Thị xã và thị trấn cái nào lớn hơn

Thị xã là Khu vực tập trung đông dân cư sinh hoạt chủ yếu là sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp, quy mô nhỏ hơn thành phố nhưng lớn hơnthị trấn. Thị xã là đơn vị hành chính tương đương cấp huyện. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thị xã là đơn vị hành chính có Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Thị trấn là đơn vị hành chính cùng cấp với xã, phường trực thuộc đơn vị hành chính cấp huyện, là khu vực tập trung dân cư, chủ yếu phát triển thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Chức năng của thị trấn là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã.

2. Tiêu chuẩn thành lập thị trấn thuộc huyện

Tiêu chuẩn thành lập thị trấn thuộc huyện được quy định tại Điều 8 Nghị định 62/2011/NĐ-CP về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn như sau: Thị trấn thuộc huyện được thành lập khi đạt các tiêu chuẩn sau đây: 1. Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một huyện hoặc một vùng của huyện. 2. Đã được cấp có thẩm quyền công nhận là đô thị loại V. 3. Quy mô dân số đạt từ 4.000 người trở lên. 4. Mật độ dân số đạt từ 2.000 người/km2 trở lên. 5. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt từ 65% trở lên so với tổng số lao động. 6. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 42/2009/NĐ-CP. 7. Có quy hoạch chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 8. Thời gian xây dựng đồng bộ từ 01 năm trở lên.

3. Cách phân loại thị trấn

Theo vị trí và chức năng, các thị trấn được phân thành ba loại sau: 1] Các thị trấn huyện ly là đô thị - trung tâm huyện, có chức năng là trung tâm hành chính, dịch vụ, văn hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và chuyển giao công nghệ, khoa học - kĩ thuật của một huyện; 2] Các thị trấn là trung tâm dịch vụ, kinh tế, văn hoá cho một xã, một cụm xã hoặc một tiểu vùng; 3] Các thị trấn là đô thị vệ tinh được hình thành trong vùng ảnh hưởng, trực tiếp gắn với sự phát triển của đô thị trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh hoặc vùng kinh tế - hành chính tỉnh. Thị trấn phải là đô thị loại IV hoặc loại V, tức là ít nhất, thị trấn phải thỏa mãn các điều kiện sau đây của một đô thị loại V: có quy mô dân số từ 4000 người trở lên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp phải đạt tối thiểu là 65%; bước đầu đã xây dựng được các công trình cơ sở hạ tầng công cộng chủ yếu có trình đô thích hợp; mật độ dân số bình quân là 2.000 người/km vuông. Đối với thị trấn ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thì các tiêu chuẩn quy định kể trên có thể thấp hơn nhưng tối thiểu phải đầm bảo mức 70% mức tiêu chuẩn quy định kể trên. Đối với các thị trấn có chức năng nghỉ mát, dụ lịch, điều dưỡng, các thị trấn nghiên cứu khoa học, đào tạo thì tiêu chuẩn quy mô dân số thường trú có thể thấp hơn, nhưng phải đạt 70% so với mức quy định kể trên; riêng tiêu chuẩn mật độ dân số bình quân của các thị trấn nghỉ mát, du lịch và điều dưỡng cho phép thấp hơn nhưng tối thiểu phải đạt 50% so với mức quy định kể trên.

4. Chính quyền địa phương ở thị trấn

Chính quyền địa phương ở thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thị trấn và Ủy ban nhân dân thị trấn.

4.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn

1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thị trấn. 2. Quyết định những vấn đề của thị trấn trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền. 4. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn. 5. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị trấn.

4.2 Hội đồng nhân dân thị trấn

+ Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn 1. Hội đồng nhân dân thị trấn gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thị trấn bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị trấn. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. 3. Hội đồng nhân dân thị trấn thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định. Trưởng ban, Phó trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn hoạt động kiêm nhiệm. + Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn 1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn. 2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị trấn; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân thị trấn. 3.Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của thị trấn trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách thị trấn; điều chỉnh dự toán ngân sách thị trấn trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách thị trấn. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật. 4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp. 5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân thị trấn bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này. 6. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. 7. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn.

4.3 Ủy ban nhân dân thị trấn

+ Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị trấn Ủy ban nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Ủy ban nhân dân thị trấn loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; thị trấn loại III có một Phó Chủ tịch. + Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị trấn 1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 68 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn. 2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. 3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. + Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn 1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 36 của Luật này. 2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn thị trấn. 3. Quản lý dân cư trên địa bàn thị trấn theo quy định của pháp luật.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Điều kiện thành lập thị trấn là gì?

Thị trấn được thành lập trên cơ sở các điều kiện sau đây: 1. Đáp ứng nhu cầu tổ chức quản lý hành chính nhà nước theo lãnh thổ. 2. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị cả nước; có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Đạt tiêu chuẩn đô thị tương ứng

Thị Xã Huyện và Thị Trấn cái nào lớn hơn?

Thị xã tương đương với: Tại thành phố trực thuộc trung ương:

  • Quận [nội thành]
  • Huyện [ngoại thành]

Tại các tỉnh:

  • Huyện
  • Thành phố trực thuộc tỉnh

Kết luận:

  • Thị Trấn nằm trong thị xã nên Thị Xã sẽ lớn hơn Thị Trấn.
  • Còn Thị Xã và Huyện là tương đương nhau.

Xem thêm: Nợ là gì? Xem thêm: Nông sản là gì?

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thị trấn là gì?. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Chủ Đề