Cách mở máy tính bạn viewsonic

Sử dụng máy vi tính thực chất là sử dụng những chương trình, phần mềm ứng dụng được cài đặt trên máy vi tính để thực hiện một hay nhiều công việc cụ thể nào đó như đánh văn bản, tính toán, xử lý ảnh, in ấn hoặc giải trí như truy cập internet, chơi trò chơi, xem phim, nghe nhạc,...

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy vi tính theo đúng nghĩa của nó, có nghĩa là bạn sẽ biết phải bắt đầu làm gì với cái máy vi tính theo trình tự các bước sau.

Cách mở nguồn các thiết bị vi tính

Mở nguồn máy vi tính [CPU]

Thao tác này cũng giống như khi mở các thiết bị điện, điện tử khác. Bạn hãy nhấn vào nút có ghi chữ Power hoặc On/Off trên thùng máy [Case, CPU] đây là nút lớn nhất thường nằm ở phía trước, chỉ cần nhấn vào và bỏ tay ra liền không nhấn quá mạnh và giữ lâu.

Nút nguồn của máy vi tính

Thông thường khi máy vi tính hoạt động thì đèn báo màu xanh hoặc vàng sẽ sáng.

Mở nguồn màn hình vi tính

Bạn hãy nhấn vào nút Power hoặc On/Off phía trước màn hình [Monitor] nếu màn hình chưa được mở. 

Nút nguồn của màn hình vi tính

Đèn báo nguồn của màn hình lúc đầu thường sẽ có màu vàng và chuyển sang màu xanh khi có tín hiệu từ CPU.

Mở nguồn các thiết bị khác

Mở công tắc cho các thiết bị còn lại nếu muốn sử dụng như loa, Modem, Router [thiết bi truy cập internet ], máy in,,.. nếu không nhìn thấy công tắc phía trước thì có thể nó được bố trí nằm phía sau hoặc bên hông của thiết bị. Thông thường khi thiết bị được mở sẽ có đèn báo sáng.

Bạn cần phải kiểm tra để chắc là máy vi tính và các thiết bị khác đều đã được cắm dây nguồn vào ổ điện. Một số máy vi tính có nhiều thiết bị được cắm chung vào một ổ cắm có công tắc, cần phải mở công tắc này trước và sau khi mở công tắc thì có thể một số thiết bị như màn hình, loa,... sẽ được cấp điện hoạt động.

Khởi động Hệ điều hành

Khác với các thiết bị điện tử, máy vi tính gồm có phần cứng là những thiết bị, bộ phận có thể chạm vào được và phần mềm là chương trình điều khiển các hoạt động của phần cứng, chương trình ứng dụng.... Trong đó có một chương trình đặc biệt giúp quản lý và điều hành mọi hoạt động của máy vi tính là phần mềm hệ thống hay còn gọi là Hệ điều hành. Mỗi máy vi tính bắt buộc phải có ít nhất một Hệ điều hành, Windows, Linus, Mac OS,... là tên gọi của những Hệ điều hành thông dụng.

Sau khi được cấp nguồn, máy vi tính sẽ tự kiểm tra và hiển thị các thông số trên màn hình, nếu không có vấn đề gì thì Hệ điều hành sẽ được khởi động, lúc này đèn màu đỏ sẽ sáng hoặc nhấp nháy để báo hiệu ỗ dĩa cứng đang hoạt động, đèn này chỉ sáng khi nào có sự truy xuất dữ liệu chứa trong ỗ dĩa cứng. Công việc duy nhất cần phải làm lúc này là chờ khoảng một vài phút hoặc lâu hơn tùy theo tốc độ của bộ vi xử lý trong máy vi tính.

Màn hình khởi động của máy vi tính

Cách sử dụng chương trình phần mềm ứng dụng trên máy vi tính

Sau khi hệ điều hành khởi động hoàn tất, màn hình chính [Desktop] của hệ điều hành xuất hiện. Mỗi hệ diều hành sẽ có màn hình Destop khác nhau, tuy nhiên thông thường trên màn hình sẽ có các biểu tượng của chương trình và một biểu tượng hình mũi tên có thể di chuyển được, đó là con trỏ chuột cho biết có thể sử dụng chuột để thao tác. Lúc này đèn đỏ báo hiệu ổ dĩa cứng đang hoạt động sẽ tắt.

Man hình Desktop của Windows

Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng máy vi tính thì hãy dành chút thời gian để làm quen với việc sử dụng bàn phím và chuột của máy vi tính. Xem hướng dẫn Cách sử dụng bàn phím của máy vi tính và Cách sử dụng chuột của máy vi tính

Trước hết bạn cần phải nắm được một số thao tác cơ bản của Hệ điều hành để quản lý các tài nguyên như ổ dĩa, dữ liệu, chương trình,... mỗi hệ điều hành có thể sẽ có cách quản lý khác nhau nhưng hầu hết đều có giao diện đồ họa trực quan nên rất thuận tiện cho người sử dụng.

Tiếp theo là tìm hiểu xem những chương trình phần mềm ứng dụng nào đã được cài đặt, chúng hoạt động như thế nào và mục đích dùng để làm gì. Các hình ảnh nhỏ và dòng chữ bên dưới được hiển thị trên màn hình [Desktop] là các biểu tượng đại diện [Shortcut] cho các chương trình. Khi muốn mở, chạy chương trình nào thì nhấn đúp nút chuột trái vào biểu tượng đó hoặc dùng chuột chọn biểu tượng và nhấn phím Enter trên bàn phím

Cách mở hoặc chạy một chương trình vi tính

Ngoài các biểu tượng nằm trên màn hình Desktop còn có các biểu tượng khác của chương trình nằm trong hệ thống Menu của Hệ điều hành. Mỗi chương trình có thể có nhiều biểu tượng và được đặt trong một thư mục [Folder] có tên của chương trình, khi chỉ con trỏ chuột vào các thư mục nằm trong hệ thống Menu này thì các thư mục con hoặc các biểu tượng sẽ tự động sổ ra, muốn mở chương trình nào chỉ cần nhấn chuột vào chương trình đó.

Chương trình mỗi khi chạy sẽ mất một khoảng thời gian để khởi động, hãy chờ cho đến ghi nào xuất hiện khung cửa sổ giao diện của chương trình [đèn ổ dĩa cứng tắt].

Cách đóng một chương trình vi tính đang chạy

Khi muốn kết thúc, đóng hoặc thoát khỏi chương trình đang chạy thông thường sẽ có 2 cách là nhấn nút trái chuột vào nút có hình dấu X [thường nằm ở góc trên bên phải cửa sổ của chương trình] hoặc truy cập vào trình đơn [Menu] File và chọn Exit, Close hoặc Quit...

Thoát khỏi chương trình vi tính

Cách tắt máy vi tính

Tắt máy vi tính cũng cần phải theo một trình tự để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và hệ thống. Ngược lại với quá trình khởi động và sử dụng, trước khi tắt máy cần phải thoát [kết thúc] khỏi chương trình đang hoạt động và sau đó kết thúc hoạt động của Hệ điều hành [Shut Down hoặc Turn Off] . Sau khi kết thúc hệ điều hành máy vi tính sẽ tự động tắt nguồn, bạn chỉ cần tắt nguồn điện của màn hình và các thiết bị khác.

Nếu sau khi thoát khỏi hệ điều hành mà máy vi tính không thể tự động tắt nguồn thì có thể do bị lỗi hệ điều hành hoặc thiết bị phần cứng bên trong. Lúc này bạn hãy nhấn và giữ nút nguồn khoảng vài giây thì máy vi tính sẽ tắt.

  • Đối với máy vi tính sử dụng Hệ điều hành Windows 7 hoặc 8, khi muốn tắt máy thì phải truy cập vào Menu Start [nằm ở góc dưới bên trái màn hình] và chọn Shut Down
  • Đối với máy vi tính sử dụng Hệ điều hành Windows 10, khi muốn tắt máy thì phải truy cập vào Menu Start [nằm ở góc dưới bên trái màn hình] sau đó chọn Power và chọn Shut Down

Shut Down windows

  • Việc tắt máy vi tính đột ngột mà không theo trình tự an toàn rất dễ làm hư hỏng các linh kiện bên trong của máy vi tính.
  • Phía trước máy vi tính [CPU] còn có một nút nhấn nhỏ, nút này dùng để khởi động lại [Reset] máy vi tính khi bị lỗi đứng hình, treo máy.

BuaXua.vn

Gửi ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc của
bạn về bài viết này!

Xin vui lòng nhập chính xác địa chỉ Email của bạn để nhận được thư trả lời.

Hướng dẫn kết nối Máy chiếu với Máy tính bàn, Laptop đơn giản

Hướng dẫn kết nối Máy chiếu với Máy tính bàn, Laptop đơn giản. Áp dụng trên điều hành Win XP, Windows 7, Win 8.1, Windows 10. Xuất tín hiệu hình ảnh từ máy tính ra máy chiếu đơn giản nhất. Áp dụng trên máy tính Dell, Acer, Asus, Sony, LG, Samsung, Nec, Toshiba, HP.

Có rất nhiều người dùng trong quá trình sử dụng gặp khó khăn trong việc kết nối máy chiếu với máy tính. Đa phần là do chúng ta không nắm bắt tốt cách sử dụng cũng như do máy tính chưa được cấu kình thích hợp. Hầu hết các máy tính bàn hay laptop hiện nay điều rất dễ nhận tín hiệu từ máy chiếu. Trong bài viết hôm nay, VNPC sẽ chia sẻ cho bạn những bước cơ bản để kết nối máy chiếu với laptop, máy tính bàn.

Thực hiện: Kết nối máy tính với máy chiếu bằng cáp HDMI hoặc VGA. Trên bàn phím máy tính nhấn tổ hợp phím Windows + P. Chọn chế độ Duplicate để xuất hình. Trên máy chiếu nhấn Input và chọn cổng kết nối.

Các bước kết nối máy chiếu với Laptop

Bước 1. Kết nối laptop với máy chiếu qua HDMI, VGA

Sử dụng cáp tín hiệu phù hợp với cổng kết nối trên máy chiếu và laptop. Thông thường trên máy chiếu có các cổng HDMI, VGA và tương tự trên laptop cũng vậy. Chúng ta chỉ cần sử dụng dây cáp để kết nối trực tiếp 2 thiết bị.

Hướng dẫn kết nối máy tính laptop với máy chiếu qua cổng HDMI và VGA

Sau khi kết nối 2 thiết bị lại với nhau thì màn hình laptop sẽ tự động co lại. Hiện tượng này là do độ phân giải của máy chiếu và laptop không giống nhau [là một hiện tượng bình thường không cần phải lo lắng]. Nếu màn hình laptop của bạn bị co lại, hình ảnh chiếu lên giống với màn hình laptop thì nó đã kết nối thành công. Trường hợp không kết nối được thì hình ảnh chiếu lên sẽ chỉ hiện nền xanh, chúng ta sẽ làm tiếp bước 2.

Bước 2. Bật chế độ xuất tín hiệu trên Laptop, PC

Với những máy tính hay laptop lần đầu kết nối máy chiếu nó sẽ thường không nhận dù đã cắm cáp tín hiệu. Nguyên nhân là do tính năng xuất tín hiệu trên latop không được bật lên. Chúng ta sẽ thực hiện bật tính năng này lên thì về sau nó sẽ tự động nhận và xuất tín hiệu.

Nhấn tổ hợp phím Windows + P để kết nối máy chiếu với máy tính

Sau khi đã cắm cáp tín hiệu, trên bàn phím laptop chúng ta nhấn tổ hợp phím “Windows + P”. Lưu ý phải nhấn cùng lúc 2 phím trên thì menu chia sẻ màn hình mới hiện lên. Giờ trên màn hình máy tính của bạn sẽ có 4 chế độ hình ảnh để bạn lựa chọn. Bạn chỉ cần chọn chế độ Duplicate là hình ảnh sẽ xuất được rất máy chiếu.

Dò tín hiệu trên máy chiếu

Nếu bạn đã thực hiện cả 2 bước trên mà máy chiếu vẫn không chiếu lên được thì chúng ta cần làm thêm 1 bước nữa là dò tín hiệu. Trên máy chiếu hay remote của máy chiếu sẽ có phím Input. Nhấn vào phím Input và lựa chọn kết nối, thông thường sẽ có 3 loại kết nối chính là: HDMI, VGA và Video. Bạn kết nối cáp qua cổng nào thì chọn chuẩn đó.

Laptop không có khe cắm kết nối với máy chiếu

Đây cũng là một trường hợp rất phổ biến khi máy tính của bạn chỉ có cổng HDMI còn máy chiếu thì không có HDMI mà chỉ có VGA. Chúng ta buộc phải sử dụng một phụ kiện chuyển đổi, nó được gọi là cáp chuyển HDMI to VGA. Phụ kiện này có bán tại VNPC, bạn có thể đặt mua tại link bên dưới. Cách kết nối các bạn có thể thực hiện theo hình ảnh sau.

Mua bộ chuyển HDMI to VGA

Kết nối máy chiếu với máy tính laptop thông qua cáp chuyển HDMI to VGA

Các chế độ xuất hình ảnh từ laptop ra máy chiếu

Cách chế độ xuất hình ảnh từ máy tính ra máy chiếu, nên chọn Duplicate

Khi thực hiện tổ hợp phím như bước 2, chúng ta sẽ có 4 chế độ để chọn. Mỗi chế độ sẽ xuất hình ảnh theo một hình thức khác nhau. VNPC sẽ giải thích tính năng từng chế độ cho bạn hiểu rõ hơn.

  • Disconnect Projector: Chỉ hiện hình ảnh trên máy tính, không kết nối máy chiếu.
  • Duplicate: Xuất hình ảnh đồng thồi trên máy tính và cả máy chiếu.
  • Extend: Chia màn hình máy tính làm 2 phần, 1 phần dành cho máy tính và 1 phần dành cho máy chiếu.
  • Projector only: Chỉ xuất hình ảnh lên máy chiếu, tắt màn hình máy tính.

Nên xem: Hướng dẫn kết nối đầu K+ với máy chiếu

Chế độ Disconect Projector

Đây là chế độ mặc định của máy tính bàn hay laptop, nó sẽ không xuất hình ảnh ra thiết bị thứ 2 mà chỉ xuất ta màn hình máy tính. Chính vì thế dù đã cắm cáp tín hiệu rồi những laptop hay máy tính của bạn cũng không thể kết nối được với máy chiếu.

Chế độ Duplicate

Đây là một chế độ được dùng phổ biến nhất hiện nay, nó sẽ cho phép xuất hình ảnh đồng thời trên màn hình máy tính và hình ảnh chiếu giống nhau.

Chế độ Extend

Hiểu một cách đơn giản là chia màn hình máy tính và máy chiếu ra riêng biệt. Bạn có thể vừa chiếu vừa làm việc trên laptop mà không làm ảnh hưởng đến hình ảnh chiếu lên. Nếu muốn sử dụng tính năng này thì Windows mặc định màn hình chiếu sẽ nằm bên phải màn hình laptop, bạn chỉ cần kéo hình ảnh hay nội dung bất kỳ qua bên phải là nó sẽ xuất ra màn hình chiếu.

Tham khảo thêm: Cách kết nối Máy chiếu với đầu FPT Play HD Box

Chế độ Projector Only/Second Screen Only

Đây là chế độ ngược lại với chế độ Disconect Projector. Màn hình máy tính sẽ được tắt đi, chỉ chiếu hình ảnh trên máy chiếu. Máy chiếu sẽ thay thế cho màn hình latop của bạn.

Trên đây là hướng dẫn kết nối Máy chiếu với Laptop, Máy tính bàn qua cổng HDMI, VGA. Người dùng có thể thực hiện tuần tự theo các bước. Trong quá trình thực hiện có gặp bất kỳ khó khăn nào có thể lên hệ hỗ trợ theo thông tin sau:

  • Hẻm 73/4 Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, Hồ Chí Minh
  • Nhà A1, Tập thể Pin, Ngõ 70 Phan Trọng Tuệ, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội
  • Hotline: 0902411286 – 0902557286 – 0902994286 – 0976714286 – 0909644286

Câu hỏi phổ biến về kết nối máy tính với máy chiếu

Kết nối máy chiếu với máy tính để bàn như thế nào?

Trước tiên bạn cần khởi động cả máy tính và máy chiếu lên. Kế tiếp là sử dụng cáp HDMI để kết nối 2 thiết bị với nhau [trường hợp máy không có cổng HDMI thì sử dụng cổng VGA]. Trên bàn phím máy tính ấn tổ hợp phím Windows + P, sau đó chọn chế độ xuất hình Duplicate.

Kết nối máy chiếu với latop Windows 10 như thế nào?

Kết nối máy chiếu với latop Windows 7, 8, 10 sử dụng cáp HDMI hoặc VGA. Trên bàn phím máy tính ấn tổ hợp phím Windows + P, sau đó chọn chế độ xuất hình Duplicate.

Dùng loại cáp nào kết nối máy tính với máy chiếu?

Tùy vào việc máy chiếu hay máy tính của bạn có loại cổng kết nối nào. Có 2 loại cổng chính là HDMI và VGA [Computer]. Với từng loại cổng chúng ta sẽ sử dụng cáp HDMI hoặc cáp VGA.

Máy chiếu không nhận tín hiệu do đâu?

Do lỏng cáp tín hiệu, do chọn cổng kết nối sai và chưa chọn chế độ xuất hình đúng. Kiểm tra các chân của dây cáp tín hiệu và gắn chặc đầu cáp vào cổng kết nối. Ấn Input trên máy chiếu để chọn chế độ xuất hình đúng với loại cổng kết nối đang sử dụng.

Video liên quan

Chủ Đề