Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu tiếng để có sức khỏe tốt

Khi nói đến giấc ngủ, mọi người thường nghĩ "ngủ càng nhiều càng tốt". Nhưng theo một nghiên cứu mới của Đại học Tim mạch Mỹ thì không đơn giản như vậy.

Nghiên cứu nói gì?

Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu được thu thập trong Khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Mỹ, theo dõi phản hồi từ hơn 14.000 người trong thời gian trung bình 7,5 năm. Những người được khảo sát ở lứa tuổi trung bình là 46 tuổi.

Các nhà nghiên cứu đã đặc biệt thu thập thời gian ngủ của những người tham gia cũng như điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch và mức độ protein phản ứng C của họ - đây là một dấu hiệu viêm dẫn đến bệnh tim.

Điều thú vị là kết quả cho thấy ngủ trong khoảng thời gian này dẫn đến điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch thấp hơn hẳn. Điểm số này càng cao thì nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ càng cao.

Cụ thể, những người ngủ từ 6 - 7 giờ mỗi đêm thực sự có nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ thấp nhất so với những người ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc nhiều hơn 7 tiếng, theo Mbg.

Để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn để về tim khác, một trong những cách đơn giản nhất là tuân theo một lịch trình ngủ ổn định

Shutterstock

Dựa trên những kết quả này, nghiên cứu cho thấy ngủ từ 6 - 7 tiếng ít là tốt nhất cho tim. Tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ Kartik Gupta, lưu ý rằng, những người ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc nhiều hơn 7 tiếng có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn, theo Mbg.

Nếu ngủ nhiều hơn 7 tiếng thì điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch không cao hơn, nhưng mức độ protein phản ứng C cao hơn.

Cần lưu ý rằng nghiên cứu mới này đưa ra khoảng thời gian ngủ tốt nhất là 6 - 7 tiếng, trong khi Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyến nghị, nên ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận thêm các kết quả.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nhu cầu ngủ của mỗi người mỗi khác. Ngoài việc đặt mục tiêu ngủ bao nhiêu mỗi đêm, cần phải xem cảm giác của bạn khi thức dậy vào buổi sáng để biết bạn ngủ có ngon giấc hay không, theo Mbg.

Bởi vì không phải ngủ đủ 7 tiếng là ngủ ngon giấc cả 7 tiếng, bác sĩ Gupta nhắc lại.

Tất nhiên, đừng hoảng sợ nếu thỉnh thoảng có một đêm khó ngủ. Tác hại của việc thiếu ngủ tích lũy theo thời gian, phải sau một thời gian dài thì thiệt hại mới xảy ra", bác sĩ Gupta lưu ý.

Nhưng để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn để về tim khác, một trong những cách đơn giản nhất là tuân theo một lịch trình ngủ ổn định.

Tin liên quan

Ngủ đủ giấc là mong muốn của mỗi người, đây cũng là yêu cầu quan trọng để có được sức khoẻ tốt và tinh thần sảng khoái mỗi ngày. Chúng ta tiêu tốn thời gian bằng ⅓ cuộc đời để ngủ, cho dù thời gian được ví rằng quý như vàng đi chăng nữa thì ở một góc độ khác, các nhà khoa học đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của việc ngủ đủ giấc, đó là nền tảng cho sự khoẻ mạnh, tinh thần minh mẫn và cải thiện trí nhớ của bạn.


Hầu hết chúng ta đều biết rằng ngủ đủ giấc là quan trọng, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng ngủ đủ 8 tiếng [mức trung bình] vào mỗi buổi tối. Điều này có thể là do cám dỗ từ những buổi karaoke, ăn uống không hợp lý vào bữa tối hay mải nhìn vào màn hình điện thoại thông minh mà quên mất rằng cơ thể mình đang rất mệt mỏi và cần một giấc ngủ ngon.

Con người cần ngủ đủ giấc và ngủ ngon giấc. Thời gian ngủ mấy tiếng mỗi ngày tuỳ thuộc vào độ tuổi cũng như trạng thái tinh thần hay sự căng thẳng mà bạn phải đối mặt trong suốt thời gian làm việc. Trước hết, hãy nhìn vào bức tranh tổng thể, khuyến nghị thời gian ngủ dành cho bạn và những người thân yêu của mình.

Đây là mức khuyến nghị được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu của NFS [tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ]. Đây được xem là kết quả nghiên cứu và khuyến nghị chính xác nhất của các nhà khoa học dựa trên tri thức mà con người đã tích luỹ được từ xa xưa đến nay cũng như thống kê giấc ngủ của rất nhiều người trên toàn thế giới.

Bảng khuyến nghị không đưa ra một con số cụ thể và duy nhất cho mọi người, kể cả ở một độ tuổi nhất định, thay vào đó là khuyến nghị một số giờ tương đối cho giấc ngủ. Có thể hiểu điều này là do mỗi độ tuổi, mỗi giới tính, mỗi người có tình trạng thể chất và trạng thái tinh thần khác nhau, không ai giống ai cho nên dựa theo khuyến nghị này, bạn cần áp dụng thử đối với bản thân mình để tìm ra con số phù hợp nhất.

Bên dưới là một số gợi ý giúp bạn cân nhắc thời gian ngủ phù hợp nhất đối với mình:

  • Bạn làm việc có năng suất không, có cảm thây vui vẻ và sảng khoái không nếu ngủ mỗi ngày 7 tiếng. Tương tự, nếu bạn ngủ mỗi ngày 9 tiếng thì có tốt hơn cho thể chất và tinh thần của bản thân mình không.
  • Bạn có đang bị các vấn đề về sức khoẻ không? Có bị béo phì hay bệnh nào khác không?
  • Bạn có bị chứng rối loạn giấc ngủ không?
  • Bạn có uống cà phê, uống bia rượu, hút thuốc hay uống thức uống có ga mỗi ngày không?
  • Bạn có cảm thấy buồn ngủ khi đang làm việc hoặc lái xe?
  • Từ các trải nghiệm thực tế vê thời gian ngủ và theo dõi các dấu hiệu từ gợi ý ở trên, bạn sẽ đưa ra được thời gian ngủ hợp lý cho bản thân mình.

Dựa theo các nghiên cứu mới nhất, thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày đã được cập nhật cho bạn

  • Trẻ sơ sinh [0-3 tháng tuổi]: Thời gian ngủ hợp lý từ 14-17 tiếng mỗi ngày [số liệu cũ là 12-18]
  • Trẻ dưới 11 tháng tuổi [4-11 tháng tuổi]: Thời gian ngủ đủ giấc từ 12-15 tiếng [số liệu cũ là 14-15]
  • Trẻ tập đi [1-2 năm]: Thời gian ngủ hợp lý từ 11-14 tiếng [số liệu cũ là 12-14]
  • Trẻ mẫu giáo [3-5]: Thời gian ngủ hợp lý từ 10-13 tiếng [số liệu cũ là 11-13]
  • Trẻ độ tuổi đi học [6-13]: Thời gian ngủ hợp lý từ 9-11 tiếng [số liệu cũ là 10-11]
  • Thiếu niên [14-17]: Thời gian ngủ hợp lý từ 8-10 tiếng [số liệu cũ là 8.5-9.5]
  • Thanh niên [18-25]: Thời gian ngủ hợp lý từ 7-9 tiếng [đã bổ sung thêm]
  • Người trưởng thành [26-64]: Thời gian ngủ tốt nhất từ 7-9 tiếng
  • Người già [65+]: Thời gian ngủ phù hợp từ 7-8 tiếng [đã bổ sung thêm]

>Hãy ưu tiên hơn cho thời gian ngủ của mình

Nhịp sống hiện đại, sự bận rộn khiến bạn dành nhiều thời gian cho các hoạt động hàng ngày đồng thời thu hẹp thời gian ngủ của mình. Điều này dần dần đã trở thành một thói quen và có những tác động xấu đến sức khoẻ. Hãy cẩn thận với thói quen này. Nếu thiếu ngủ, bạn có thể mất đi nhiều thứ hơn mình nghĩ, đó là mất đi tinh thần thoải mái, mất đi sức khoẻ tốt, mất đi trí nhớ tốt cũng như khả năng sống thọ.

Bài viết đề xuất

Không bao giờ là quá muộn để xây dựng thói quen ngủ đủ giấc. Điều này có thể làm được nếu như bạn sắp xếp thời gian biểu của mình một cách hợp lý, phối hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Một phần ba cuộc đời là để ngủ và bạn sẽ nhận được nhiều hơn nhờ điều này.

Câu 34. Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt?

            A. Ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút            B. Ngủ trung bình từ 8-10 tiếng, không cần ngủ trưa.            C. Ngủ trung bình từ 3-4 tiếng, ngủ trưa 2 tiếng.

            D. Ngủ càng nhiều càng tốt cho sức khoẻ.

Câu 35: Đáp án nào sau đây nói về chế độ dinh dưỡng hợp lí:

            A. Ăn không đủ bữa, bổ sung nhiều thịt, cá, sữa để tăng cường sức khỏe

            B. Uống đủ nước hằng ngày

            C. Cần khoảng thời gian nhất định để thư giãn, giải trí

            D. Tắm giặt vệ sinh cá nhân thường xuyên.

Các câu hỏi tương tự

Để chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả, chúng ta cần :

1. Cân nhắc tới lứa tuổi, hoàn cảnh, thời gian biểu, sở thích, tâm lý, tính cách,... của mỗi người.

2. Cần biết phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động.

3. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, cần có những khoảng thời gian cho sở thích, vui chơi.

4. Luôn giữ tinh thần tích cực, nhìn nhận vào mặt tốt của vấn đề.

5. Chia sẻ những khó khăn, áp lực với mọi người để giải tỏa tâm lí.

Hôm nay, chúng ta biết ơn vì điều gì?

Hãy luyện tập và viết ra những điều mình biết ơn hằng ngày nhé!

~ Sưu tầm ~

Nuôi dưỡng lòng biết ơn mỗi ngày mang lại cho bạn nhiều lợi ích về sức khoẻ tinh thần. Luôn có lòng biết ơn, con người sống tử tế và sống đẹp hơn. Lòng biết ơn còn tiếp thêm cho chúng ta nguồn năng lượng sống dồi dào và sức mạnh đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

3 thói quen giúp bạn nuôi dưỡng lòng biết ơn:

Viết ra những điều cảm thấy trân trọng

Thay vì thức dậy với tâm trí lơ đãng, bạn hãy bắt đầu một ngày mới bằng việc viết ra những điều bạn cảm thấy trân trọng trong cuộc sống. Việc bắt đầu một ngày mới như vậy giúp chúng ta dễ đón nhận và trân trọng hơn về những “món quà” mà cuộc sống ban tặng. Thói quen này cũng góp phần nuôi dưỡng tinh thần tinh cực, truyền cảm hứng cho bạn thực hiện những mục tiêu mình mong muốn.

Nhìn thấy tích cực trong điều tiêu cực

Cuộc sống luôn mang đến những ngã ba đường buộc chúng ta phải lựa chọn. Con đường nào cũng có cả cơ hội và nguy nan. Trong những tình huống không như ý, hãy tập trung vào những gì đang đúng hướng thay vì những bước bạn đã lỡ đi sai. Nếu xe bị hỏng giữa đường, bạn có thể cảm thấy biết ơn vì mình đã không bị trầy xước hay bị thương ở đâu. Hướng đến những điều tích cực không có nghĩa là lờ đi vấn đề cần giải quyết, mà là bạn đang nuôi dưỡng lòng trắc ẩn bên trong mình.

Một tâm trí thông tuệ là một tâm trí luôn tràn đầy lòng biết ơn và bao dung với những điều chưa đẹp. Từ hôm nay, hãy thử suy ngẫm và tìm ra điều tốt đẹp trong những điều bạn từng thấy khó chịu.

Trân trọng những điều giản dị

Nếu bạn vẫn có đủ thức ăn trong tủ lạnh, có quần áo trong tủ, có một mái nhà che nắng che mưa, bạn đang may mắn hơn 75% dân số trên thế giới. Nếu bạn vẫn được ăn đủ 3 bữa một ngày, bạn đang hạnh phúc hơn 1 tỷ người khác khi họ chỉ được ăn một lần mỗi ngày.

Gia đình bạn vẫn khoẻ mạnh, bạn có một chiếc máy tính nối mạng để cập nhật thông tin, bạn có một chiếc điện thoại để kết nối với mọi người và giải trí, có một công việc ổn định,... Tất cả những điều tưởng chừng rất bình thường đó cũng vô cùng đáng quý và đáng trân trọng. Cuộc sống sẽ đáng yêu hơn rất nhiều nếu như bạn nhìn ra những “món quà” vô hình mà thượng đế trao tặng.

Các em biết rằng đi bộ hay chạy bộ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ phải không nào.

Hôm nay bạn nào đã hoàn thành thử thách này rồi?

~ Tham khảo: Lợi ích đi bộ mỗi ngày ~

1. Hỗ trợ giảm cân

Đi bộ là một bài tập cường độ thấp có thể giúp giảm cân và giảm mỡ bụng. Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ thừa cân đi bộ từ 50-70 phút ba lần một tuần trong 12 tuần sẽ giảm được 1,1 inch vòng eo và giảm 1,5% lượng mỡ trong cơ thể.

2. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Đi bộ hàng ngày 30 phút sẽ làm tăng nhịp tim của bạn. Nhịp tim càng cao thì sự lưu thông máu trong cơ thể càng tốt. Đi bộ nhanh cũng có thể giúp giảm nguy cơ huyết áp cao, cholesterol cao, giúp ích cho việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, đi bộ là một cách tuyệt vời để hạn chế bệnh tiểu đường và chúng ta nên bắt đầu bằng cách đi bộ từ từ, sau đó đi bộ với tốc độ vừa phải.

4. Ngăn ngừa ung thư

Theo các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, đi bộ ở mức độ thấp có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư đại tràng. Phụ nữ đi bộ hàng ngày có thể giảm nguy cơ ung thư vú xuống gần 54%, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh.

5. Ngăn ngừa lão hóa

Đi bộ là một trong những cách tốt nhất để chống lại lão hóa vì nó sẽ giữ cho các cơ trên cơ thể bạn hoạt động, củng cố xương và giúp bạn trẻ lâu hơn và sẽ làm tăng tuổi thọ của bạn.

6. Giảm nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ

Đột quỵ là một căn bệnh nhắm vào các động mạch trong não, có thể gây tử vong và tàn tật. Một nghiên cứu cho biết hoạt động thể chất, bao gồm đi bộ thường xuyên, đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ ở phụ nữ.

7. Giảm huyết áp

Nếu bạn bị huyết áp cao hoặc đã được chẩn đoán là bị tăng huyết áp, đi bộ thường xuyên có thể giúp hạ huyết áp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hãy dành 40 phút tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần để giảm huyết áp của bạn.

8. Tăng dung tích phổi

Đi bộ nhanh trong 30 phút giúp tăng dung tích phổi. Đi bộ ngoài trời cũng sẽ cải thiện sức khỏe của phổi vì bạn sẽ được hít thở không khí trong lành. Ngoài ra, hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống.

9. Giúp kiềm chế cơn thèm đường

Những người thừa cân hoặc béo phì đi bộ 15 phút mỗi ngày làm giảm cảm giác thèm ăn đường. Đi bộ có thể cung cấp một số kích thích nhận thức can thiệp vào quá trình suy nghĩ xuất hiện khi bạn thèm đồ ăn có đường.

10. Giảm nguy cơ khuyết tật về già

Một nghiên cứu khẳng định rằng việc đi bộ ngay từ khi còn trẻ có thể giúp bạn không bị tàn tật khi về già. Kết quả của cuộc nghiên cứu là những người lớn tuổi từ 70 đến 89 tuổi tập thể dục thường xuyên ít có nguy cơ bị tàn tật lên đến 28% và 18%.

11. Cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch lớn, thường xuất hiện ở chân và bàn chân và thường có màu xanh và tím sẫm. Đi bộ nhanh thường xuyên làm co các cơ giúp tĩnh mạch của bạn lưu thông máu, do đó củng cố và duy trì cơ chân, giúp tăng cường lưu lượng máu khỏe mạnh ở chân.

12. Tăng cường chức năng miễn dịch

Thường xuyên đi bộ có thể bảo vệ bạn khỏi sự biến đổi thời tiết. Theo một nghiên cứu, đi bộ với nhịp độ vừa phải từ 30 đến 45 phút mỗi ngày làm tăng số lượng tế bào hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề