Thị trường báo cao su Việt Nam 2022

Báo Nông nghiệp Việt Nam - 03/01/2022 3:05:00 CH

Bất chấp những khó khăn do Covid-19, 2021 vẫn là một năm thành công của ngành cao su, trong đó có đóng góp rất quan trọng của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Thị trường báo cao su Việt Nam 2022

Quay lại mốc 3 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của nước ta đã đạt 1,7 triệu tấn và 2,85 tỷ USD, tăng 11,9% về lượng và 40,8% về trị giá so với cùng kỳ 2020. Như vậy, có thể khẳng định, dù gặp nhiều khó khăn lớn do làn sóng Covid-19 thứ 4, nhưng năm 2021 vẫn là một năm thành công của ngành cao su.

Không những thế, xuất khẩu cao su trong năm 2021 còn ghi nhận một cột mốc rất quan trọng là quay trở lại mốc 3 tỷ USD sau 10 năm. Cụ thể, năm 2011, do giá cao su xuất khẩu tăng cao kỷ lục, xuất khẩu cao su đã lần đầu tiên vượt mốc 3 tỷ USD khi đạt hơn 3,2 tỷ USD.

Những năm tiếp sau đó, do giá cao su quay đầu giảm mạnh, xuất khẩu cao su đã mất mốc 3 tỷ USD, thậm chí có những năm xuống dưới 2 tỷ USD. Nhưng năm 2021, cũng nhờ giá cao su xuất khẩu tăng mạnh trở lại, mà như đã nói ở trên, trong 11 tháng trị giá xuất khẩu cao su đã đạt 2,85 tỷ USD. Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong nửa đầu tháng 12/2021, xuất khẩu cao su đạt 2020 triệu. Như vậy, tính đến giữa tháng 12, xuất khẩu cao su trong năm 2021 đã đạt 3,068 tỷ USD, chính thức quay trở lại mốc 3 tỷ USD sau 10 năm.

Tăng trưởng ấn tượng ở nhiều thị trường

Bên cạnh việc giá cao su xuất khẩu tăng mạnh, thành công của xuất khẩu cao su trong năm 2021 còn đến từ việc cao su Việt Nam đang ngày càng thâm nhập sâu hơn vào nhiều thị trường quan trọng.

Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường lớn nhất của cao su Việt Nam. Trong năm 2021, xuất khẩu cao su sang thị trường này vẫn ổn định. Thông tin từ Tổng cục Hải quan, cho hay, 11 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,2 triệu tấn cao su, trị giá 1,96 tỷ USD, tăng 1,71%% về lượng và tăng 26,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thông tin từ Hải quan Trung Quốc, cho thấy, thị phần của cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu cao su của Trung Quốc tăng đáng kể trong năm 2021.

Cụ thể, trong 10 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 10,14 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc.

Trong 10 tháng năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,69 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong 10 tháng năm 2021 chiếm 16,7%, tăng mạnh so với mức 14,9% của 10 tháng năm 2020.

Ngoài việc xuất khẩu ổn định sang thị trường số 1 là Trung Quốc, xuất khẩu cao su trong năm 2021 tăng trưởng mạnh ở nhiều thị trường quan trọng như Mỹ, EU, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ …

Trong 10 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tăng 96,4% về lượng và 153,6% về trị giá; sang Hàn Quốc tăng 57,8% về lượng và 95,2% về trị giá; sang Mỹ tăng 80,5% về lượng và 130% về trị giá; sang Đức tăng 79% về lượng và 129,7% về trị giá …

Nhìn chung, trong 10 thị trường lớn nhất của cao su Việt Nam, ngoại trừ Trung Quốc chỉ tăng nhẹ về lượng, xuất khẩu sang 9 thị trường khác đều tăng rất mạnh về lượng, trong đó có những thị trường tăng tới 3 con số như Sri Lanka và Nga. Đây là minh chứng rõ rệt cho thấy cao su Việt Nam đang thâm nhập ngày càng mạnh hơn vào các thị trường khác ngoài Trung Quốc.

Thị trường báo cao su Việt Nam 2022

VRG hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 16 ngày. Ảnh: VRG.

Nỗ lực giữ vững sản lượng của VRG

Trong thành công của xuất khẩu cao su năm 2021, ngoài yếu tố giá cả, đầu ra thuận lợi, còn có một nguyên nhân rất quan trọng là toàn ngành, nhất là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và các đơn vị thành viên, đã nỗ lực giữ vững được sản lượng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 căng thẳng kéo dài và thời tiết bất lợi, thiên tai ở nhiều địa bàn.

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại Đông Nam bộ - khu vực trọng điểm cả về diện tích, năng suất và sản lượng của Tập đoàn, để duy trì sản xuất và tiêu thụ cao su, VRG đã chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện nhiều giải pháp quan trọng.

Trước hết là chủ động ứng phó, thích nghi với diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đề ra các giải pháp kỹ thuật (chế độ cạo, biện pháp kích thích, thu hoạch mủ…), tổ chức quản lý sản xuất với phương án phù hợp, linh hoạt nhằm hoàn thành kế hoạch sản lượng với khả năng cao nhất có thể, đảm bảo mục tiêu an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.

Quan tâm đặc biệt đến người lao động trong doanh nghiệp thông qua việc phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tiêm ngừa vacxin, thực hiện 5K để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ lực lượng lao động tại chổ. Thường xuyên theo dõi, cập nhật báo cáo tinh hình biến động lao động để VRG có chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh (nếu có).

Trong hoạt động chế biến, các cơ xưởng, nhà máy thuộc vùng nguy cơ và nguy cơ cao (khu vực Đông Nam bộ), tuân thủ thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “3 tại chỗ”; lấy an toàn, sức khỏe người lao động là tiêu chí hàng đầu.

Nhờ những giải pháp thiết thực và kịp thời trong phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất, hoặc khắc phục những bất lợi do thời tiết, thiên tai, đã có 16 công ty sản xuất cao su của VRG hoàn thành sản lượng kế hoạch năm 2021 trước 30 ngày.

Trong đó, khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh là Đông Nam bộ, có tới 5 đơn vị hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 30 ngày là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Cao su Phú Thịnh, Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh, Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng và Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long.

Khu vực miền núi phía Bắc có 3 đơn vị hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 30 ngày gồm Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Lào Cai, Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé Điện Biên và Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu II. Ở miền Trung, có 2 đơn vị hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 30 ngày là Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê Hà Tĩnh và Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị.

Cũng hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 30 ngày, có 4 đơn vị ở Tây Nguyên (Công ty TNHH MTV Ea H’leo, Công ty TNHH mTV Cao su Chư Prông, Công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk, Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang) và 2 đơn vị ở Campuchia (Công ty Cổ phần Cao su Tân Biên – Kampong Thom, Công ty Cổ phần Cao su Đồng Nai - Kratie).

Do hoàn thành kế hoạch sản lượng sớm, nên ước tính đến hết năm 2021, tổng sản lượng mủ cao su của 16 đơn vị nói trên sẽ vượt kế hoạch tới 14 nghìn tấn.

Nhờ có nhiều đơn vị thành viên hoàn thành sớm kế hoạch năm, đến giữa tháng 12/2021, toàn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã khai thác được 377.722,6 tấn mủ, đạt 100% kế hoạch sản lượng, về trước kế hoạch 16 ngày. Ước tính đến hết năm 2021, sản lượng mủ do VRG khai thác vượt 5,7% kế hoạch sản lượng. Đây là một thành tích rất đáng ghi nhận của VRG trong một năm đầy khó khăn vì dịch bệnh Covid-19.


Page 2

ĐHĐCĐ thường niên 2022 Chứng khoán BIDV (BSC): Kế hoạch LNTT đạt 465 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2021 và hoàn thành phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược trước 30/06/2022

| 04/05/2022 11:06:29 SA

ĐHĐCĐ thường niên 2022 Chứng khoán BIDV (BSC): Kế hoạch LNTT đạt 465 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2021 và hoàn thành phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược trước 30/06/2022

Hội thảo “Kết nối thúc đẩy sản xuất cao su thiên nhiên bền vững tại Việt Nam”  do Forest Trends phối hợp với Hiệp hội Cao su Việt Nam và Công ty Yulex Hoa Kỳ tổ chức vào ngày 17/6/2022.

THIẾU NGUYÊN LIỆU, NHẬP KHẨU MỦ CAO SU NGÀY CÀNG NHIỀU

Bà Phan Trần Hồng Vân, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, cho biết diện tích cây cao su ở Việt Nam hiện có 938,8 ngàn ha, chiếm 7,2% tổng diện tích cao su toàn cầu. Sản lượng thu hoạch mủ cao su của Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn năm 2021, chiếm 8,7% sản lượng cao su toàn cầu. Năng suất bình quân của cao su Việt Nam đạt 1.682 kg/ha, đứng thứ nhất châu Á.

Theo bà Phan Trần Hồng Vân, Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ ba thế giới, chiếm 17,4% tổng thương mại cao su toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su năm 2021, bao gồm cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su và gỗ cao su đạt 9,5 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt hơn 1,9 triệu tấn trong năm 2021, đem về giá trị gần 3,3 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 37,5% về giá trị so với năm 2020 nhờ đơn giá xuất khẩu bình quân tăng 23%. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su năm 2021 đạt 3,7 tỷ USD tăng 18,5% so với năm 2020. Xuất khẫu gỗ cao su cũng đem hơn 2,5 tỷ USD, chiếm 17,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, tăng 6,9% so với 2020.

TS.Tô Xuân Phúc, Chuyên gia của Forest Trends cho hay cao su đại điền (chủ yếu của các công ty cao su nhà nước) đạt 455.000 ha, tương đương gần 48% tổng diện tích cao su của cả nước. Phần còn lại 477.000 ha, tương đương 52% là cao su của các hộ dân, hay còn gọi là cao su tiểu điền.

Trong một thập kỷ qua, diện tích cao su đại điền liên tục giảm, bình quân mỗi năm giảm 10.000 – 20.000 ha, do các công ty chuyển đổi cây cao su sang trồng cây khác, hoặc phát triển công nghiệp. Dẫn đến, sản lượng không đáp ứng đủ nhu cầu, nên trong những năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Lào và Campuchia để phục vụ chế biến các sản phẩm cao su. Luồng cung nhập khẩu này được hòa với nguồn cung trong nước để xuất khẩu.

Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, ông Phúc cho biết, năm 2021 Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,6 triệu tấn cao su thiên nhiên với kim ngạch 1,9 tỷ USD. Các con số này tăng lần lượt là 2,4 lần và 2,7 lần so với con số về lượng và kim ngạch nhập khẩu của năm 2020.

“Nguồn số liệu Hải quan cho thấy lượng cao su thiên nhiên nhập khẩu vào Việt Nam từ Campuchia tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Điều này có tính bất thường bởi hiện Chính phủ Campuchia không khuyến khích xuất khẩu cao su chưa chế biến với việc áp dụng thuế xuất đối với mặt hàng này là 40%”, ông Phúc nhấn mạnh.

Theo TS. Tô Xuân Phúc, tiêu thụ cao su trên thế giới đang có nhiều thay đổi. Những quy định về tính hợp pháp và bền vững đối với nguồn cao su nguyên liệu đầu vào tạo sản phẩm ngày càng chặt chẽ. Gần đây, Diễn đàn sản xuất cao su bền vững trên thế giới (Global Platform for Sustainable Natural Rubber/GPSNR) đặt ra Bộ Quy tắc ứng xử (Code of Conduct), thúc đẩy và hướng tới việc sản xuất, mua bán và sử dụng cao su thiên nhiên bền vững, được xác định thông qua các tiêu chuẩn và chính sách về bền vững do Diễn đàn này ra đặt ra.

Tại hội thảo, đại diện Công ty Yulex – một công ty cao su nổi tiếng toàn cầu cho biết, đã thực hiện các chuyến khảo sát tới một số công ty cao su và các hộ tiểu điền tại Việt Nam để tìm hiểu khả năng thực hiện các liên kết nhằm thúc đẩy sản xuất cao su bền vững tại Việt Nam. Yulex đã đưa ra các cam kết mạnh mẽ về bao tiêu đầu ra sản phẩm và trả giá cao hơn giá thị trường nếu có nguồn cung cao su thiên nhiên bền vững, đặc biệt là cao su có chứng chỉ FSC.

Đại diện Công ty Weber and Schaer – một công ty toàn cầu với 170 năm kinh nghiệm về mảng cao su có trụ sở chính tại Đức cũng đưa ra các cam kết tương tự trong việc bao tiêu sản phẩm và trả giá cao hơn đối với mặt hàng cao su thiên nhiên bền vững.

“Trong những năm gần đây, nhu cầu của thị trường về cao su thiên nhiên bền vững đặt ra thách thức lớn cho người sản xuất cao su, cần cải thiện phương thức quản lý, sản xuất, ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc minh bạch và giảm chi phí để tăng tính cạnh tranh trong thời kỳ giá thấp có nguy cơ kéo dài trong nhiều năm tới”, bà Phan Trần Hồng Vân chia sẻ.

GIẢI BÀI TOÁN KHÓ VỚI CAO SU TIỂU ĐIỀN

Trước những yêu cầu của thị trường, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã đề xuất Kế hoạch hành động vì phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, khuyến khích các hội viên sớm xây dựng Chương trình Phát triển bền vững theo điều kiện phù hợp. Hiệp hội Cao su Việt Nam đã xây dựng và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam”. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 82 sản phẩm của 29 nhà máy thuộc 17 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp phát biểu ý kiến tại hội thảo, cho rằng các hộ trồng cao su tiểu điền đang đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung. Tuy nhiên, đối với cao su tiểu điền, các hoạt động truy xuất – làm nền cho việc đánh giá và công nhận chứng chỉ là rất khó khăn. Trình độ khoa học kỹ thuật của hộ trong khâu chăm sóc vườn cây và khai khác mủ còn hạn chế. Đã có nhiều doanh nghiệp liên kết ký hợp đồng bao tiêu thu mua sản phẩm từ các hộ trồng cao su tiểu điền. Tuy nhiên các liên kết này hiện nay rất lỏng lẻo, thiếu bền vững.

Đại diện Công ty TNHH Sản xuất Cao su Liên Anh nêu khó khăn của mô hình liên kết công ty và hộ tiểu điền do quy mô sản xuất nhỏ: 87% các vườn cao su tiểu điền có quy mô diện tích nhỏ dưới 3 ha; số hộ có trên 10 ha chỉ chiếm dưới 1,5%. Giao dịch tiêu thụ mủ qua thương lái trung gian vẫn chiếm đa số, nông dân dễ dàng phá vỡ cam kết, bán mủ cho bên thu mua khác. Vì vậy, cần có cơ chế hỗ trợ phát triển các liên kết giữa hộ tiểu điền và các bên liên quan theo hướng minh bạch, giảm trung gian, đảm bảo công bằng, hợp pháp, nguồn gốc rõ ràng.

Các chuyên gia khuyến cáo mỗi doanh nghiệp trong ngành cao su cần chuyển dần phương thức canh tác nông lâm tổng hợp, đa dạng hóa thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Cần áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất xanh và sạch trong toàn chuỗi cung ứng, tuân thủ quy định và thực hiện hiệu quả công tác tham vấn cộng đồng để tăng cường quan hệ với các bên liên quan, tạo sự đồng thuận cao và ủng hộ của địa phương đối với các dự án cao su bền vững.

Các doanh nghiệp cũng cần xây dựng các mô hình liên kết, hỗ trợ nông dân cao su tiểu điền tham gia chương trình phát triển cao su bền vững của doanh nghiệp, góp phần xây dựng thương hiệu và uy tín của ngành cao su Việt Nam.

"Tổng số hộ tham gia trồng cao su tiểu điền tại Việt Nam hiện là 265.000 hộ. Sản lượng cao su tiểu điền tăng đều qua các năm, luôn chiếm từ 57% – 62% tổng lượng cung cao su thiên nhiên hàng năm của nước ta. Hiện năng suất cao su tiểu điền ở Việt Nam đã vượt xa năng suất đại điền (vượt trên 8%), và cũng cao hơn năng suất bình quân của các nước trong khu vực (ANRPC) do phần lớn cao su tiểu điền sử dụng giống mới cao sản".

TS.Tô Xuân Phúc, Chuyên gia của Forest Trends.