Thuyết mình về bánh xèo núi Cấm

Đến với núi Cấm[*], du khách sau khi thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ, phong cảnh hữu tình, khí hậu trong lành mát mẻ, tham quan, chiêm bái các danh lam thắng cảnh như chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm, chùa Vạn Linh… sẽ dừng chân, ghé quán bánh xèo thưởng thức một món ngon của Thiên Cẩm Sơn.


Bánh xèo núi Cấm không biết có tự bao giờ, so ra rất khác với bánh xèo dưới đồng bằng. Gạo để làm bánh là gạo lúa Sóc, được ngâm và xay bằng cối đá, bột xay đựng trong thau, được dằn bằng những tấm thớt nặng để ráo nước [bồng bột]. Dừa khô cũng được nạo bằng tay với cái bàn nạo đã mòn theo năm tháng, còn nghệ tươi đào ngoài vườn được vắt nước trộn vào bột làm màu.

Bánh xèo núi Cấm với nhiều loại rau, lá cây ăn kèm

Món rau ăn kèm bánh xèo núi Cấm mới thật phong phú, hầu hết là rau xanh thiên nhiên tươi non mơn mởn, hương thơm vừa nồng nàn vừa cay cay, hăng hắc mà quyến rũ. Thực khách hoàn toàn yên tâm khi ăn những là rau càng cua, cải trời, kim thất, đinh lăng, mã đề, lá lốt, hồng ngọc, cát lồi…Để tăng thêm hấp dẫn cho món bánh xèo còn có những loại lá cây rừng như sung, sộp, bứa, xoài, ngành ngạnh, đọt vừng, cóc rừng… Nước mắm chua ngọt để chấm bánh được pha chế với nhiều nguyên liệu đặc biệt chỉ có ở trên núi. Ngoài ớt, tỏi, chanh, đường, để có được vị chua người ta dùng trái trúc bản địa.

Trái trúc bén duyên cùng nước chấm tạo hương vị không lẫn vào đâu được – các thành phần: chua, ngọt, mặn, hăng, nồng, bùi… với tỷ lệ thích hợp quyện vào nhau để người sành ăn cứ vấn vương đầu lưỡi!

Trái trúc

Bột làm bánh được trộn sao cho đủ độ béo, độ mặn ngọt, không nhão, không khô. Chiếc bánh xèo núi Cấm đậm đà hương thơm của gạo lúa Sóc. Kỹ thuật đổ bánh cũng vào hàng “cao thủ”: chiếc bánh mỏng, tròn đều, bìa bánh giòn rụm gói bên trong nhúm đậu xanh, mấy con tép tươi ngọt lịm, vừa ngon vừa đẹp.

Khi bánh đã gần chín, người chế biến cho lửa vừa, gấp đôi bánh lại và chờ khi bánh chín giòn, vàng đều cả hai mặt mới vớt ra khỏi chảo.

Hái rau rừng ăn kèm bánh xèo

Thưởng thức bánh xèo, có nhiều du khách dùng tay. Họ xé miếng bánh đặt vào lòng bàn tay, chọn loại rau mình thích để cuốn miếng bánh lại rồi chấm vào chén nước mắm. Họ ăn thật thư thái, ung dung, nhẩn nha như để tận hưởng sự khoái khẩu mà món ăn đã đạt tới đỉnh cao của sự hài hòa giữa chất bột, chất đạm, chất tươi… giữa khung cảnh thiên nhiên với gió núi rừng lồng lộng.

Có thể nói được chế biến từ những nguyên liệu giản dị nhưng bánh xèo núi Cấm đã có được danh phận, không chỉ du khách trong nước mà khách nước ngoài cũng biết đến món ăn này. Hầu như du khách bốn phương hành hương núi Cấm đều ghé lại quán bánh xèo, thưởng thức chiếc bánh màu nghệ vàng tươi, chén nước chấm với vị chua khó quên của trái trúc, cùng mùi thơm của rau rừng mà không nơi nào có được.

Khách nước ngoài cũng khoái món bánh xèo núi Cấm

[*] Còn được gọi là núi Ông Cấm hay Thiên Cẩm Sơn; nằm trên địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, có độ cao 705m, là ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn

THỤY CHÂU

Doanh nhân SG online 10/04/2015

1. Mở bài: Giới thiệu về bánh xèo: • Bánh xèo là món bánh mặn thân thuộc đối với con người Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và vị ngon đặc biệt nên bánh xèo luôn được mọi người yêu thích. 2. Thân bài • Nguồn gốc của bánh xèo: Có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của bánh xèo. Theo một số ghi chép cho rằng món bánh này bắt nguồn từ miền Trung Việt Nam. Từ thời Tây Sơn bánh xèo đã trở thành một món ăn rất phổ biến. • Nguyên liệu làm bánh: – Vỏ bánh: gồm có bột gạo, bột chiên giòn, bột nghệ, nước cốt dừa, trứng gà, đường, muối, hành lá… – Nhân bánh: chuẩn bị nấm, tôm hoặc tép, thịt lơn hoặc thịt gà, giá sống hoặc hành tây, tùy đặc điểm vùng miền có thể chuẩn bị thêm dừa sợi và đậu xanh. – Rau sống và nước mắm, tỏi, ớt • Quy trình làm bánh xèo: – Pha bột gạo bột chiên giòn bột nghệ cùng đường, muối, trứng gà và nước cốt dừa sao cho vừa miệng. Sau đó rắc hành lá vào. – Dùng chảo gang hoặc chảo chống dính để đổ bánh. Cho một lượng dầu vừa phải vào chảo để xào nhân: tôm hoặc tép, thịt, nấm… khi nhân gần chín, đổ bột vào, tráng mỏng sai đó lật lại và cho giá,hành tây hoặc đậu xanh vào… – Lật bánh đến khi vàng giòn là bắt ra. • Thưởng thức: Ăn bánh xèo cùng rau sống và nước mắm chua ngọt để cảm nhận hết hương vị của bánh. • Sự khác biệt của bánh xèo giữa các vùng miền: Mỗi miền trên đất nước lại có cách chế biến và nguyên liệu làm bánh khác nhau. Tạo nên chiếc bánh xèo với hương vị và nét đặc trưng riêng. 3. Kết bài.

• Bánh xèo là món ăn đặc biệt, độc đáo của đấy nước Việt Nam

Văn mẫu

Ẩm thực Việt Nam đa dạng phong phú với rất nhiều loại bánh mang hương vị khác nhau. Trong đó có bánh xèo – một món bánh mặn với màu sắc bắt mắt và vị ngon đặc biệt. Không chỉ người Việt Nam mà bánh xèo còn được bạn bè quốc tế rất yêu thích. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại bánh đặc biệt này. Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có kết luận chính xác về nguồn gốc của bánh xèo. Theo một số ghi chép, món bánh này bắt nguồn từ miền Trung Việt Nam. Được biết từ thời Tây Sơn bánh xèo đã trở thành một món ăn rất phổ biến. Một số khác lại cho rằng, bánh xèo được lấy cảm hứng từ món bánh khoái của người Huế. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của bánh xèo, tuy nhiên bánh xèo ở miền Trung vẫn ngon và chuẩn vị nhất. Để làm ra được một chiếc bánh xèo ngon và đẹp mắt thì khâu chuẩn bị rất quan trọng. Đầu tiên là vỏ bánh, ngoài bột gạo, thì người thợ cần phải chuẩn bị bột chiên giòn, nước cốt dừa, trứng, đường, muối, bột nghệ và hành lá. Nguyên liệu làm nhân bánh có thể thay đổi theo vùng miền. Về cơ bản thì cần chuẩn bị nấm, thịt gà hoặc thịt lợn, tép hoặc tôm nhỏ, giá đỗ. Bên cạnh đó vó thể thêm đậu xanh hoặc dừa nạo tùy khẩu vị. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, người thợ sẽ bắt tay vào thực hiện. Gạo làm bánh phải là loại gạo thơm, gạo mới. Nếu dùng loại gạo đã lâu ngày thì bánh sẽ hôi. Trước khi đưa vào xay nhuyễn, người ta sẽ ngâm gạo qua đêm. Như vậy bột mới có độ mềm và mịn. Gạo xay xong sẽ chắt thật sạch nước rồi mới đem pha. Pha bột gạo cùng bột chiên giòn và nước cốt dừa để tăng độ giòn và ngậy. Sau đó cho thêm trứng và bột nghệ vào đánh đều cho tan hẳn. Điều đó sẽ giúp bánh xèo lên màu đẹp hơn. Cuối cùng cho thêm chút hành lá cắt nhỏ. Để tráng bánh, người ta sử dụng chảo sâu lòng hoặc chảo chống dính. Quét lớp mỡ mỏng xuống dưới đáy chảo, đợi chảo nóng rồi đổ nấm, tôm, thịt vào đảo đều. Khi các nguyên liệu đã gần chín,  người thợ sẽ đổ bột vào, tráng cho thật mỏng. Bước này đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận. Bột tráng càng mỏng thì bánh sẽ càng giòn và hấp dẫn. Sau đó rắc giá đỗ lên trên cùng [có thể cho thêm đậu xanh đã nấu chín]. Cuối cùng, lật giở bánh lại nhiều lần trên lửa nhỏ cho đến khi vàng đều rồi cho ra đĩa. Tiếp theo là công đoạn pha nước chấm. Nước chấm bánh xèo là sự hòa quyện, kết hợp giữa bốn vị chua, cay, mặn, ngọt. Tùy vào khẩu vị mà mức độ các vị sẽ khác nhau. Chiếc bánh xèo giòn rụm cùng đĩa rau sống, thêm chén nước mắm tỏi ớt thơm ngon sẽ là lựa chọn khó có thể chối từ. Khi thưởng thức, người ta sẽ cắt một miếng bánh, đặt lên rau sống sau đó mới chấm cùng nước mắm tỏi ớt, uống cùng ly trà nóng hoặc một ly bia đều rất hợp. Bánh xèo ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam lại có một cách chế biến cùng hương vị đặc trưng riêng. Ở miền Bắc, bánh xèo được tráng trong chảo lòng sâu để bánh chín nhanh và vàng đều. Nhân bánh thường được cho thêm hành tây thái nhỏ để tăng độ ngọt. Bên cạnh đó, loại nước chấm ở miền Bắc thường thiên về cay và mặn nhiều hơn. Còn ở miền Trung người ta sẽ sử dụng dầu lạc để xào nhân và tráng bánh. Phần nước chấm của bánh xèo cũng khác hoàn toàn so với miền Bắc. Nước chấm bánh là sự kết hợp giữa gan heo, đậu phộng và bột gạo. Tạo nên một hương vị thật đặc biệt, khó quên. Bánh xèo miền Nam lại níu chân du khách bằng cách biến tấu các nguyên liệu trong chế biến và thưởng thức. Sử dụng ốc để làm nhân bánh, dùng cà rốt để cho vào nước chấm kết hợp chung với hơn 20 loại rau sống ăn kèm làm cho món bánh miền Nam có mùi vị khác lạ, độc đáo.

Bánh xèo là một món ăn thơm ngon, độc đáo mang đậm hương vị vùng miền nhờ sự kết hợp nguyên liệu đa dạng, phong phú. Cùng với các món ăn khác, bánh xèo đã và đang làm nên nét đẹp độc đáo trong ẩm thực Việt.

Có thể bạn quan tâm:  Thuyết minh danh lam thắng cảnh - Văn 8

Đến với núi Cấm[*], du khách sau khi thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ, phong cảnh hữu tình, khí hậu trong lành mát mẻ, tham quan, chiêm bái các danh lam thắng cảnh như chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm, chùa Vạn Linh… sẽ dừng chân, ghé quán bánh xèo thưởng thức một món ngon của Thiên Cẩm Sơn.

Đọc E-paper

Bánh xèo núi Cấm không biết có tự bao giờ, so ra rất khác với bánh xèo dưới đồng bằng. Gạo để làm bánh là gạo lúa Sóc, được ngâm và xay bằng cối đá, bột xay đựng trong thau, được dằn bằng những tấm thớt nặng để ráo nước [bồng bột]. Dừa khô cũng được nạo bằng tay với cái bàn nạo đã mòn theo năm tháng, còn nghệ tươi đào ngoài vườn được vắt nước trộn vào bột làm màu.

Bánh xèo núi Cấm với nhiều loại rau, lá cây ăn kèm

Món rau ăn kèm bánh xèo núi Cấm mới thật phong phú, hầu hết là rau xanh thiên nhiên tươi non mơn mởn, hương thơm vừa nồng nàn vừa cay cay, hăng hắc mà quyến rũ. Thực khách hoàn toàn yên tâm khi ăn những là rau càng cua, cải trời, kim thất, đinh lăng, mã đề, lá lốt, hồng ngọc, cát lồi…

Để tăng thêm hấp dẫn cho món bánh xèo còn có những loại lá cây rừng như sung, sộp, bứa, xoài, ngành ngạnh, đọt vừng, cóc rừng… Nước mắm chua ngọt để chấm bánh được pha chế với nhiều nguyên liệu đặc biệt chỉ có ở trên núi. Ngoài ớt, tỏi, chanh, đường, để có được vị chua người ta dùng trái trúc bản địa.

Trái trúc bén duyên cùng nước chấm tạo hương vị không lẫn vào đâu được – các thành phần: chua, ngọt, mặn, hăng, nồng, bùi… với tỷ lệ thích hợp quyện vào nhau để người sành ăn cứ vấn vương đầu lưỡi!

Trái trúc

Bột làm bánh được trộn sao cho đủ độ béo, độ mặn ngọt, không nhão, không khô. Chiếc bánh xèo núi Cấm đậm đà hương thơm của gạo lúa Sóc. Kỹ thuật đổ bánh cũng vào hàng “cao thủ”: chiếc bánh mỏng, tròn đều, bìa bánh giòn rụm gói bên trong nhúm đậu xanh, mấy con tép tươi ngọt lịm, vừa ngon vừa đẹp.

Khi bánh đã gần chín, người chế biến cho lửa vừa, gấp đôi bánh lại và chờ khi bánh chín giòn, vàng đều cả hai mặt mới vớt ra khỏi chảo.

Hái rau rừng ăn kèm bánh xèo

Thưởng thức bánh xèo, có nhiều du khách dùng tay. Họ xé miếng bánh đặt vào lòng bàn tay, chọn loại rau mình thích để cuốn miếng bánh lại rồi chấm vào chén nước mắm. Họ ăn thật thư thái, ung dung, nhẩn nha như để tận hưởng sự khoái khẩu mà món ăn đã đạt tới đỉnh cao của sự hài hòa giữa chất bột, chất đạm, chất tươi… giữa khung cảnh thiên nhiên với gió núi rừng lồng lộng.

Có thể nói được chế biến từ những nguyên liệu giản dị nhưng bánh xèo núi Cấm đã có được danh phận, không chỉ du khách trong nước mà khách nước ngoài cũng biết đến món ăn này. Hầu như du khách bốn phương hành hương núi Cấm đều ghé lại quán bánh xèo, thưởng thức chiếc bánh màu nghệ vàng tươi, chén nước chấm với vị chua khó quên của trái trúc, cùng mùi thơm của rau rừng mà không nơi nào có được.

Khách nước ngoài cũng khoái món bánh xèo núi Cấm

[*] Còn được gọi là núi Ông Cấm hay Thiên Cẩm Sơn; nằm trên địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, có độ cao 705m, là ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn

>Xác lập bánh xèo kỷ lục tại hội hoa xuân Bình Điền
>Những món ngon dân dã của Ninh Bình
>Khám phá những món ngon ở Mumbai
>10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới

Video liên quan

Chủ Đề