Thiếu năm công tác trừ bao nhiêu năm 2024

Với mục tiêu để Bảo hiểm xã hội [BHXH] trở thành trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, Dự thảo Luật BHXH [sửa đổi] đang được xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV kỳ vọng sẽ xóa bỏ các bất cập hiện hành, tạo sự công bằng trong thụ hưởng khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu.

Luật BHXH [sửa đổi] có nhiều điểm mới theo hướng có lợi cho NLĐ, song đa số NLĐ cho rằng khấu trừ 2%/năm với người không đủ năm khi về hưu là chưa hợp lý [Ảnh minh họa].

Trước năm 2018, với mỗi năm tham gia BHXH, nữ được cộng 3%, nam 2% cho đến khi đạt tối đa 75% bình quân tiền lương tính đóng BHXH. Từ năm 2018 trở đi, cả nam và nữ đều là 2%. Còn từ năm 2016, tỷ lệ khấu trừ mức hưởng với người về hưu sớm là 2%, thay vì 1% như trước. Luật quy định lao động làm việc trong điều kiện bình thường muốn nghỉ hưu trước tuổi [lộ trình tăng dần nam đạt 62, nữ 60 tuổi] ngoài đóng đủ 20 năm BHXH phải có kết quả giám định suy giảm khả năng lao động 61% trở lên.

Nói ngắn gọn, ngoại trừ các ngành nghề đặc thù hay yếu tố sức khỏe, một lao động khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng nếu không đủ số năm công tác sẽ bị trừ 2%/năm. Ví dụ, ông A năm nay 61 tuổi, đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng ông không đủ 30-31 năm công tác thì ông A sẽ không nhận được số tiền nghỉ hưu bằng 75%, thay vào đó chỉ nhận được 73% [nếu thiếu 1 năm]; 71% [thiếu thiếu 02 năm].

Theo phản ánh của nhiều người, quy định này là rất khắt khe và không công bằng. Chị Phương đang là giáo viên một trường tiểu học đưa ra dẫn chứng: Ra trường, trừ khối quốc phòng, an ninh, không phải cử nhân, kỹ sư nào cũng may mắn có được làm việc và được cơ quan tuyển dụng đóng BHXH ngay, đa số trầy trật mãi mới tìm được việc làm, được đóng BHXH. Do đó, khi đến tuổi nghỉ hưu, nhiều người đủ tuổi nghỉ mà không đủ năm công tác, căn cứ theo quy định, cứ thế khấu trừ tiền hưu.

“Những viên chức, người lao động đơn thuần chỉ dựa vào lương, không có phụ cấp chức vụ, hệ số lương đã thấp khi về hưu phải khấu trừ 2% nếu thiếu 1 năm công tác thì quả là rất thiệt thòi”, chị Phương cho hay. Tương tự những công nhân lao động cũng vậy, không phải ai cũng đảm bảo số năm công tác, rất nhiều công nhân khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng số năm công tác vẫn còn thiếu 2-3 năm, theo quy định hiện hành họ phải trừ 4-6% chỉ được hưởng mức 69-71% số lương hưu thì càng bất hợp lý.

Từ thực tế đó, đa số người lao động kiến nghị, nếu xem Luật BHXH [sửa đổi] là cứu cánh cho chính sách an sinh, rất mong các cơ quan liên quan xem xét tỷ lệ khấu trừ tiền lương hưu dựa trên số năm công tác xuống ở mức 1%/năm như trước đây là hợp lý. Nếu vẫn để khấu trừ ở mức 2%/năm thì người lao động càng bị thiệt thòi.

Theo Điều 169, Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu thì kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu và tuổi hưởng lương hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm tăng thêm 3 tháng cho đến khi đạt 62 tuổi đối với lao động nam và tăng thêm 4 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ.

Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa từ 5 - 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau:

Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH ban hành.

Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021.

Có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021] từ đủ 15 năm trở lên; bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, và thêm các điều kiện: Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Người lao động không bị giới hạn về tuổi đời khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, và thuộc một trong các trường hợp sau: Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế ban hành.

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ mỗi năm đóng thêm thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tăng thêm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Đóng bảo hiểm 20 năm được hưởng bao nhiêu?

  1. Tuổi nghỉ hưu của người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với ...

Năm 2023 đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 [sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019] thì năm 2023 điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: - Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

Về hưu trước tuổi bị trừ bao nhiêu phần trăm?

Đồng thời, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, NLĐ bị trừ 2% mức hưởng. Các hiệp hội đánh giá quy định này không thực tiễn ở Việt Nam, bởi nhiều lao động đi làm và đóng BHXH sớm. Ở độ tuổi 50- 55, sức khỏe họ giảm sút, không đủ khả năng đáp ứng công việc, khó tìm việc làm sau đó và cũng có thời gian đóng BHXH từ 20-30 năm.

Về hưu sớm hưởng lương như thế nào?

Theo quy định người lao động sẽ bị trừ 2% tỷ lệ hưởng lương hưu với mỗi năm về hưu trước tuổi. Trong một số trường hợp sẽ bị trừ 1% tỷ lệ lương hưu khi tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng do nghỉ hưu trước tuổi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi.

Chủ Đề