Lập kế hoạch cá nhân ôn tập môn ngữ văn

KẾ HOẠCH ÔN TẬP CHO HỌC SINH KHỐI 12 - MÔN NGỮ VĂN Iế hoạch ôn tập: -Mỗi tuần: 04 tiết. Thời gian: 23/5 đến 30/ -Nội dung ôn luyện: +Lý thuyết và kĩ năng làm Đọc-hiểu +Lý thuyết và kĩ năng làm Nghị luận xã hội. +Lý thuyết và kĩ năng làm nghị luận văn học. +Luyện đề +Giới thiệu thêm một số đề để Hs về nhà ôn luyện trong hè. II. Nội dung cụ thể: Aý thuyết và kĩ năng làm Đọc-hiểu 1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt 1 Tự sự 2 Miêu tả 3 Biểu cảm 4 Nghị luận 5 Thuyết minh 6 Hành chính – công vụ 2- Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ: 1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 2 Phong cách ngôn ngữ báo chí [thông tấn] 3 Phong cách ngôn ngữ chính luận 4 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 5 Phong cách ngôn ngữ khoa học 6 Phong cách ngôn ngữ hành chính 3. Yêu cầu nhận diện các thao tác lập luận 1 Giải thích 2 Phân tích 3 Chứng minh 4 Bác bỏ 5 Bình luận 6 So sánh 4. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản 5. Yêu cầu nhận điện thể thơ 6. Yêu cầu chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong văn bản ... Bý thuyết và kĩ năng làm NLXH: -Viết đoạn 200 chữ. -Các bước lập ý: +Nêu vấn đề cần nghị luận.

xuống nước, để trẻ giãy dụa, làm quen với cảm giác ở dưới nước”. Tôi hỏi cậu ấy, làm thế có nguy hiểm quá không? Huấn luyện viên nói rằng không cần quá lo lắng, chỉ cần kịp thời giúp sức, cứ luyện tập từ từ, bất kể ai cũng đều có thể biết bơi. Bởi vì trong tình huống nguy hiểm, tiềm năng của con người mới được bộc lộ rõ, học tập hay làm việc đều vừa nhanh vừa hiệu quả.

Những lời của huấn luyện viên đó khiến tôi suy nghĩ, phần lớn chúng ta đều sống quá an phận. Chúng ta có mục tiêu nhưng thiếu lòng quyết tâm như những khi gặp tình huống nguy cấp, vì thế phần lớn cuộc sống của mọi người đều không có gì đặc biệt, con người khát vọng thành công nhưng lại không đủ kiên trì với bản thân. Đây chính là sự khác biệt giữa người thành công và người bình tường.

[...]Cảm nhận lớn nhất của tôi là, trong huyết mạch của những người thành công luôn cuộn chảy sức mạnh hướng về phía trước, thứ sức mạnh này có thể được gọi là “ép buộc bản thân”, giống như tinh thần Olympic, con người không ngừng thay đổi để trở nên xuất sắc hơn, theo đuổi mục tiêu cao hơn.

Theo tôi được biết, Oprah Winfrey đã “ép” bản thân đọc rất nhiều sách trong một năm và luôn giữ thói quen đọc sách đến giờ, điều này giúp cô ấy trở thành một trong những MC truyền hình có vốn kiến thức sâu rộng nhất hiện nay; ngôi sao bóng rổ Michael Jordan từ khi học cấp ba đã yêu cầu bản thân mỗi ngày luyện tập ít nhất 300 lần lên rổ, anh ấy nhanh chóng trở thành vận động viên nổi bật trong đội bóng và nhận được sự quan tâm của NBA [Hiệp hội bóng rổ quốc gia]; Christian Bale ép bản thân giảm 30kg trong hai tháng để phù hợp với tạo hình diễn viên chính trong The Machinist [Thợ máy], qua bộ phim này Bale đã bước lên hàng sao nam hạng nhất của thế giới!

Bạn thấy đấy, những người giành được thành công thực sự, đằng sau ánh hào quang của họ luôn có những câu chuyện về quá trình khổ luyện ít ai biết đến. Chỉ có không ngừng ép buộc bản thân mới có khả năng vượt qua người khác để trở thành xuất sắc.

[Trích Tại sao bạn không đủ xuất sắc? , Vĩ Nhân, theo Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực , NXB Văn học, 2018, trang 3-5]

Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 2: Theo tác giả, điều khác biệt giữa người thành công và người bình thường là gì? Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong đoạn văn trên. Câu 4: Anh/ chị có đồng ý với quan điểm: “Chỉ có không ngừng ép buộc bản thân mới có khả năng vượt qua người khác để trở thành xuất sắc” hay không? Tại sao?

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1 [ 2 điểm ]:

Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc nỗ lực theo đuổi thành công.

Câu 2 [ 5,0 điểm ]:

Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặ trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đời nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua quãng đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt qua quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyefn đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngàm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút sông Đà- từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre- plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem [...].

[Trích Người lái đò Sông Đà , Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr] Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân.

---- HẾT ----

  • “không ngừng ép buộc bản thân” : theo cách dùng của tác giả có nghĩa là không ngừng đặt ra những mục tiêu để buộc bản thân phải nỗ lực, cố gắng thực hiện được nó.
  • Không an phận, bằng lòng với chính mình, con người sẽ có tinh thần cầu tiến, phát huy được những giới hạn, tiềm năng của bản thân, từ đó sẽ đạt được thành công, trở nên xuất sắc. ...
  • Có thể bổ sung thêm: để trở nên xuất sắc và thành công, việc tự đặt ra mục tiêu, tạo áp lực cho bản thân không phải là yếu tố duy nhất, con người cần có cả nền tảng tri thức, đam mê, nghị lực, và cả sự may mắn... II. Làm văn Câu 1: [2 điểm]

Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa

của việc nỗ lực theo đuổi thành công.

Ý Yêu cầu cần đạt Điể m 1 Giải thích 0.

  • Thành công: là sự hoàn thành, thực hiện được mục tiêu nào đó, đạt được kết quả như mình mong đợi.
  • Nỗ lực: là sự cố gắng, chăm chỉ hơn rất nhiều lần năng lực bình thường vốn có của bản thân để đạt được mục tiêu đề ra.  Nỗ lực là một trong những yếu tố quan trọng để con người đạt được thành công. 2 Bình luận 1. HS cần đưa ra các lý lẽ, dẫn chứng phù hợp. Dưới đây là một vài gợi ý:
    • Thành công không bao giờ đến với chúng ta một cách dễ dàng, hiển nhiên. Đó là cả một quá trình phấn đấu không ngừng để đạt được kết quả tốt đẹp. Nỗ lực giúp con người duy trì sự quyết tâm, bản lĩnh, nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách, thậm chí là nghịch cảnh để đạt được điều mình mong muốn.
    • Con người thường có nhiều mong muốn, đặt ra nhiều mục tiêu, nhưng khi gặp khó khăn, lại dễ bằng lòng với những thành tựu mình đã đạt được và chùn bước. Nỗ lực khiến con người vượt lên chính mình, tự tạo động lực, liên tục khám phá được những điểm mạnh và

khả năng tiềm tàng của bản thân, từ đó tìm ra hướng bứt phá của bản thân để thành công.

  • Cuộc sống không ngừng vận động với tốc độ nhanh chóng, người giỏi luôn xuất hiện xung quanh ta, nếu ta không nỗ lực, ta sẽ bị bỏ lại phía sau, trở thành người lạc hậu, đánh mất chính cơ hội thành công của bản thân. ...
  • Mở rộng: Tuy nhiên, chỉ nỗ lực thôi là không đủ, con người cần phải có đam mê, duy trì đam mê đích thực, kiểm chứng đam mê có phù hợp với khả năng của bản thân hay không để tiếp tục theo đuổi nó. Đồng thời, con người phải có nền tảng tri thức, cũng như xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, có phẩm chất đạo đức... mới có thể trở nên xuất sắc, thành công thực sự. 3. Bài học nhận thức và hành động 0. - Phải sống có mục tiêu, xác định được mơ ước chính đáng của mình.
  • Tích cực học tập, trau dồi tri thức, luôn chăm chỉ, cố gắng để đạt được mục tiêu.
  • Cần phê phán những người tìm mọi cách để đạt được mục tiêu, thậm chí vi phạm quy chuẩn đạo đức, hoặc vi phạm pháp luật. ... Câu 2. [5 điểm]

Ý Yêu cầu kiến thức, kĩ năng Điể m

1. Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút Người lái đò sông Đà và hình tượng sông Đà hung bạo trong đoạn trích. 0.

2. Phân tích hình tượng sông Đà trong đoạn trích:

*** Cảnh vách đá hùng vĩ hai bên bờ sông**

  • Vách đá cao, vững chãi, thâm nghiêm, hàm chứa sức mạnh đầy đe dọa [phân tích hình ảnh ẩn dụ “vách thành” ]
  • Độ hẹp của lòng sông Đà [phân tích hình ảnh so sánh “như một cái yết hầu” ].
  • Mặt ghềnh Hát Loóng dữ dội, hung hãn
  • Mặt ghềnh mênh mông, cuộn sóng, gây ấn tượng về sức mạnh khủng khiếp của sóng, gió. [phân tích câu văn “ dài hàng cây số...

3.

  • Nhà văn cũng sử dụng thành công các biện pháp nhân hóa, so sánh mở rộng biên độ liên tưởng, kết hợp kể và tả, sử dụng đa dạng các câu văn dài, ngắn, điệp cấu trúc với vốn từ phong phú, đặc biệt là các động từ, tính từ giàu sức gợi hình. ...

4. Đánh giá chung về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà, thiên nhiên Tây Bắc, vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của nhà văn Nguyễn Tuân.

0.

ĐỀ 2

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI

– AMSTERDAM

TỔ VĂN

ĐỀ ÔN TẬP

NĂM HỌC 2021- 2022

MÔN VĂN

LỚP: 12

Thời gian làm bài: 120 phút

  1. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:

Mẹ dạy tôi: “Con đừng ăn cơm cháy mà học dốt”. Mẹ dạy tôi: “Con đừng uống nước trong bóng tối mà học dốt”. Suốt một thời tuổi nhỏ, tôi cứ cười mẹ tôi mê tín. Lớn lên tôi mới

hiểu mẹ không mê tín. [...] Mẹ “doạ” tôi biết lo sợ trước dốt nát, bởi chỉ tri thức mới có thể đánh thức trong con người ý thức về danh dự, và từ đó, biết sống đàng hoàng.

Cha mẹ cho ta làm người. Cha mẹ đặt tên cho ta, đó là danh. Danh ấy có thành danh tốt hay không, phụ thuộc vào phẩm chất của danh, đó là danh dự. [...] Danh dự giống như con

ngươi trong mắt, nó không thể chịu đựng được tí dơ bẩn nào mà không bị hư hỏng; [...] danh dự như que diêm, chỉ cháy một lần là hết; [...] danh dự là điều gì quý giá lắm đối với mỗi con người, không có danh dự thì cũng chẳng nên thân người.

[...] Có danh dự cá nhân và danh dự cộng đồng. Bao nhiêu bạn bè ta đang chịu cực khổ để học hành. Bao nhiêu bạn bè ta đang chịu đói chịu rét, phải làm lụng vất vả ở xứ người để du học, để tìm tri thức, để có đủ danh dự và tư cách công dân hạng nhất. Đất nước mình chỉ có thể

to đẹp khi đó là đất nước của những công dân đàng hoàng. Một công dân đàng hoàng là một

công dân có danh dự.

[Trích Danh dự công dân, danh dự quốc gia , Đoàn Công Lê Huy, theo Tôi muốn hỏi em: Về sau thế nào? , NXB Kim Đồng, 2018, trang 26-30]

Câu 1. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Qua văn bản, anh/chị hiểu thế nào là danh dự của mỗi người và danh dự có ý nghĩa gì với mỗi chúng ta?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm của tác giả: “danh dự như que diêm, chỉ cháy một lần là hết”. Nêu ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về quan niệm đó.

Câu 4. Theo tác giả, làm thế nào để có được danh dự của mỗi người? Anh/chị có đồng ý với ý kiến đó không, vì sao?

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của mình về mối

quan hệ giữa danh dự cá nhân và danh dự cộng đồng được gợi ra từ văn bản trong phần Đọc hiểu.

Câu 2 [ 5 ,0 điểm]

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng lờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịch không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Phọ – Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng có sương, chăm chăm nhìn tôi lừ đừ trôi trên một mũi đỏ. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi mình bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?” Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” [Tản Đà]. Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

[ Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Sgk Ngữ văn 12 , tập 1, Nxb Giáo dục, tr 191 – 192] Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Qua đó, hãy làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

St t

Yêu cầu cần đạt Điể m 1 Nghị luận. 0, 2 - Danh dự là phẩm chất tốt đẹp của mỗi người; là sự coi trọng của cộng đồng đối với cá nhân dựa vào lối suy nghĩ, ứng xử, hành động đàng hoàng, có đạo đức tốt của cá nhân đó.

  • Danh dự có ý nghĩa vô cùng quý giá:
  • Danh dự được ví như con ngươi trong mắt, “giúp ta nên thân người”, giúp con người có thể trở thành những công dân đàng hoàng, những công dân hạng nhất
  • Con người có danh dự sẽ đóng góp, làm giàu đẹp cho cộng đồng, dân tộc, đất nước của mình.

0,

0,

3 - Quan niệm của tác giả: + Que diêm rất dễ bị bắt cháy, cháy rất nhanh, chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, và khi đã cháy xong thì tiêu tan thành tro bụi. + Bằng phép so sánh, tác giả đặc biệt nhấn mạnh: danh dự vô cùng quý giá nhưng rất dễ dàng bị đánh mất, chỉ cần một lần sa ngã là đã mất danh dự và khi mất đi danh dự thì không thể lấy lại được. Do đó tác giả ngầm nhắc nhở chúng ta hãy biết quý trọng và luôn phải có ý thức sâu sắc để bảo vệ, giữ gìn danh dự trong những thử thách phức tạp của đời sống. - Suy nghĩ của HS: HS chủ động trình bày những ý kiến của mình. Có thể tham khảo một vài gợi ý sau: + đồng ý với tác giả, vì: ◘ danh dự là phẩm chất tinh thần, nó sẽ lưu lại tiếng thơm hoặc tiếng xấu, rất khó phai nhạt trong nhiều người, thậm chí nhiều đời, nhiều thế hệ. ◘ danh dự đòi hỏi một sự khắt khe, nghiêm túc trọn vẹn, tuyệt đối, không chấp nhận tì vết, hoặc sự bao biện nào. + bổ sung thêm với tác giả: thực ra tạo dựng và giữ gìn danh dự là cả một quá trình, không tránh khỏi có những vấp váp, sai lầm, nhân vô thập toàn. Nếu con người biết nhận thức và chân thành sửa sai, thì vẫn có thể vãn hồi danh dự.

0,

0,

4 - Theo tác giả, để có được danh dự, con người cần phải có tri thức, có ý thức và nghị lực tích luỹ tri thức. Tri thức sẽ đánh thức ý thức về danh dự

0,

và thôi thúc con người sống đàng hoàng.

  • Suy nghĩ của HS: HS chủ động trình bày những ý kiến của mình. Có thể tham khảo một vài gợi ý sau:
  • Đồng ý với tác giả: vì tri thức là sức mạnh. ◘ Tri thức cho ta hiểu biết để phân biệt đúng sai, phải trái. Đó là nền tảng đầu tiên giúp ta hành xử đúng đạo lý, có danh dự. ◘ Tri thức cũng cho ta niềm tin, điểm tựa để dám đấu tranh khi phải lựa chọn giữa bảo vệ danh dự với những lợi ích khác. ...
  • có thể bổ sung thêm: để có danh dự, chỉ có tri thức thôi là chưa đủ; con người cần có cả lòng dũng cảm, nghị lực... cũng như cần cả thái độ tôn trọng, bảo vệ danh dự của người khác.

0,

II. LÀM VĂN

Câu 1 [2,0 điểm] : Mối quan hệ giữa danh dự cá nhân và danh dự cộng đồng

St t

Yêu cầu cần đạt Điểm

1 Giải thích nhận định 0, - Danh dự cá nhân: phẩm chất tốt đẹp của mỗi người; là sự coi trọng của cộng đồng đối với cá nhân dựa vào lối suy nghĩ, ứng xử, hành động đàng hoàng, có đạo đức tốt của cá nhân đó. - Danh dự cộng đồng [tập thể, dân tộc, đất nước, quốc gia...]: thể diện, uy tín, phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng đó; được tôn trọng, đề cao trong mối quan hệ với các cộng đồng xã hội khác  Mối quan hệ hai chiều, mật thiết, thống nhất 2 Bình luận nhận định 1, HS cần đưa ra các lý lẽ, dẫn chứng phù hợp. Dưới đây là một vài gợi ý: - Danh dự cá nhân làm nên danh dự cộng đồng: mỗi cá nhân có đời sống lương thiện, đạo đức, tạo ra những giá trị sống tốt đẹp sẽ giúp nâng cao thể diện của cộng đồng, quốc gia, dân tộc - Danh dự của cộng đồng tạo ra niềm tự hào, tự tin cho cá nhân, là nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao cho các cá nhân. - Tuy nhiên, nếu cá nhân không coi trọng danh dự của bản thân thì cũng sẽ gây phương hại đến uy tín của cả cộng đồng, và ngược lại: cộng đồng mang tiếng xấu có thể làm cho cá nhân bị xa lánh, thậm chí

ĐỀ 3

  1. PHẦN ĐỌC - HIỂU [3,0 điểm] Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: “Mỗi người trước sau phải rước một đam mê. Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình thường, hay làmột người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo người tu hành là người không đammê? Và đam mê một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể. Những bậc cha mẹ thường hay đón đường đam mê của con cáì bằng mớm cho chúng một đam mê đầu đời: tập cho con thích vẽ, thích đàn và thích nhất là học. Đam mê học hỏi là niềm đammê không bao giờ phản bội con người. Ngày nay, bởi có lắm cạm dỗ đầu đời chầu trực ở ngay ngưỡng cửa gia đình và trường học,muốn cho con mình khỏi rơi vào một “đám muội” tối đen, cha mẹ nào cũng dốc sức làm lụng kiếm tiền cho con cái tham gia vào một cuộc chơi có ích [chơi tem, sưu tập tranh,... ] hay một môn thể thao [võ thuật, bơi lội, bóng đá,... ] mong sao ràng buộc sinh lực và năng khiếu của đứa trẻ vào cỗ xe đam mê trên đường đời. Đó cũng là đầu tư vào một đam mê để tránh rơi vào những đam mê khác. Bản thân tôi đến ngày nay hãy còn vào ra lớp học với một niềm say mê tươi trẻ, ngay cả trong những thời khắc không thuận lợi. Ngồi nhẩm lại, tôi làm công việc như thế này đã trên bốn mươi năm. Tôi bỗng nhiên tự hỏi: “cái tôi” năm xưa và “cái tôi” năm nay vẫn là một chăng? Hóa ra bộ máy người còn bền hơn bộ may cơ khí ư? Dầu mỡ thường xuyên nhỏ vào chiếc máy người là niềm khao khát biết thêm, biết hơn, hoàn toàn phi vật chất và những tế bào não bộ sẵn lòng bổ sung cho nhau trong một trường luân vũ thường xuân. Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc trong suốt thời gian ấy thì giờ đây ra sao? Rất có thể tôi đang mặc một chiếc ao ren vàng, rua bạc, rủng rẻng dây kim khí hoặc có thể bây giờ tôi đang co ro vì gió lùa qua lỗ rách. May quá, tôi chỉ dam mê nghề dạy học. Tài sản mà tôi để lại gồm toàn giấy trắng mực đen và những nét chữ. Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau. Khổ nỗi, phần phật bốc cao cùng một lúc là ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt. Cả hai quấn quýt lấy nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu, sống chết đều bằng một ngọn lửa do ta đốt lên mà thôi." Câu 1 : Đặt tên cho văn bản trên. [0,5 điểm] Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. [0,5 điểm] Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên.[1,0 điểm]

Câu 4: Nêu ý hiểu của anh chị về câu nói “ sống chết đều bằng một ngọn lửa do ta tự đốt lên mà thôi”. [1,0 điểm] II. PHẦN LÀM VĂN [7,0 ĐIỂM] Câu 1 [2,0 điểm] Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 từ] trình bày ý kiến của anh/ chị về chủ đề: “Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người” Câu 2 [5 điểm] Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh viết: Hỡi đồng bào cả nước. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. [Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam 2016] Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó liên hệ tới phần mở đầu của Đại cáo bình Ngô [Nguyễn Trãi] để nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả.

II. PHẦN LÀM VĂN [7,0 điểm] Câu 1 [2,0 điểm] Yêu cầu kĩ năng: * Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề [0,25đ] * Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “..ới họ, quan trọng là từng người con cảm thấy hạnh phúc, ham thích nghề nghiệp trong tương lai của mình, dẫu đó là nghề chân tay hay trí óc...”  Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. [0,25đ]  Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. [0,25đ] * Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. [0,25đ] Yêu cầu nội dung: a. Giải thích [0,25 điểm]

  • Đam mê: những hứng thú, say mê của con người với một lĩnh vực nào đó hoặc một điều gì đó.
  • Đam mê học hỏi: hứng thú, say mê với việc học, rèn luyện kiến thức, trau dồi tri thức.
  • Phản bội: lật lọng, tráo trở.
  • Câu nói khẳng định sự bất biến của niềm đam mê học hỏi là không bao giờ phản bội con người, nó sẽ đem đến cho con người những lợi ích, những điều tốt đẹp hơn. b. Chứng minh [0,25 điểm]
  • Tại sao đam mê học tập là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người?  Vì kiến thức ta đạt được sau quá trình học là hành trang theo ta suốt cuộc đời, để có thể làm những điều ta mong muốn.  Vì học tập là công việc cả đời, trau dồi tri thức là chuyện luôn luôn nên làm, có đam mê với việc học chúng ta sẽ tích lũy được những điều bổ ích, những kiến thức đó giúp chúng ta trở thành người tốt hơn.  Đam mê học tập sẽ giúp chúng ta vượt qua những thử thách để đối mặt với những khó khăn, vượt qua nó một cách dễ dàng.  Vì cái rễ của học tập thì cay đắng nhưng hoa quả của nó lại ngọt ngào.  Những đam mê khác có thể có mặt trái nhưng đam mê học tập thì không, luôn giúp ta chinh phục những điều mơ ước.
  • Biểu hiện của đam mê học tập không bao giờ phản bội con người  Đam mê học tập, ta có kiến thức cho chính bản thân mình. Đến cuối cùng, chúng ta đi học là để có kiến thức, để không trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội_._  Truyền đam mê ấy đến những người khác [Những người làm công việc giáo viên như người viết văn bản]  Có đam mê trong học tập sẽ rèn luyện được những đức tính kiên trì, chịu khó vì biển kiến thức là mênh mông, những gì chúng ta biết hôm nay chỉ là hạt cát giữa sa mạc.  Đam mê học tập là đam mê suốt đời, học tập suốt đời. c. Bàn luận, nêu bài học nhận thức và hành động [0,5 điểm]
  • Ngoài đam mê học tập, cũng cần có những đam mê khác để cuộc sống phong phú, để hoàn thiện bản thân, không trở thành mọt sách.
  • Đam mê học tập để trở thành nguời có tri thức nhưng cũng cần trở thành người có văn hóa, có đạo đức.

Bài học hành động và liên hệ bản thân  Là học sinh ngồi trên ghế nhà truờng, sắp có buớc ngoặt quan trọng trong cuộc đời, em đã có cho mình đam mê nào chưa? Em có đam mê học tập không? Em sẽ làm gì để thực hiện niềm đam mê ấy?  Thắp cho bản thân một ngọn lửa sinh tồn, nó sẽ soi sáng cuộc đời bạn Câu 2: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận : Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích đoạn trích mở đầu Tuyên ngôn độc lập [Hồ Chí Minh]. Từ đó liên hệ tới phần mở đầu của Đại cáo bình Ngô [Nguyễn Trãi] để nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm *** Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

Chủ Đề