Tại sao tôi hay bị trúng gió

Bị "trúng gió" do… điều hòa quá ấm!

Các chuyên gia đều cho hay, không có loại gió độc nào cả. Hiện tượng “trúng gió” mà dân gian hay nhắc đến, Tây y gọi là cảm, còn Đông y gọi là nhóm bệnh “thời khí”.

Đó là do các yếu tố thời tiết nắng, mưa, gió, lạnh, sương giá… tác động vào cơ thể một cách đột ngột khiến khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp.

Chị Lan Anh [trú tại đường Trần Huy Liệu, Hà Nội] cho hay, đợt gió mùa vừa qua [khoảng 16 - 17/11], chị để nhiệt độ điều hòa trong phòng khá ấm nên một hôm khi vừa bước chân ra khỏi nhà, sự chênh lệch nhiệt độ khiến chị bỗng thấy xa xẩm mặt mày, ngã và ngất ngay trước cổng nhà.

Rất may, có người hàng xóm phát hiện kịp thời nên đưa chị vào nhà xoa dầu, cho uống nước gừng…Một lát sau chị tỉnh lại và thấy toàn thân ê ẩm.

Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ Trần Văn Bản - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết rõ hơn về triệu chứng của trúng gió: Ớn lạnh ở gáy, sống lưng, tay, chân, nhức đầu, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể bị hôn mê, tai biến mạch máu não.

Bất cứ ai cũng có thể bị trúng gió, nhất là những người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ và người già. Những người có tiền sử hạ đường huyết, hạ huyết áp cũng rất dễ mắc phải.

Điều trị sớm trong 3 ngày đầu

Sau một đêm ngủ dậy, anh Trần Chí Dũng [Kim Mã, Hà Nội] thấy cổ bị đau nhức, không thể quay đầu sang bên trái. Sau 2 - 3 ngày xoa bóp dầu, cổ anh Dũng mới cử động bình thường được.

Tuy nhiên, trường hợp trúng gió của anh Dũng vẫn được coi là nhẹ nhàng. GS Nguyễn Tài Thu, Chuyên gia châm cứu hàng đầu Việt Nam [nguyên Giám đốc Bệnh viện Châm cứu TƯ] cho biết: “Mùa lạnh năm nào bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị méo mồm do liệt dây thần kinh số 7, bị vẹo cổ cấp, đau thắt lưng cấp... Trường hợp này thường phát hiện đột ngột sau một đêm ngủ dậy”.

Anh Phan Tiến Trung [Gia Lâm, Hà Nội] cũng là nạn nhân của đợt gió đầu mùa vừa rồi. Anh cho hay, sáng ngủ dậy, ra mở cửa sổ cho phòng thoáng thì đột nhiên thấy mặt tối sầm lại, một bên miệng giật giật liên hồi. Khi người nhà phát hiện, miệng anh đã bị méo sang một bên. Bác sĩ chẩn đoán anh Trung bị méo miệng do liệt dây thần kinh số 7.

GS Tài Thu còn cho biết, với người bị trúng gió méo miệng, mắt chỉ còn lộ lòng trắng [do liệt cơ khép vòng mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên], không nhắm được mắt, miệng và nhân trung méo xệch, chảy nước miếng, nước mắt, nói cười khó khăn...

Theo GS Tài Thu, bệnh liệt dây thần kinh số 7 không nguy hiểm và chỉ cần điều trị bằng châm cứu từ 4-6 tuần là có thể khỏi. Tuy nhiên, có trường hợp phải điều trị 2-3 đợt, rất hiếm trường hợp điều trị không khỏi nhưng tốt nhất là nên điều trị sớm trong 3 ngày đầu.

Cạo gió tùy trường hợp

“Trúng gió” nhẹ có thể tự chữa còn nặng thì phải nhập viện ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Tây y chữa chứng bệnh này bằng cách uống thuốc trị cảm, vitamin C để tăng sức đề kháng, đồng thời làm nóng vùng nhiễm lạnh và làm giãn tĩnh mạch.

Còn Đông y chữa trúng gió bằng cách cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng. Dùng đồ bạc có cạnh tròn và nhẵn để cạo vào cổ, lưng, bụng, chân, tay để cạo cho đến khi đồ bạc xám lại tức là đã phát tán chướng khí, thông khí huyết.

Sau đó, cho người bệnh uống nước gừng và nước đường gừng nóng, sữa, nước cam, ăn cháo hành, tía tô để giữ ấm cho cơ thể... là khỏi. 

Tuy nhiên, bác sĩ Trần Văn Bản khuyến cáo, không được cạo gió lên phần bụng của phụ nữ có thai, người bị cao huyết áp.

“Trúng gió” cần được điều trị triệt để bởi bệnh dễ để lại di chứng tiềm tàng cho phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng sau này.

Cách phòng tránh trúng gió ngày lạnh

- Cần giữ ấm tai, cổ, bàn chân - những chỗ dễ bị nhiễm lạnh nhất.

- Khi đang ở môi trường ấm [nằm trong chăn, ở trong nhà…] mà đột ngột tiếp xúc với môi trường lạnh [mở cửa sổ, đi từ trong nhà ra ngoài trời…] thì cần phải mặc quần áo thật ấm.

- Không uống rượu chống lạnh vì cồn làm cơ thể nóng lên nhưng khi giã rượu sẽ bị lạnh.

- Tắm cần tránh nơi có gió lùa, lau người khô nhanh để không bị mất nhiều nhiệt và nhiễm lạnh.

Theo Bee

Tiết trời giao mùa, áp thấp, độ ẩm cao, mưa bão, gió lạnh là những nhân tố khiến cho cơ thể dễ bị trúng gió. Với những người trúng gió thể nhẹ, cảm cúm với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, nhức đầu, nhưng nặng hơn có người bị liệt dây thần kinh số 7, đau cổ vai gáy vẹo cổ, liệt nửa người...

1. Nguyên nhân đau vai gáy do trúng gió

Tình trạng đau cổ vai gáy không quay được cổ cũng rất hay gặp, tuy nhiên bệnh có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là nguyên nhân phong hàn.

Khi ngủ dậy, bạn cảm thấy cổ cứng, khó xoay, đau nhức vô cùng thì có thể nói đây là cơn đau cổ gáy thuộc dạng trúng gió ngoại cảm phong hàn một phần do thói quen sử dụng quạt và điều hòa sai cách khiến không khí lạnh tác động vào vùng cơ và mạch máu của cổ gáy kiến bị co thắt đột ngột., đau vai gáy do thiếu máu lên não. Đặc biệt người có tiền sử hạ đường huyết, hạ huyết áp có thể bị trúng gió nhiều hơn so với người bình tường, ngoài ra còn một số đối tượng đau vai gáy do uống rượu dẫn đến đau đầu... 

2. Phải làm thế nào trong trường hợp đau cổ vai gáy do trúng gió

Nếu bạn đang gặp tình trạng trúng gió bởi môi trường điều hòa nhiệt độ thấp hay do gặp phải cơn gió lạnh thổi vào người thì cách tốt nhất để thuyên giảm tình trạng đau nhức người là đẩy hàn tà qua lỗ chân lông, giúp kinh lạc được thông suốt, thư giãn vùng vai gáy bị cứng. Bạn có thể áp dụng các cách sau đây:

  • Chườm nóng vùng đau bằng phương pháp dân gian cổ truyền: xao lá ngải cứu tươi từ 200 gram thêm chút muối và gừng cho đến khi muối ngả màu rồi bọc vào khăn, đợi 5 phút rồi chườm vào vùng đau. Làm sao để hơi nóng thấm đều các cơ, các bó cơ được thư giãn từ từ thả lỏng. Thực hiện liên tục từ 3-5 ngày bạn sẽ thấy các cơn đau thuyên giảm rõ rệt.
  • Bên cạnh đó bạn nên thực hiện các động tác xoa bóp bấm huyệt nhẹ nhàng tại vùng vai gáy để phần kinh lạc bị ứ tắc được tan ra, để quá trình xoa bóp thêm hiệu quả bạn nên sử dụng thêm các tinh dầu thảo mộc tự nhiên có vị nóng như tinh dầu gừng, tinh dầu tràm, tinh dầu quế…
  • Cạo gió là phương pháp phổ biến mà bạn có thể áp dụng bằng cách sử dụng thìa bạc và dấu gió hoặc cạo gió với đồng xu bạc và trứng....
  • Bài tập giãn cơ, yoga giảm đau vùng vai và gáy rất hiệu quả, hãy cùng vận động nghiêng sang trái, nghiêng sang phải, cúi ngửa và vận động nhẹ nhàng từ từ hết tầm.
  • Bên cạnh những phương pháp kể trên, bạn cũng cần chú ý đến các tư thế khi ngủ sao cho phù hợp, hãy ngủ với một chiếc gối có độ mềm, cao đàn hồi vừa phải, lúc nằm phải để cho vùng cổ được thư giãn thoải mái nhất, tránh tình trạng cột sống cổ bị cong vẹo, đau nhức.
  • Hãy lựa chọn cho mình nơi ngủ thoáng khí nhưng tránh mở cửa sổ nơi nào có gió to lạnh hay bật điều hòa dưới 25 độ khi ngủ. Thường xuyên giữ ấm cơ thể để phòng ngừa đau nhức xương khớp.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh thực phẩm có chứa kích thích như rượu bia, thuốc lá đồng thời bổ sung thực phẩm bổ sung nhiều dinh dưỡng, vitamin, canxi...

Đau vai gáy do trúng gió là bệnh lý thường gặp ở bất cứ độ tuổi nào, bởi vậy bên cạnh những biện pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả, bạn còn cần trang bị cho mình những thông tin hữu ích để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh lý đó. Tuy nhiên với những trường hợp trúng gió nặng, biến chứng bạn cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị phù hợp và tốt nhất. Hy vọng bài viết trên đây sẽ đem đến những thông tin cần thiết, bổ ích cho bạn.

Mọi thông tin về chương trình khuyến mãi và sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

HOTLINE: 19000252 hoặc đội ngũ hỗ trợ 24/7 - [097 716 22 22]

CN1: 145 Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, HCM – 097 717 2222.

CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM – 097 716 2222.

CN3: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM - 097 718 2222 - 098 717 2222

CN4: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội – 0965 045 666

Trúng gió là thuật ngữ dân gian để chỉ tình trạng mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh… đột ngột mắc phải của một người. Khi bị trúng gió, cần xử lý nhanh tại nhà với các bước như cạo gió, uống nước gừng…. Nếu để bệnh diễn biến âm thầm sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Tìm hiểu về trúng gió

Trúng gió là một khái niệm của phương Đông và có nhiều ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Trúng gió là gì?

Trúng gió là thuật ngữ của Đông Y. Bệnh trúng gió theo Đông Y có thể hiểu tương đương với bệnh cảm trong Tây Y. Trong Đông Y coi trúng gió là do hiện tượng xâm nhập của các yếu tố như Gió, Lạnh [hàn], nóng [nhiệt], ẩm… Cơ thể vốn là một thể cân bằng, tuy nhiên, khi cơ thể bị yếu, hoặc gió độc hoặc vì lý do gì đó mà gió nhiễm vào cơ thể gây tình trạng trúng gió. Với Tây Y có thể coi như đây là vấn đề giữa yếu tố môi trường sống và sức đề kháng của cơ thể. Khi cơ thể bị yếu, các lỗ chân lông mở rộng tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập và làm thay đổi khả năng điều hòa trong cơ thể, mất khả năng kiểm soát thân nhiệt hoặc khả năng tiết mồ hôi, vận mạch nên gây ra hiện tượng cảm. Các biểu hiện của trúng gió như mệt mỏi, khó thở, đau đầu, gai rét..

Những người dễ bị trúng gió

Mọi người đều có nguy cơ bị trúng gió nếu không đề phòng. Tuy nhiên, một số đối tượng sau dễ trúng gió hơn cả.

  • Người già.
  • Trẻ em.
  • Những người đang điều trị bệnh…

Trúng gió xảy ra khi nào?

  • Khi thời tiết nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa… [cơ thể không thích ứng kịp nên mắc bệnh]
  • Khi thời tiết thay đổi thất thường, từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng…
  • Khi giao mùa [xuân sang hè, thu sang đông…]

Triệu chứng khi bị trúng gió

  • Cảm thấy ớn lạnh gáy, sống lưng, tay, chân.
  • Nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, nôn mửa.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Tình trạng nặng có thể hôn mê, chân tay co cứng…

Trúng gió không xử lý kịp thời sẽ để lại di chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng…

Cách xử trí khi bị trúng gió

Trúng gió thường không phải là tình trạng nặng nề tới mức phải nhập viện, nên thường bệnh nhân sẽ xử lý tại nhà. Đông Y và Tây Y có các cách xử lý trúng gió khác nhau, do cách nhìn nhận nguyên nhân khác nhau.

Xử lý nhanh trúng gió theo Tây y

Theo Tây Y thì trúng gió tương đương với hiện tượng cảm, không rõ nguyên nhân. Cho nên, Tây Y chú trọng việc xử lý triệu chứng bệnh với các loại thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau, kháng histamin. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung thêm các loại multivitamin đặc biệt là Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

  • Khi bệnh nhân bị trúng gió, các bác sỹ thường chỉ định uống thuốc cảm [paracetamol đơn thành phần hoặc kết hợp nhiều thành phần…]
  • Ngoài ra bổ sung Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Uống Vitamin giúp tăng cường miễn dịch, phòng bệnh

Xử lý nhanh trúng gió theo Đông y

Loại trừ các yếu tố “gió độc” ra khỏi cơ thể là cách mà Đông y sử dụng để xử lý nhanh trúng gió. Việc cạo gió, đánh cảm khá đơn giản nên thường không cần tới cơ sở y tế mà bạn có thể chuẩn bị ngay tại nhà với sự giúp đỡ của 1 người thân trong gia đình. Sau đây là các cách xử lý nhanh trúng gió tại nhà theo quan điểm Đông Y và cũng là cách dân gian phổ biến của người Việt áp dụng khá hiệu quả.

Người bị trúng gió nên uống trà gừng ấm với một chút đường
  • Sử dụng phương pháp cạo gió, đánh cảm [vùng cổ, bụng, lưng, chân, tay, hút giác]. Tuy nhiên không sử dụng phương pháp này đối với người cao huyết áp, phụ nữ mang thai…
  • Uống trà gừng, uống nước gừng tươi giã nát [để làm ấm cơ thể].
  • Làm nóng gan bàn chân.
  • Đối với người bị bất tỉnh cần tác động vào huyệt nhân trung [nằm nằm ngay dưới gốc mũi] ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp bệnh nhân tỉnh lại.
  • Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân [để tăng lượng máu nuôi dưỡng não], để tư thế nằm nghiêng đầu sang một bên [tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi], đắp chăn ấm, tránh gió lùa.
  • Cho ngửi tinh dầu, xoa dầu vào huyệt nhân trung…
  • Khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn có thể ăn cháo hành, tía tô để làm ấm cho cơ thể.

Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân không tỉnh lại cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị. Nếu các biểu hiện bệnh của người trúng gió trầm trọng hơn như lờ mờ, mệt mỏi, khó thở, hãy đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp.

Lời kết

Trúng gió thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, giao mùa… Đối với những người đang điều trị bệnh, người già, trẻ em do sức đề kháng yếu nên thường bị trúng gió hơn so với những người bình thường khác.

Vì vậy, để hạn chế bị trúng gió, chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ, giữ ấm đôi bàn chân. Khi ngồi trong phòng điều hòa, cần tránh luồng khí lạnh phả ra từ phía sau. Thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để máu huyết lưu thông. Khi ngủ dậy nên nằm trên giường 5 phút cho tỉnh hẳn trước khi xuống giường…Ngoài ra cần tăng cường thể dục thể thao để tăng sức để kháng cho cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề