Thiên nhiên châu Âu thay đổi như thế nào về phía đông

[ĐỊA 7] TUẦN 27: TIẾT 51 BÀI 51: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

Đọc bài Lưu

TIẾT 51

Chương X: CHÂU ÂU

BÀI 51: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

I.NHỮNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ

- Trình bày và giải thích [ở mức độ đơn giản] một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Âu [địa hình, khí hậu, sông ngòi và thực vật]

2.Kĩ năng:

Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ

- Trình bày và giải thích [ở mức độ đơn giản] một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Âu [địa hình, khí hậu, sông ngòi và thực vật]

Các KNS cơ bản được giáo dục:

- Tư duy

+ Thu thập và xử lí thông tin qua lược đồ về đặc điểm tự nhiên ở Châu Âu.

+ Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên.

- Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp trong quá trình xây dưng bài

3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ môi trường

II.NỘI DUNG BÀI GIẢNG:

1. Vị trí , địa hình

a. Vị trí địa lí:

- Châu Âu là một châu lục thuộc lục địa Á – Âu , với diện tích trên 10 triệu km2

- Nằm ở nửa cầu Bắc từ vĩ độ 360B đến 710B

- Phía đông ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran, ba phía còn lại giáp với biển và đại dương

- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo nhiều bán đảo, vũng vịnh.

b. Địa hình: có 3 dạng: đồng bằng, núi già và núi trẻ. [chủ yếu là đồng bằng]

- Núi trẻ ở phía Nam.

- Đồng bằng kéo dài từ Tây- Đông.

- Núi già ở phía Bắc và vùng trung tâm.

2. Khí hậu, sông ng̣òi và thực vậ

a. Khí hậu

- Đặc điểm: Châu Âu có nhiều kiểu khí hậu nhưng đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ một diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực là có khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.

- Nguyên nhân:

+ Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương.

+ Phần lớn nằm trong đới khí hậu ôn hoà.

+ 3 mặt giáp biển và đại dương ,bờ biển bị cắt xẻ nhiều, biển ảnh hưởng sâu vào đất liền.

b. Sông ngòi: Mạng lưới sông ng̣òi dày đặc, lượng nước dồi dào như Sông Đanuýp, Rainơ, Vôn

c. Thực vật thay đổi từ Tây -> Đông và Bắc -> Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

- Ven biển Tây Âu rừng lá rộng, nội địa rừng lá kim, phái đông nam là thảo nguyên, ven ĐTH phát triển rừng lá cứng.

III.CÂU HỎI, BÀI TẬP:

*. Củng cố, luyện tập

Nêu đặc điểm vị trí địa lí và địa hình Châu Âu? Xác định vị trí Châu Âu trên bản đồ?

Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngồi và thực vật Châu Âu? V́ì sao phía Tây Châu Âu có khí hậu ấm và mưa nhiều hơn phía Đông?

5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà.

- Học thuộc bài.

- Chuẩn bị bài 52: “Thiên nhiên Châu Âu ”

+ Châu Âu có những môi trường tự nhiên nào ?

+ Đặc điểm khí hậu của môi trường ôn đới lục địa và ôn đới hải dương ở Châu Âu [nhiệt độ, lượng mưa, tính chất chung, phân bố].

Tổng số điểm của bài viết là: 28 trong 8 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Trả lời câu hỏiin nghiêng

[trang 156 sgk Địa Lí 7]:- Quan sát hình 52.1, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương.

Trả lời:

- Quan sát hình 52.1, nhận xét:

+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 18oC, tháng 7.

+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 8oC, tháng 1.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 10oC

+ Mùa mưa nhiều: tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

+ Mùa mưa ít hơn: tháng 2 đến tháng 9.

+ Tổng lượng mưa: 820mm.

- Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ mát; mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0oC; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn [khoảng 800 - 1000mm/năm].

[trang 156 sgk Địa Lí 7]:- Quan sát hình 52.2, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa.

Trả lời:

- Quan sát hình 52.2, nhận xét:

+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 20oC, tháng 7.

+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng -12oC, tháng 1.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 32oC.

+ Mùa mưa: tháng 5 đến tháng 10.

+ Mùa khô: tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Tổng lượng mưa: 443mm.

- Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa: biên độ nhiệt trong năm lớn : mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống dưới 0oC, ở nhiều nơi có tuyết rơi và sông ngòi có thời kì bị đóng băng; mưa quanh năm và lượng mưa nhỏ [từ 400 đến 600mm/năm].

- Quan sát hình 52.1, nhận xét:

+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 18oC, tháng 7.

+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 8oC, tháng 1.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 10oC

+ Mùa mưa nhiều: tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

+ Mùa mưa ít hơn: tháng 2 đến tháng 9.

+ Tổng lượng mưa: 820mm.

- Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ mát; mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0oC; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn [khoảng 800 - 1000mm/năm].

[trang 156 sgk Địa Lí 7]:- Quan sát hình 52.2, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa.

Trả lời:

- Quan sát hình 52.2, nhận xét:

+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 20oC, tháng 7.

+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng -12oC, tháng 1.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 32oC.

+ Mùa mưa: tháng 5 đến tháng 10.

+ Mùa khô: tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Tổng lượng mưa: 443mm.

- Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa: biên độ nhiệt trong năm lớn : mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống dưới 0oC, ở nhiều nơi có tuyết rơi và sông ngòi có thời kì bị đóng băng; mưa quanh năm và lượng mưa nhỏ [từ 400 đến 600mm/năm].

Câu 1:So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.

Lời giải:

- Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa

+ Nhiệt độ: khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8oC. Khí hậu ồn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 20oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất là -12oC. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa. 

+ Lượng mưa: khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng l.000mm, khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa.

- Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.

+ Nhiệt độ: khí hậu địa trung hải có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 25oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 10oC. Khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất là 30oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng -12oC. Như vậy, khí hậu địa trung hải có mùa hạ nóng, mùa đông không lạnh và ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.

+ Lượng mưa: khí hậu địa trung hải có lượng mưa trung bĩnh năm gần l.000mm, nhưng tập trung vào thu - đông, mùa khô là mùa hạ. Khí hậu ôn đới lục địa có lượng mưa hàng năm từ 400 - 600mm, mưa vào mùa hạ. Nhưvậy, khí hậu địa trung hải và khí hậu ôn đới có mùa mưa khác nhau.

Câu 2:Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang đông?

Lời giải:

Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông vì có sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa . Phía tây có khí hậu ôn hòa, mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn nên rừng lá rộng phát triển. Vào sâu trong đất liền, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm nên rừng lá rộng phát triển. Càng đi về phía đông, lượng mưa càng giảm, biên độ nhiệt lớn nên thảo nguyên thay thế cho rừng.

Bài 1 trang 46 Tập bản đồ Địa Lí 7:Quan sát hình 51.2 trong SGK, em hãy:

Nêu nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ vùng ven biển vào trong nội địa dọc theo vĩ độ 60oB của châu Âu và giải thích vì sao lại có sự thay đổi như vậy

Nhận xét về đường đẳng nhiệt 0oC và gải thích vì sao chúng lại phân bố như vậy

Lời giải:

Nêu nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ vùng ven biển vào trong nội địa dọc theo vĩ độ 60oB của châu Âu và giải thích vì sao lại có sự thay đổi như vậy

- Nhiệt độ tháng 1 của châu Âu, từ vùng ven biển vào trong nội địa dọc theo vĩ độ 60oB có sự giảm dần: 0oC ở bờ biển phía Tây; đến trung tâm bán đảo Xcanđinavi, nhiệt độ giảm xuống -10oC; vào đến phía đông của đồng bằng Đông Âu, nhiệt độ giảm xuống đến -20oC.

- Có sự thay đổi như vậy vì: Ở ven biển phía Tây, do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương nên mùa đông ấm, ẩm. Càng vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của biển giảm dần, các khối khí hải dương bị biến tính, mùa đông càng lạnh.

Nhận xét về đường đẳng nhiệt 0oC và gải thích vì sao chúng lại phân bố như vậy

- Đường đẳng nhiệt 0oC có vĩ độ giảm dần từ tây sang đông: Từ vĩ tuyến khoảng 63oB ở ven biển phía tây, đường đẳng nhiệt 0oC chạy thẳng xuống vĩ tuyến 47oB, càng sang phía đông thì đường đẳng nhiệt có vĩ độ càng giảm, nhưng giảm chậm hơn.

- Vì phía Tây do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương, nhiệt độ ấm hơn, đường đẳng nhiệt 0oC lên đến vĩ độ trên 60oB. Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm dần, mùa đông lạnh hơn, nhiệt độ tăng dần từ Bắc xuống Nam, đường đẳng nhiệt 0oC lùi xuống những vĩ độ thấp hơn.

Bài 2 trang 46 Tập bản đồ Địa Lí 7:Quan sát biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và kí hiệu thảm thực vật ở một số vùng của châu Âu dưới đây kết hợp với nội dung SGK, em hãy nêu nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa, từ đó rút ra kết luận về kiểu khí hậu của từng biểu đồ.

Lời giải:

- Trạm A:

+ Nhiệt độ: Mùa đông ấm [7ovào tháng 1], mùa hạ mát [17ovào tháng 7]

+ Lượng mưa: Mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn, trung bình năm đạt 820mm.

+ Thảm thực vật: Rừng lá rộng

=> Trạm A thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương

- Trạm B:

+ Nhiệt độ: Mùa đông lạnh [-7ovào tháng 1], mùa hè nóng [20ovào tháng 7]

+ Lượng mưa: tương đối thấp, trung bình năm 443mm, mưa nhiều vào mùa hè

+ Thảm thực vật: Rừng lá kim

=> Trạm B thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa

- Trạm C:

+ Nhiệt độ: mùa đông ấm [10ovào tháng 1], mùa hà nóng [25ovào tháng 7]

+ Lượng mưa: tương đối nhiều, trung bình năm đạt 71mm, mưa nhiều vào thu đông

+ Thảm thực vật: cây bụi lá cứng

=> Trạm C thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải


Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề