Thời gian giữa các mũi tiêm

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng thời gian giữa mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên và mũi tiêm tăng cường càng dài càng tạo ra các kháng thể tốt hơn.

Nên tiêm nhắc lại nếu bạn có đủ điều kiện.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nên kéo dài thời gian để tiêm mũi tăng cường với hy vọng được bảo vệ tốt hơn. Hiện tại chính thời điểm tốt nhất để tiêm nhắc lại nếu bạn đủ điều kiện. Bởi giữa đại dịch nguy hiểm, chúng ta cần có được mức độ bảo vệ cao hơn ngay tại thời điểm này thay vì chờ đợi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Lưu ý khi tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi

Ngọc Nguyễn

[Theo health.com, 21/12/2021]

Video liên quan

Chủ Đề