Thông tư hướng dẫn Nghị định 93 2022 NĐ-CP

  • Hỏi: Kính gửi Bộ tài chính. Đơn vị tôi là Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản, là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên. Theo quy định tại Thông tư Số: 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 thì :"Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên [đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ] và từ 15 km trở lên [đối với các xã còn lại] mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị: Như vậy Trong trường hợp này khi thanh toán, chứng từ thanh toán có cần cung cấp hóa đơn xăng xe hay không ? Rất mong được Bộ Tài chính giải đáp thắc mắc. Trân trọng ! 30/12/2021
  • Hỏi: Kính gửi Bộ tài chính, Công ty chúng tôi có khoản nợ phải thu thỏa mãn quy định tạị gạch đầu dòng thứ 6, điểm a, khoản 4 Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC thì " 4. Xử lý tài chính các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi: a] Nợ phải thu không có khả năng thu hồi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong những trường hợp sau: ... - Khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm a khoản 2 Điều này mà sau 03 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ. ..." Theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 2 điểm b khoản 4 Điều 6 thông tư 48/2019/TT-BTC thì: "b] Nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này khi có đủ các tài liệu chứng minh, cụ thể như sau: ... - Trường hợp đối với tổ chức kinh tế: + Đối tượng nợ đã phá sản: có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản. + Đối tượng nợ đã ngừng hoạt động, giải thể: có văn bản xác nhận hoặc thông báo bằng văn bản/thông báo trên trang điện tử chính thức của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc giải thể; hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp, tổ chức khởi kiện ra tòa án theo quy định, có bản án, quyết định của tòa và có ý kiến xác nhận của cơ quan thi hành án về việc đối tượng nợ không có tài sản để thi hành án. + Đối với khoản nợ phải thu nhưng đối tượng nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật; khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bán nợ." Công ty chúng tôi đang hiểu hồ sơ yêu cầu đối với gạch đầu dòng thứ 2, điểm b khoản 4 điều 6 này là chỉ áp dụng cho các trường hợp công nợ phải thu không có khả năng thu hồi thuộc trường hợp quy định tại gạch đầu dòng thứ 1, 2 và 3 điểm a khoản 4 điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC mà không áp dụng cho khoản công nợ phải thu không có khả năng thu hồi tại gạch đầu dòng thứ 6 điểm a, khoản 4 Điều 6 nêu trên. Bởi nếu áp dụng cả điều kiện tại gạch đầu dòng thứ 2 điểm b khoản 4 điều 6 TT 48/2019/TT-BTC cho khoản công nợ phải thu thuộc trường hợp gạch đầu dòng thứ 6 điểm a khoản 4 Điều 6 thông tư 48/2019/TT-BTC thì khoản công nợ phải thu không có khả năng thu hồi tại gạch đầu dòng thứ 6 điểm a khoản 4 Điều 6 sẽ quy về trường hợp các khoản công nợ phải thu không có khả năng thu hồi tại gạch đầu dòng thứ 1, 2 và 3 điểm a khoản 4 Điều 6. Kính đề nghị Bộ Tài chính cho Công ty chúng tôi biết: - Việc hồ sơ yêu cầu tại gạch đầu dòng thứ 2 Điểm b Khoản 4 Điều 6 thông tư 48/2019/TT-BTC có áp dụng cho khoản công nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại gạch đầu dòng thứ 6 Điểm a Khoản 4 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC hay không? - Trường hợp nếu Công ty xử lý tài chính các khoản phải thu công nợ không có khả năng thu hồi thuộc trường hợp gạch đầu dòng thứ 6 Điểm a Khoản 4 Điều 6 khi chỉ có đủ hồ sơ theo quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất, Điểm b Khoản 4 Điều 6 có đúng với quy định hay không? Rất mong sớm nhận được thông tin phúc đáp từ Bộ Tài chính. Trân trọng. 30/12/2021
  • Hỏi: Kính thưa Bộ Tài chính, hiện nay tôi đang công tác tại 1 trường THPT trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Hiện tại, huyện Đức Cơ đang hưởng hệ số khu vực là 0,5 nên cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại huyện được hưởng chế độ nghỉ phép theo Thông tư 141/2011/TT-BTC. Đối với đối tượng là giáo viên, theo Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT: “Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng [bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động], được hưởng nguyên lương và các phụ cấp [nếu có]”. Trước nay, nhà trường thực hiện chi trả chế độ phép cho giáo viên và cán bộ nhân viên trong trường bằng hình thức khoán, chi hết cho tất cả mọi người mà không phân biệt có thực sự nghỉ phép hay không, Và khi khi áp dụng khoán thì k có bất kỳ chứng từ kèm theo là đúng hay sai? Xin Bộ Tài chính hướng dẫn về điều kiện, thủ tục và cán bộ, viên chức trong đơn vị cần cung cấp chứng từ gì để được hưởng chế độ nghỉ phép theo đúng quy định? 22/11/2021
  • Hỏi: Kính thưa quý Bộ: Liên quan đến chế độ bồi dưỡng tiếp công dân, tôi có nôi dung hỏi như sau: Tại Điều 2 Thông tư 320/2016/TT-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh quy định “Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP” [Điều 21 Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định: Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh: 1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 20 Nghị định này được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân; 2.....] Luật tiếp công dân 2013 thì “Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật”. Vì vậy, xin quý Bộ cho biết những người được phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh nhưng không phát sinh nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh [do công dân không đến để tiếp đón] có được hưởng chế độ bồi dưỡng? 22/11/2021
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, Trong quá trình thanh tra đối với Quỹ ĐTPT, tôi nhận thấy một số bất cập liên quan đến quá trình hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương, cũng như liên quan đến cơ chế chính sách như sau: 1- Sau khi hoàn nhập nguồn dự phòng rủi ro, Quỹ không tiến hành phân phối vào cuối năm mà vẫn để trong vốn chủ sở hữu nhiều năm. Sau khi thanh tra phát hiện, Quỹ giải trình việc không phân phối nguồn hoàn nhập dự phòng rủi ro trong nhiều năm với lý do đặc thù hoạt động của Quỹ không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; số tiền này vẫn nằm trong vốn chủ sở hữu của Quỹ từ năm 2018 trên bảng cân đối kế toán. 2 - Về việc xếp loại hiệu quả hoạt động của Quỹ theo Thông tư số 28/2014/TT-BTC ngày 25/02/2014 của Bộ Tài chính, qua thanh tra phát hiện Quỹ không đáp ứng chỉ tiêu số 3 [tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ], cụ thể chỉ tiêu được phê duyệt đầu năm là 7,00%; đến cuối năm Quỹ chỉ đạt 7,08% [loại C], nhưng tự ý bỏ hai số thập phân để thành 7% [loại B], từ đó đề xuất UBND tỉnh phê duyệt xếp loại A tổng thể; dẫn đến việc trích các Quỹ khen thưởng sai tiêu chuẩn. Quỹ giải trình là Quỹ có quyền làm tròn số từ 7,08% thành 7% để đạt chỉ tiêu; mặt khác quá trình nợ xấu là lâu dài, cần giai đoạn nhiều năm nên đề nghị xem xét tạo điều kiện động viên tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên. 3 - Qua kiểm tra doanh thu các năm, nguồn doanh thu chủ yếu của Quỹ qua các năm là lãi tiền gửi tại các ngân hàng thương mại [gần 70% tổng doanh thu]. Thanh tra nhận định quy định pháp luật tại thời điểm năm 2018 - 2019 không quy định chính xác việc cho phép Quỹ gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại bởi những lý do: - Chương II [từ Điều 6 đến Điều 25] Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ, các hoạt động của Quỹ không có nội dung nào cho phép gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng; khoản 2 Điều 6 Thông tư số 28/2014/TT-BTC ngày 25/2/2014 của Bộ Tài chính quy định “Quỹ được sử dụng vốn hoạt động để thực hiện các chức năng quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP, bao gồm: đầu tư trực tiếp, cho vay; và góp vốn thành lập tổ chức kinh tế” cũng không có quy định cho phép gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng. - Tuy nhiên, điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư số 28/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thể hiện doanh thu của Quỹ bao gồm thu lãi tiền gửi; nội dung này chính là cơ sở để Quỹ gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại. - Số liệu gửi tín dụng của Quỹ trong thời kỳ thanh tra thể hiện Quỹ gửi tiết kiệm có thời hạn là không phù hợp với mục tiêu hoạt động, trong khi các dự án cần vay đầu tư có thể phát sinh bất cứ thời điểm nào trong năm nên nói cách khác việc gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Quỹ có khả năng làm cản trở chức năng tín dụng của Quỹ. - Nội dung nhận định này chỉ mang tính chất đánh giá bất cập chính sách, thanh tra không đặt ra yêu cầu thu hồi. Mặt khác, qua theo dõi quá trình xây dựng và ban hành Nghị định số 147/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ, nội dung khoản 3 Điều 39 dự thảo: "Vốn nhàn rỗi của Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể sử dụng để mua công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng thuộc danh sách các tổ chức tín dụng được Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt trong từng thời kỳ theo nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn" đã không được thông qua trong văn bản chính thức. Quỹ không đồng ý với nhận định trên của Thanh tra, và cho rằng Quỹ có chức năng đầu tư tài chính, quy định pháp luật không cấm, nên Quỹ có quyền gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại mà không có gì bất hợp pháp. Do đây là những nội dung bất cập, khó khăn mang tính phổ biến, tồn tại không chỉ ở Tây Ninh mà còn rất nhiều địa phương khác qua trao đổi với thanh tra các tỉnh, kính mong Bộ Tài chính quan tâm, sớm có phản hồi để các cơ quan, địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện đúng quy định pháp luật. Xin trân trọng cảm ơn./. 01/07/2021
  • Hỏi: Quỹ Đầu tư phát triển địa phương [Quỹ ĐTPT] trước đây hoạt động theo Nghị định 138/2007/NĐ-CP và Nghị định 37/2013/NĐ-CP, nay được thay thế bởi Nghị định 147/2020/NĐ-CP.Về quy định các biện pháp xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPT địa phương, Nghị định 147/2020/NĐ-CP không quy định biện pháp khoanh nợ, xóa nợ gốc như Nghị định 138/2007/NĐ-CP và Nghị định 37/2013/NĐ-CP trước đây.Vậy, khi sửa đổi điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ và ban hành quy chế xử lý rủi ro cho vay, quỹ có được phép quy định 02 biện pháp này vào điều lệ, quy chế không? Dựa trên văn bản pháp lý nào, hay vận dụng văn bản pháp lý nào để quy định 02 biện pháp xử lý rủi ro này vào trong điều lệ, quy chế? Nếu được phép quy định thì thẩm quyền quyết định như thế nào? 16/06/2021
  • Hỏi: Kính gửi: Bộ Tài chính. Quỹ đầu tư phát triển địa phương trước đây hoạt động theo Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007; nay hoạt động theo Nghị định số 147/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Tại Điều 16 Nghị định số 147/2020/NĐ-CP Ban hành danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương thì “1. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.”. Như vậy, trường hợp trong Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do UBND tỉnh ban hành có lĩnh vực đầu tư bất động sản [Khu dân cư] thì Quỹ đầu tư phát triển địa phương có được hoạt động kinh doanh lĩnh vực bất động sản hay không? Kính mong Bộ Tài chính giải đáp giúp để việc triển khai Nghị định số 147/2020/NĐ-CP được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trân trọng! 05/04/2021
  • Hỏi: Kính thưa Bộ Tài Chính: Căn cứ vào điều 9, điều 11 của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính . Hiện Công ty có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Sở Tài Nguyên Môi Trường cấp như sau : 470m2 đất sử dụng đến ngày 11/4/2062, 300m2 lâu dài Vậy cho doanh nghiệp hỏi : 470m2 đất sử dụng đến ngày 11/4/2062 có được trích khấu hao không ? Rất mong Bộ Tài Chính thông tin cho doanh nghiệp để tính khấu hao cho đúng qui định. Trân trọng kính chào! 05/02/2021
  • Hỏi: Câu 1: Theo mục b điểm 2 điều 9 của TT 69/2013/TT - BTC, đơn vị tôi có hợp đồng 1 nhân viên phụ trách nghiệp vụ Quỹ Hỗ trợ Nông dân. Được cơ Quỹ HTND cơ cấu vào thành viên Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh. Vây cho tôi hỏi ngoài chi trả lương và các khoản đóng góp theo lương, đồng chí này có được hưởng tiền phụ cấp thành viên của Ban điều hành không, nhờ các anh chị Bộ Tài Chính giải đáp thắt mắc dùm cảm ơn! Câu 2: các thành viên của Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh chủ yếu là kiêm nhiệm từ giám đốc đến kế toán và thủ quỹ. Vậy tiền chi trả phụ cấp theo mục b khoản 2 điều 9 Thông tư 69/2013/TT - BTC những đối tượng này có được áp dụng mức chi phụ cấp kiêm nhiệm tối đa 0,8 lần lương ngạch bậc hay không, hay phải áp dụng một văn bản khác về chế độ chi trả cho cán bộ kiêm nhiệm Quỹ HTND, xin các anh chị BTC trả lời giúp xin cảm ơn! 03/02/2021

Video liên quan

Chủ Đề