Thuận lợi và khó khăn của bồi dưỡng thường xuyên tiểu học

Hiện nay, học sinh bắt đầu bước vào thời kỳ ôn tập mà chúng tôi gọi là thời gian nước rút để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối kỳ năm học 2020-2021.

Mỗi đề mục lớp có nhiều đề mục nhỏ [Ảnh Phan Tuyết]

Suốt cả ngày, giáo viên bận túi bụi với việc dạy, ôn tập và quản học sinh. Tối về soạn bài, hoàn thành hồ sơ sổ sách và học các modun chương trình 2018.

Ngoài những buổi tập huấn tập trung với giáo viên cốt cán vào cuối tuần, giáo viên phải hoàn thành 9 modun của chương trình 2018.

Có thể nói, các nhà giáo chúng tôi đang phải quay như chong chóng mà vẫn chưa hết việc một phần cũng do việc thiết kế các modun bồi dưỡng thật sự còn nhiều bất cập.

Những bất cập trong chương bồi dưỡng chương trình 2018

Thứ nhất, nhiều modun được thiết kế một cách rườm rà nên giáo viên học một cách nặng nề và vô cùng áp lực.


1 năm Chương trình phổ thông mới, phẩm chất người học chưa được quan tâm

Ví dụ như ở modun 2, cứ sau một tiêu đề lớn lại có hàng chục những đề mục con con. Giáo viên phải mở video xem, đọc giáo trình, trả lời câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, thiết kế giáo án…

Trong khi đó, có một số nội dung có yêu cầu khó hiểu, không thiết thực với giáo viên. Ví như ở modun 2 có tiêu đề:

Lý thuyết kiến tạo và ứng dụng trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với hàng loạt đề mục con như các lý thuyết kiến tạo; Piaget; Vygotskg; Bruner; Bài tập liên hệ cá nhân…

Với hàng trăm câu hỏi kèm video lớn nhỏ, giáo viên phải xem video và trả lời rất nhiều câu hỏi với khối lượng kiến thức khổng lồ.

Thứ hai, nội dung học tập nhiều nhưng đường truyền lại quá chậm, đôi khi đang làm bài lại bung ra khỏi hệ thống.

Thứ ba, do có quá nhiều câu hỏi nhỏ ẩn trong những đề mục lớn cũng khá khó khăn cho việc tìm kiếm của giáo viên.

Thứ tư, cứ học xong mỗi modun lại buộc giáo viên phải đăng ký lại, trong khi từ ban đầu các thầy cô giáo đã kê khai đầy đủ thông tin.

Thứ năm, liên tục yêu cầu làm bài khảo sát với vài chục câu hỏi trắc nghiệm. Tuy kiến thức không nặng nề nhưng thật sự mất thời gian không cần thiết.

Những đề xuất

Thứ nhất, cần thiết kế các modun đơn giản, gọn nhẹ và dễ học [nhìn vào là thấy ngay các đề mục] như modun 1

Thứ hai, lược bỏ những nội dung không thật sự quan trọng, những nội dung kiến thức cung cấp cho giáo viên học tập cần đi vào trọng tâm để phục vụ tốt cho việc nâng cao tay nghề chuyên môn của nhà giáo.

Thứ ba, cần nâng cấp hệ thống học trực tuyến để giáo viên học tập một cách thuận lợi.

Thứ tư, cần đưa tất cả modun lên hệ thống, giáo viên tự sắp xếp thời gian của mình để được học một cách chủ động. Hiện nay, mỗi lần phòng giáo dục chỉ tải lên một modun để học đại trà và khống chế thời gian hoàn thành.

Điều này, tạo khá nhiều áp lực cho giáo viên. Bởi lịch làm việc của mỗi người không giống nhau. Quy định thời gian ngắn xong học xong modun nào đấy ngộ nhỡ tuần ấy giáo viên quá bận việc sẽ khó khăn cho việc hoàn thành tiến độ.

Thiết nghĩ, cứ để luôn 9 modun, giáo viên chủ động tự học và tự hoàn thành. Ai học xong thì cấp chứng chỉ, ai học chưa đạt cố gắng học lại cho đến khi đạt mới thôi.

Phan Tuyết



TRƯỜNG THCS PHÚ DƯƠNG

TỔ: …………………..               

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  -Tự do  - Hạnh phúc

[Mẫu kế hoạch BDTX cá nhân đề nghị quý Thầy Cô tải về sửa lại cho phù hợp của tổ, cá nhân]

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁ NHÂN, NĂM HỌC 2018-2019

I.Thông tin cá nhân:

     1. Họ và tên: ................... Giới tính: ..................

     2. Ngày tháng năm sinh:  .//.....   Năm vào ngành giáo dục:.....

     3. Trình độ học vấn : ...............Nơi đào tạo : ..............

     4. Tổ chuyên môn: .............  Môn dạy:...........................

     5. Trình độ ngoại ngữ : ...............                  Trình độ tin học: ...............

    6. Chứng nhận chuyên môn, nghiệp vụ: .................[tốt nghiệp đại học, cao dẳng.]

     7. Chức vụ: tổ trưởng, giáo viên.

II. Đặc điểm tình hình:

1. Thuận lợi:

- Nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn.

- Trường có hệ thống Internet, Wifi thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT, nghiên cứu, tham khảo tài liệu  phục vụ mọi mặt công tác và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Bản thân tích cực nghiên cứu về tin học và công nghệ thông tin nên thuận lợi trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, bồi dưỡng thường xuyên dễ dàng hơn.

- Bản thân an tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi nhiệm vụ được giao.

2. Khó khăn

- Trường đóng trên địa bàn nông thôn, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, đa số người dân sống độc canh cây lúa, một số buôn bán nhỏ và đánh bắt sông đầm, Do vậy việc đổi mới phương pháp dạy học khó.

- Cơ sở vật chất, TBDH của nhà trường còn thiếu thốn, chưa thể đáp ứng đầy đủ cho các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

- Sách, tài liệu phụ vụ nghiên cứu còn thiếu

III. Kế hoạch BDTX:

1. Mục tiêu:

Đạt yêu cầu cao nhất :

   Nội dung 1: Đổi mới phương pháp dạy học các môn học và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học:[ 30 tiết]/ năm học

             + Kỹ năng xây dựng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học.

             + Phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học

             + Vận dụng tổ chức hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học vào thực tế nhà trường.

             Nội dung 2: Nội dung bồi dưỡng chính trị đầu năm và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019: [ 30 tiết]/năm học

         + Bồi dưỡng chính trị đầu năm học 2018-2019.

         + Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.

         + Nghị quyết số: 26; 27 và 28 của Ban chấp hành Trung Ương khóa XII.

         + Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 có liên quan.

        Nội dung 3: [ 60 tiết]/năm học.

           - THCS 38: Giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCS [15 tiết].

   - THCS 39: Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS [15 tiết].

   - THCS 40:  Phối hợp các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục ở trường THCS [15 tiết].

   - THCS 41: Tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS [15 tiết].

2.Kế hoạch cụ thể:

TT

Nội dung

Số tiết

Kiểm tra đánh giá

Ghi chú

Tự học

Tập trung

Thời gian

Hình thức Đv KT

NỘI DUNG 1: Đổi mới phương pháp dạy học các môn học và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học. [30 tiết]

1

Xây dựng KH đổi mới  phương pháp dạy học và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học.

10

9/2018

2

2. Phương pháp tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn học sinh tự học

10

3

3. Vận dụng tổ chức hoạt động đổi mới các môn học và hướng dẫn học sinh tự học vào thực tế nhà trường.

10

10/2018

NỘI DUNG 2:

Nội dung bồi dưỡng chính trị đầu năm học và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 đối với giáo dục THCS. [30 tiết]

1

1.Bồi dưỡng chính trị đầu năm học

2

8

8/2018

2

  2.Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019

6

4

3

  3.Chuyên đề 2018; “về  đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các Nghị quyết của T/W

6

4

9/2018

NỘI DUNG 3:

THCS 38: Giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCS

1

1. Những vấn đề chung về GDHN

5

11/2018

2

2. Thực hiện GDHN trong giáo dục THCS.

10

THCS 39: Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo

1

1. Vai trò mục tiêu việc phối hợp với gia đình học sinh cộng đồng trong hoạt động giáo dục của nhà trường THCS

5

1/2019

2

2. Nội dung phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS

5

3

3. Một số biện pháp tăng cường sự phối hợp của phụ huynh học sinh, cộng đồng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS

5

THCS 40: Phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục

1

1.Vai trò và mục tiêu của việc phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục THCS

5

                     2/2019

2

2.Nội dung phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục THCS

5

3

3. Một số biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục học sinh THCS

5

THCS 41: Tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS

1

1. Vai trò và mục tiêu của các hoạt động tập thể trong giáo dục học sinh THCS

5

         3/2019

2

2. Các nội dung hoạt động tập thể trong hoạt động giáo dục học sinh THCS

5

3

3.Các phương pháp tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh THCS

5

IV. Chỉ tiêu phấn đấu:

Đạt kết quả hoàn thành kế hoạch loại  Khá trở lên.

V. Biên pháp thực hiện:

- Tự học, tự nghiên cứu tài liệu, kết hợp với trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp thông qua sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, tuần và tham gia đầy đủ các buổi học tập trung do các cấp tổ chức nhằm trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, luyện tập kỹ năng  và nâng cao kiến thức.

- Tham gia đầy đủ các chuyên đề do trường, phòng GD&ĐT tổ chức.

- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tăng cường dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, phương pháp của đồng nghiệp, ưu tiên hàng đầu dự giờ đúng chuyên môn đào tạo.

- Đăng ký các mô đun với nhà trường để có đầy đủ tài liệu học tập.

- Kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và rút kinh nghiệm sau mỗi module bài học

Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân, kính trình ban gaims hiệu xem xét và phê duyệt.

                                                                                 Phú Dương , ngày...... tháng 9  năm 2018

HIỆU TRƯỞNG                              TỔ TRƯỞNG                                  GIÁO VIÊN                     

                                                                                                                          [ Ký tên]

PHÒNG GD&ĐT PHÚ VANG

TRƯỜNG THCS PHÚ DƯƠNG

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

NĂM HỌC 2018-2019

Họ và tên giáo viên:………………….

Tổ:……….…………………………

Video liên quan

Chủ Đề