Thuốc giảm tác hại của bia rượu

1.Tác hại của thuốc lá

          Thuốc lá là gì?

          Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ [thường có độ dài dưới 12 cm, đường kính khoảng 1cm].Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện [thường có gắn đầu lọc].

          Tác hại của thuốc lá

Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 loại hoá chất, trong đó có 70 chất gây ung thư.Các chất độc trong khói thuốc lá gồm:Nicotinmônôxítcacbonhắcínbenzenfomanđêhít, ĐĐT-Dieldrin[thuốc trừ sâu], axeton[chất tẩy móng tay], arsen, butan [ga máy lửa], xyanuahiđrô, amoniac[ Chất tẩy sàn nhà và bồn vệ sinh], methanol…Các hóa chất này ảnh hưởng đến toàn bộ hệthầnkinh, mạch máu, nộitiết và gây ra bệnh tim mạch, giảm trí nhớ, bệnh đường hô hấp cấp và mạn tính...Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá [gây bệnhungthư].

Hút thuốc lá gây ra 25 loại bệnh như: Ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản,...Các nghiên cứu cũng cho thấy hơn 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử dụng thuốc lá gây ra. khoảng 8 triệu ca tử vong hàng năm trên thế giới do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá, trong đó, hầu hết là ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Thuốc lá gây tử vong cho cả người hút và những người không hút thuốc hay còn gọi hút thuốc lá thụ động. Ngừng hút thuốc không những để phòng ngừa ung thư mà còn là biện pháp có hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh khác. 25% các bệnh tim mạch, 80% các viêm phế quản, giãn phế nang mạn tính có thể phòng ngừa bằng ngừng hút thuốc.

Thời gian hút thuốc và số lượng thuốc hút hàng ngày liên quan chặt chẽ với ung thư phổi, hạ họng, miệng, thực quản, dạ dày, tuỵ, bàng quang. Mỗi năm trên thế giới có hơn 1 triệu người ung thư phổi chiếm 24% tổng số các loại ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, mỗi năm có khoảng 3 - 5 triệu người chết do thuốc lá hoặc cứ 9 giây lại có một người chết vì thuốc lá.

          Luật PCTH của thuốc lá được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2013. Luật có 5 chương, 35 điều, quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28-9-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế [Nghị định số 117/2020/NĐ-CP], trong đó có các điều khoản về việc vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá. Theo đó, nếu có sự vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc láthì hành vi đó có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính.

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc tại Điều 25 Nghị định số 117/20203/NĐ-CP như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật;

b] Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:

a] Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

b] Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;

c] Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;

d] Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương hãy tuyên truyền và triển khai thực thi Luật PCTHCTL, đưa nội dung PCTHCTL vào kế hoạch hoạt động, nội qui, qui chế làm việc, tiêu chí thi đua và tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện.

          2.Tác hại  của rượu bia

Rượu là gì ?

         Rượu là các loại thức uống có chứa cồn được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau: Bia, nước giải khát có ga, rượu đế, rượu nếp than, rượu thuốc, các loại rượu đóng chai trong và ngoài nước…Về mặt khoa học rượu là một dung dịch gồm nước và cồn [trong đó cồn chiếm từ 1% đến 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10 đến 500]. Ngoài các thành phần chính trên, rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù riêng. Như vậy thành phần chính và cũng là tác nhân chính gây ra hậu quả tai hại của rượu là cồn Ethylic. Sau khi uống rượu vào cơ thể, sẽ có hai hiện tượng sinh lý cùng xảy ra trong cơ thể, đó là sự hấp thụ rượu nhanh chóng vào cơ thể và sự nỗ lực của cơ thể để đào thải rượu ra bên ngoài.

         Rượu được hấp thu vào cơ thể như thế nào?

         Khi uống rượu vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh trực tiếp vào máu với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Tốc độ hấp thu của rượu vào máu sẽ chậm hơn nếu dạ dày có thức ăn, hoặc dạ dày hoàn toàn rổng. Ngược lại nếu rượu được uống cùng lúc hoặc xen kẽ với các loại thức uống có ga như sodo, coca v.v… tốc độ hấp thu rượu vào máu sẽ gia tăng và làm người uống sẽ mau say hơn. Sau khi hấp thu, rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan [90%]. Một lượng nhỏ rượu còn nguyên dạng [khoảng 5-10%] thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Mức độ hấp thu rượu vào cơ thể tùy thuộc vào từng loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn trong dạ dày, thể trạng người uống…Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân tán đến khắp các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể.

         Cơ thể chúng ta đào thải rượu ra bên ngoài như thế nào?

Cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động đào thải rượu ra ngoài cơ thể ngay khi được hấp thu vào máu. Một phần nhỏ được thải ra qua các đường: tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở [làm cho hơi thở người uống nồng nặc mùi rượu]. Phần lớn số lượng rượu còn lại [khoảng 90% hay nhiều hơn] sẽ được chuyển hóa ở gan để thành những chất không độc đào thải ra ngoài cơ thể. Đây chính là khả năng chuyển hóa giải độc rượu của gan Khi đó rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là gan là cơ quan bị ảnh hưởng tác hại nặng nề nhất.

          Những tác hại của rượu bia

          1.Ảnh hưởng đến não bộ

        Bia, rượu làm ức chế ảnh hưởng của glutamate, khiến thông tin truyền đi trong não bộ chậm hơn bình thường.Các tế bào thần kinh ở não bộ rất nhạy cảm trước bất cứ chất độc nào, do đó với lượng cồn lớn trong bia rượu được đưa vào từ đường máu sẽ gây ra những rối loạn trầm trọng trong sự hoạt động của vỏ não và làm cho vỏ não không còn kiểm soát, điều chỉnh được hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Từ đó, gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liều lĩnh hơn.

          2. Gây hại cho cơ tim

          Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương, biểu hiện: Đau đầu, khó thở, mắt cá sưng to...

          3. Tác hại đối với dạ dày

     Sử dụng rượu, bia lâu dài có thể gây viêm loét dạ dày.Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm dạ dày cấp, lóet dạ dày và tá tràng.Nghiện rượu cũng gây ra các biến chứng như thủng dạ dày và chảy máu dạ dày.

          4.Tác hại đối với gan

     Khi rượu vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau đó, rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan [90%]. Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến của gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan hoặc có thể gây ung thư gan.

          5.Ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp

     Rượu gây ra thiếu B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức…dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường.

          6.Giảm sức đề kháng của cơ thể

          Rượu bia làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà người say rượu rất dễ bị cảm, trúng gió…
Ngoài ra, rượu bia còn làm thay đổi sự hóa ứng động bạch cầu, do đó người nghiện rượu dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao phổi, nếu không phát hiện sớm có thể gây tử vong.

     7. Ảnh hưởng đến xương khớp

     Rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bênh gout. Người uống rượu cũng sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương khớp.
          8. Gây ra các bệnh về tâm thần

    Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số các bệnh lí rối loạn tâm thần.Nhiều nghiên cứu cho thấy rượu đóng một yếu tố lớn trong tái phát các bệnh lí tâm thần. Rượu làm hoang tưởng, ảo giác, kích động vận động nặng lên ở giai đoạn cấp của bệnh, mặc dù vẫn tuân thủ điều trị bằng thuốc… nó còn làm tăng lo âu, sầu uất, trầm cảm, làm gia tăng các ý tưởng tự sát hoặc xu hướng kích động tấn công.

          Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia

         Luật Phòng, chống tác hại của rượu biađượcQuốc hộiban hànhngày 14 tháng 06 năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, trong đó:

 Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

 1. Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.

 2. Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia.

 3. Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

4. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do Luật định.

Trong Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, các vi phạm quy định về Luật PCTH của rượu bia từ Điều 30 đến Điều 37 của Nghị định./.

Video liên quan

Chủ Đề