Thị trường chứng khoán Việt Nam quý 1 năm 2022

Thị trường chứng khoán Việt Nam quý 1 năm 2022
Tọa đàm Đầu tư Tài chính 2022: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán, ngày 29/6. (Ảnh: Vietnam+)

Tại Tọa đàm Đầu tư Tài Chính 2022: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 29/6, nhiều nhà đầu tư có chung một câu hỏi đến với các diễn giả: “Liệu thị trường chứng khoán Việt Nam đã đến lúc bắt đáy?”

Tác động từ thị trường quốc tế

Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát hành thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá năm 2022, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp và không thuận lợi như năm 2021 - một năm bùng nổ của thị trường chứng khoán. 

Cụ thể, bà Bình chỉ ra thị trường Việt Nam đã giảm tương đối mạnh sau khi đợt tăng trưởng thời điểm đầu năm 2022. Theo đó, mức thanh khoản có xu hướng đi xuống, giá trị giao dịch bình quân trong tháng Năm đạt khoảng 17.773 tỷ đồng/phiên (giảm 32% so với tháng Tư) song thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.

Trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước có tâm lý e ngại, chuyển sang quan sát diễn biến giao dịch thì các nhà đầu tư nước ngoài có động thái mua ròng trở lại. Tính từ đầu năm đến ngày 15/6, khối ngoại đã tích lũy 2.193 tỷ đồng.

Về dự báo triển vọng, bà Bình cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong khi đó, tình hình kinh tế - chính trị quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như căng thẳng giữa Nga và Ukraine, hay chính sách phong tỏa nghiêm ngặt nhằm đối phó với COVID-19 của Trung Quốc hoặc động thái thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khoá trên thế giới đang làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế.

Gần đây nhất, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2022 chỉ đạt 3,6% và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo ở mức 2,9%. 

“Bên cạnh đó, các yếu tố giá lương thực, năng lượng, dầu mỏ và khí đốt vẫn tăng cao. Điều này tác động tiêu cực đến chi phí đầu vào cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp đồng thời làm gia tăng áp lực lạm phát lên các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam,” bà Bình trao đổi.

VN-Index có thể chạm đáy về cuối năm

Cụ thể hơn, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu dự báo khả năng VN-Index quay ngược dòng về chạm đáy ở mức 1.100 điểm trong nửa cuối của năm. Do đó, ông đưa ra kiến nghị lựa chọn lúc này nên “ngủ yên còn hơn là ăn ngon.” Đó là chiến lược đầu tư mang tính bảo thủ và phòng vệ hơn là tìm kiếm lợi nhuận lớn với rủi ro cao.

“Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể lựa chọn những mã cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn, có uy tín và tình hình tài chính triển vọng và có lịch sử giao dịch ổn định lâu năm. Đặc biệt, các nhà đầu tư phải có điểm ‘cắt lỗ và chốt lời’ đồng thời thực hiện các giao dịch một cách chặt chẽ theo chiến lược đã vạch ra,” ông Hiếu nói.

Thị trường chứng khoán Việt Nam quý 1 năm 2022
Có khả năng VN-Index quay ngược dòng về chạm đáy ở mức 1.100 điểm trong nửa cuối của năm. (Ảnh: Vietnam+)

Về dòng tiền, bà Bình chỉ ra trong bối cảnh kinh tế quốc tế có nhiều căng thẳng và áp lực lạm phát gia tăng, việc nhà đầu tư nhân có tâm lý thận trọng đã góp phần tạo nên áp lực bán mạnh hơn trên thị trường chứng khoán. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang giữ nguyên mức lãi suất điều hành nhưng mặt bằng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại đã gia tăng. Theo đó, dòng tiền phần nào đã được hút trở lại hệ thống ngân hàng. 

Do đó, bà Bình nhận định diễn biến của thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, tiến sỹ Cấn Văn Lực cho rằng trong khó khăn, thách thức vẫn có nhiều cơ hội. Trên thực tế, kinh tế trong nước đang có sự phục hồi và lạm phát cơ bản được kiểm soát, đầu tư công và đầu tư cơ sở hạ tầng được quan tâm. Cùng với đó, thể chế pháp luật đã được hoàn thiện ở mức độ tốt hơn. Trên thị trường chứng khoán, những sản phẩm dịch vụ chứng khoán mới đã và đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà bổ sung và đa dạng hóa. Thêm vào đó, lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết dự báo có thể tăng từ 20%-25% trong cả năm và chỉ thấp hơn mức 30%- 33% của năm ngoái.

“Vẫn còn rất nhiều cơ hội để đầu tư trên thị trường, nhưng nhà đầu tư phải xác định được ‘khẩu vị’ rủi ro để có chiến lược phù hợp đồng thời tiếp cận theo hướng đa dạng hóa hơn với mức ‘đòn bẩy’ tài chính hợp, đặc biệt là hạn chế tâm lý đám đông…,” ông Lực khuyến nghị./.

Hạnh Nguyễn (Vietnam+)

Thị trường chứng khoán Việt Nam quý 1 năm 2022
(Ảnh minh họa. Nguồn:TTXVN)

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến tích cực trong quý 1/2021 với thanh khoản duy trì ở mức cao đã giúp doanh nghiệp ngành chứng khoán có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, thậm chí lập kỷ lục lợi nhuận.

Kỷ lục lợi nhuận quý

Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2022. Theo báo cáo, công ty ghi nhận doanh thu hoạt động đạt gần 610 tỷ đồng tăng 52% so với cùng kỳ năm trước; tổng lợi nhuận sau thuế trong quý đạt hơn 200 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

Đây là con số lợi nhuận kỷ lục của MBS đạt được tính theo quý.

Công ty Cổ phần Chứng khoán APG cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022 với doanh thu tăng gấp gần 9 lần so với cùng kỳ năm trước lên mức gần 117 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, tổng lợi nhuận sau thuế trong quý của APG đạt 78 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 8,8 tỷ đồng. Đây cũng là con số lợi nhuận kỷ lục của doanh nghiệp đạt được tính theo quý.

Đại gia ngành chứng khoán là Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2022 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 2.068,4 tỷ đồng và 883,3 tỷ đồng, tăng 36,2% và 66,6% so với quý 1/2021.

Các mảng kinh doanh đều tăng trưởng và có đóng góp tích cực vào doanh thu chung; trong đó, dịch vụ chứng khoán, kinh doanh nguồn vốn và hoạt động đầu tư tiếp tục là các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu.

Doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán đạt 599,5 tỷ đồng trong quý 1, tăng trưởng 37% so với quý 1/2021. Dư nợ ký quỹ cuối quý tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 20.619 tỷ đồng.

Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022 với doanh thu đạt 1.693 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 1.176 tỷ đồng, tăng tương ứng 65% và 40% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận trước thuế đạt 69%.

Doanh thu ở 2 mảng chính gồm sản phẩm đầu tư và tư vấn doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng đều đặn, đạt 969 tỷ đồng và 724 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 60% và 73%.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 với doanh thu hoạt động tăng 24% so với cùng kỳ lên 332,6 tỷ đồng; lãi trước và sau thuế lần lượt 95,7 tỷ đồng và 83,3 tỷ đồng, đều tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố báo cáo tài chính riêng quý 1/2022 với doanh thu hoạt động đạt 293 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 105 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với thực hiện trong quý 1/2021.

Theo báo cáo tài chính công ty mẹ quý 1/2022, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect lãi ròng 762.2 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ. Công ty chứng khoán này ghi nhận doanh thu hoạt động tăng mạnh trong quý 1 lên mức 1.766 tỷ đồng, tăng 61%; trong đó, lãi từ các khoản cho vay, phải thu tăng mạnh tới gần 170% lên hơn 464 tỷ đồng.

Doanh thu môi giới tăng 73% lên mức 461,6 tỷ đồng. Công ty có doanh thu bảo lãnh phát hành hơn 72 tỷ đồng, gấp hơn 13 lần cùng kỳ.

Thị trường chứng khoán Việt Nam quý 1 năm 2022
Nhiều công ty chứng khoán báo lãi quý 1. (Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN)

Hoạt động tự doanh quý 1 cũng mang lại kết quả tích cực cho Chứng khoán VNDirect. Lãi tự doanh của công ty đạt gần 410 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ.

Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) kết thúc quý 1/2022 có tổng doanh thu đạt 855,4 tỷ đồng, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 160,3 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận chủ yếu tới từ trăng trưởng doanh thu của các mảng hoạt động cốt lõi như: môi giới, lưu ký chứng khoán; hoạt động dịch vụ tài chính, đại lý phát hành chứng khoán, dịch vụ đầu tư;…

[Thị trường chứng khoán lấy lại đà hồi phục trước kỳ nghỉ lễ dài]

Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á-Thái Bình Dương cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2022, với kết quả rất tích cực từ mảng tự doanh chứng khoán.

Theo đó quý 1/2022, Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á-Thái Bình Dương ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 102,8 tỷ đồng, tăng 119% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, hoạt động tự doanh chứng khoán đã mang về cho APS 93,1 tỷ đồng, tăng 249% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý 1/2022, dù chi phí hoạt động tăng 343,3% lên mức 40,3 tỷ đồng, song khoản doanh thu tài chính cũng tăng mạnh 298,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả, công ty ghi nhận 46,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 36,07% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo lý giải của ban lãnh đạo công ty, lợi nhuận sau thuế quý 1/2022 tăng mạnh chủ yếu đến từ hoạt động tự doanh chứng khoán, nguyên nhân do trong quý này thị trường chứng khoán vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh những ngày đầu quý. Do đó, công ty đã nhanh chóng thực hiện việc chốt lời một số mã cổ phiếu tốt mà công ty năm giữ để thu lợi nhuận.

Cùng với việc thị trường tăng trưởng mạnh, nhu cầu về vay margin (ký quỹ) của khách hàng cũng tăng lên. Nắm bắt nhịp tăng trưởng của thị trường, công ty đã đẩy mạnh hoạt động cho vay ký quỹ để phục vụ khách hàng tốt hơn, do đó doanh thu từ cho vay tăng 158,3%.

Theo công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), doanh thu hoạt động của công ty tăng 55% so với cùng kỳ năm trước (chủ yếu nhờ hoạt động môi giới và cho vay). Trừ các chi phí, FPTS lãi trước thuế quý 1 đạt 253,5 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ và hoàn thành 37% mục tiêu cả năm đề ra.

Cơ hội, khó khăn đan xen

Trong suốt hơn 2 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam có những biến động mạnh, có thời điểm giảm rất sâu sau đó lại đi lên và liên tiếp lập các kỷ lục mới.

Người dân cũng ngày càng quan tâm tới thị trường chứng khoán. Tính đến cuối tháng Ba, số lượng tài khoản chứng khoán đạt tới 4,95 triệu tài khoản. Tỷ lệ số tài khoản cá nhân trên dân số đạt 5%. Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt mục tiêu cho năm 2025 về tỷ lệ tài khoản trên dân số sớm hơn 3 năm.

Thực tế, doanh nghiệp chứng khoán vẫn được hưởng lợi từ sự sôi động của thị trường trong quý 1.

Dù giá trị giao dịch có sụt giảm trong tháng Hai, nhưng giá trị giao dịch trong quý 1/2022 vẫn khá tích cực nhờ vào lượng thanh khoản dồi dào trong tháng Một và tháng Ba.

Thị trường chứng khoán Việt Nam quý 1 năm 2022
Khách hàng giao dịch tại công ty chứng khoán. (Nguồn: TTXVN)

Giá trị giao dịch bình quân ngày toàn thị trường quý 1/2022 là 31.200 tỷ đồng, tăng 63,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) chỉ ra những động lực phát triển của thị trường chứng khoán thời gian tới, đó là chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023 có quy mô khoảng 4% GDP, tập trung vào chi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, giảm 2 điểm phần trăm thuế giá trị gia tăng, giảm 2 điểm phần trăm lãi suất cho vay cho quy mô dư nợ dự kiến khoảng 1 triệu tỷ đồng mỗi năm; tiêu dùng phục hồi mạnh mẽ từ mức nền thấp; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thị trường còn có những rủi ro trọng yếu như áp lực tăng lạm phát trong nước do đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và việc thực hiện các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế, cũng như áp lực nhập khẩu lạm phát do giá cả các loại hàng hóa trên thế giới tăng cao, có thể khiến Việt Nam tăng lãi suất sớm hơn kỳ vọng.

Trước rủi ro lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất nhanh sẽ tạo áp lực tăng lãi suất lên các ngân hàng trung ương châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Bước sang tháng Tư, thị trường chứng khoản Việt Nam giảm mạnh về điểm số và thanh khoản. Nhiều chuyên gia cũng nhận định, thị trường chứng khoán đã không chỉ còn là thuận lợi mà xen lẫn vào đó là những khó khăn. Từ đó có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chứng khoán.

Có lẽ cũng vì vậy mà nhiều công ty chứng khoán vẫn đạt kết quả kinh doanh rất tích cực trong quý 1, nhưng lại đặt kế hoạch tăng trưởng khiêm tốn hoặc giảm so với năm 2021.

Theo đó năm 2022, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 504 tỷ đồng, giảm 5,5%. Kế hoạch này được đề ra dựa trên nhận định VN-Index năm nay dao động quanh 1.340-1.750 điểm và thanh khoản bình quân 25.000-30.000 tỷ đồng/phiên.

Đại hội đồng cổ đông Chứng khoán FPT (FTS) cũng thông qua mục tiêu tổng doanh thu năm 2022 đạt 1.090 tỷ đồng, giảm 3,7% và lợi nhuận trước thuế giảm 6,3%, về mức 680 tỷ đồng so với năm trước.

Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt đã thông qua kế hoạch với doanh thu 3.240 tỷ đồng, giảm 13% và lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 2,7% so với năm 2021.

Hay Công ty cổ phần Chứng khoán Thành Công sau một năm đạt lợi nhuận kỷ lục, đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 là 222 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,3%./.

Văn Giáp (TTXVN/Vietnam+)