Thẻ tín dụng có hạn mức là gì năm 2024

Căn cứ quy định tại Thông tư 19/2016/TT-NHNN thì có thể hiểu thẻ tín dụng [credit card] là một loại thẻ ngân hàng cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.

Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phát hành thẻ tín dụng khi hoạt động cung ứng dịch vụ thẻ được ghi trong Giấy phép hoặc Giấy phép bổ sung, sửa đổi [nếu có] do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Công ty tài chính chỉ được phát hành thẻ tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Công ty tài chính bao thanh toán không được phát hành thẻ tín dụng.

Hạn mức thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu? [Hình từ internet]

Hạn mức thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-NHNN và Khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định về hạn mức thẻ ngân hàng như sau:

- Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 [ba mươi] triệu đồng Việt Nam trong một ngày.

- Tổ chức phát hành thẻ thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư 19/2016/TT-NHNN, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật.

- Đối với thẻ trả trước vô danh, tổ chức phát hành thẻ quy định cụ thể các hạn mức số dư và hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ, đảm bảo số dư trên một thẻ trả trước vô danh tại mọi thời Điểm không được quá 05 [năm] triệu đồng Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy hiện nay pháp luật không có quy định bắt buộc hạn mức thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu, hạn mức thẻ tín dụng sẽ do tổ chức phát hành thẻ tín dụng thỏa thuận với chủ thẻ tín dụng phù hợp với các quy định pháp luật liên quan.

Quy định cấp tín dụng qua thẻ tín dụng

Căn cứ Điều 15 Thông tư 19/2016/TT-NHNN và Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Được thực hiện theo hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và các văn bản thỏa thuận khác về việc cấp tín dụng giữa tổ chức phát hành thẻ với chủ thẻ [nếu có];

- Tổ chức phát hành thẻ phải có quy định nội bộ về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phù hợp với quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, hạn mức, điều kiện, thời hạn cấp tín dụng, thời hạn trả nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mức trả nợ tối thiểu, lãi suất áp dụng, phương thức tính lãi tiền vay, thứ tự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay, phí phạt khoản nợ quá hạn, mục đích vay, quy trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng qua thẻ theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng, các biện pháp áp dụng thu hồi nợ để đảm bảo trách nhiệm các bộ phận tại tổ chức phát hành thẻ trong quá trình thu hồi nợ;

- Tổ chức phát hành thẻ xem xét và quyết định cấp tín dụng qua thẻ tín dụng cho chủ thẻ đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau:

+ Chủ thẻ thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN và không thuộc đối tượng không được cấp tín dụng quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010 [đã được sửa đổi, bổ sung];

+ Chủ thẻ sử dụng tiền vay đúng Mục đích và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn;

- Tổ chức phát hành thẻ xem xét và yêu cầu chủ thẻ áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.

- Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010 [đã được sửa đổi, bổ sung] như sau:

+ Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ do tổ chức phát hành thẻ xác định theo quy định nội bộ của tổ chức phát hành thẻ về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng và tối đa là 01 tỷ đồng Việt Nam;

+ Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 triệu đồng Việt Nam.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Hạn mức tín dụng là một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống của con người, tuy nhiên vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu chính xác thuật ngữ này. Vậy hạn mức tín dụng là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hạn mức tín dụng là gì? Ví dụ của hạn mức tín dụng

1.1 Khái niệm hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng [Line of Credit] là giới hạn mức vay tối đa mà khách hàng của các tổ chức tín dụng được vay; là số dư cho hay hoặc là số dư nợ tối đa vào một thời điểm, thông thường là ngày cuối cùng của một quý, của một năm được ngân hàng quy định trong kế hoạch tín dụng.

Nói cách khác thì ta có thể hiểu hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà các tổ chức tín dụng có thể cho khách hàng của mình vay trong một thời điểm nhất định. Đó là đặc trưng của các tổ chức tín dụng khi cho khách hàng vay.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người bị nhầm lẫn giữa hạn mức tín dụng và hạn mức thẻ tín dụng, đây là hai khái niệm khác nhau. Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền mà bạn có thể sử dụng bằng thẻ tín dụng của mình mà không bị phạt. Nếu sử dụng vượt mức thì bạn có thể trả thêm phí.

Các ngân hàng sẽ quy định hạn mức thẻ tín dụng dựa vào lịch sử tín dụng của bạn, thu nhập và tài sản đảm bảo hay uy tín của bạn khi duyệt hồ sơ. Bên cạnh đó, tùy theo mục đích của từng loại thẻ mà hạn mức sẽ khác nhau.

Hạn mức tín dụng là là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định [Ảnh minh họa]

1.2 Ví dụ về hạn mức tín dụng

Ví dụ về hạn mức tín dụng như sau: Doanh nghiệp được tổ chức tín dụng cấp cho hạn mức là 200 triệu đồng/tháng.

Như vậy, trong 1 tháng đó, số tiền tối đa mà doanh nghiệp được vay là 200 triệu đồng. Nếu doanh nghiệp thanh toán 80 triệu đồng trong tháng đó, thì doanh nghiệp sẽ được vay tiếp 120 triệu đồng. Miễn sao số dư khoản vay cuối tháng của doanh nghiệp không được vượt quá hạn mức 200 triệu đồng.

2. Điều kiện để được cấp hạn mức tín dụng

Nối tiếp với khái niệm hạn mức tín dụng là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều kiện để được cấp thẻ mức tín dụng mà các tổ chức tín quy định với khách hàng của mình. Tùy vào mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau, tuy nhiên sẽ có những điều kiện buộc phải có như sau:

  • Các doanh nghiệp trong nước có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm đăng ký.
  • Ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với mục đích vay tiền, kế hoạch kinh doanh,...
  • Hoạt động kinh doanh phải có các phương án khả thi, có năng lực tài chính đầy đủ, khả năng và nguồn trả nợ rõ ràng.
  • Tài sản sở hữu phải có giá trị đảm bảo khoản vay
  • Không có lịch sử nợ xấu tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

3. Cách xem hạn mức của thẻ tín dụng

Hiện nay, ngày càng có nhiều phương thức kiểm tra hạn mức tiện lợi ra đời phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Sau đây là 4 cách kiểm tra thông dụng nhất:

  • Kiểm tra trực tiếp tại các chi nhánh của ngân hàng ngân hàng

Bạn có thể trực tiếp đi đến các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng phát hành thẻ gần nhà nhất để nhờ nhân viên kiểm tra hạn mức tín dụng. Khi đi bạn nhớ đem theo các giấy tờ cá nhân quan trọng như Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân để nhân viên có thể kiểm tra danh tính của chủ thẻ.

  • Kiểm tra qua các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking hoặc SMS Banking

Khi đã đăng ký các dịch vụ trực tuyến này rồi, bạn không cần phải đi đến các chi nhánh ngân hàng nữa mà có thể xem hạn mức tín dụng ngay tại nhà. Thông tin này sẽ nằm ở các mục khác nhau tùy vào mỗi ngân hàng, nhưng thông thường sẽ nằm trong mục thông tin tài khoản thẻ.

Tuy nhiên khi đăng ký các dịch vụ này, bạn sẽ phải thêm phí dịch vụ nên đừng bất ngờ khi kiểm tra hạn mức tín dụng mà bị trừ đi ít tiền nhé. Mỗi ngân hàng sẽ có cú pháp đăng ký dịch vụ khác nhau.

  • Gọi đến dịch vụ chăm sóc khách hàng để yêu cầu kiểm tra

Nếu không đăng ký các dịch vụ Mobile Banking, bạn có thể gọi trực tiếp đến nhân viên chăm sóc khách hàng của các ngân hàng để kiểm tra hạn mức. Tương tự với khi đến các chi nhánh ngân hàng, nhân viên cũng sẽ hỏi bạn những thông tin cá nhân quan trọng để xác định danh tính. Đương nhiên là những thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối.

Khác với dịch vụ Mobile Banking, bạn sẽ không mất phí dịch vụ nhưng bạn sẽ phải mất phí cước điện thoại nhé!

  • Xem trực tiếp tại các trụ ATM cùng ngân hàng hay các ngân hàng liên kết

Và cuối cùng là cách kiểm tra tại các cây ATM của ngân hàng. Bạn chỉ cần cho thẻ vào khay nhận thẻ, nhập mã PIN và chọn vào chức năng kiểm tra hạn mức tín dụng. Tra cứu đơn giản và thông tin hiện ra nhanh chóng, nếu in hóa đơn bạn sẽ phải mất một ít phí

Có 4 cách kiểm tra hạn mức tín dụng thông dụng nhất hiện nay [Ảnh minh họa]

4. Làm sao để tăng hạn mức tín dụng?

Sau khi đã được duyệt hồ sơ đăng ký thẻ tín dụng, rất nhiều người sẽ thắc mắc phương thức để tăng hạn mức tín dụng là gì. Sau đây là tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng của bạn và bí quyết để tăng hạn mức tín dụng.

4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng

Các ngân hàng sẽ dựa vào lịch sử tín dụng của bạn cùng một số yếu tố khác để quyết định xét duyệt hồ sơ của bạn. Nếu độ uy tín của bạn cao thì hạn mức tín dụng của bạn sẽ càng cao. Vậy làm sao để ngân hàng có thể kiểm tra được độ uy tín của bạn có cao hay không? Dưới đây sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng của bạn:

  • Thu nhập

Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng mà ngân hàng quan tâm đến khi xét duyệt hồ sơ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hạn mức tín dụng của bạn.

Trong quá trình làm hồ sơ đăng ký làm thẻ tín dụng, bạn phải thể hiện được những tài liệu, chứng cứ để chứng minh thu nhập của mình. Thông thường, nếu thu nhập càng cao thì hạn mức tín dụng mà bạn được cấp cũng sẽ càng cao.

  • Công việc

Có công việc ổn định chứng minh rằng bạn có khả năng trả nợ trong dài hạn. Vì vậy ngân hàng thường sẽ kiểm tra nghề nghiệp của bạn trong hồ sơ đăng ký.

  • Lịch sử tín dụng

Không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra bạn có nợ xấu hay không, ngân hàng sẽ kiểm tra xem số lượng thẻ tín dụng bạn mở có nhiều hay không, thói quen chi tiêu và thanh toán của bạn như thế nào,... Tất cả những thông tin đó sẽ giúp ngân hàng có thêm dữ liệu để suy xét có cấp thêm tín dụng cho bạn hay không.

4.2. Bí quyết để tăng hạn tín dụng

Việc tăng hạn mức tín dụng sẽ không quá khó khăn nếu bạn chứng minh được bản thân là người sở hữu thẻ trách nhiệm, đó là khi bạn:

  • Thường xuyên thanh toán đúng hạn dư nợ tín dụng.
  • Duy trì thời gian sở hữu thẻ.
  • Thường xuyên chi tiêu bằng thẻ.

5. Giải đáp một số thắc mắc về hạn mức tín dụng?

5.1 Hạn mức tín dụng 0 đồng là gì

Thẻ tín dụng có hạn mức 0 đồng thực chất là thẻ hết hạn mức. Điều đó có nghĩa là khách hàng đã giao dịch, chi tiêu hết hạn mức được ngân hàng cấp trên thẻ và số dư thẻ sẽ hiển thị 0 đồng.

Ví dụ như hạn mức tín dụng của bạn là 200 triệu đồng nhưng chưa tới hạn mà bạn đã sử dụng hết số tiền 200 triệu đồng và số dư hiển thị 0 đồng. Lúc này thẻ của bạn được gọi là thẻ hạn mức tín dụng 0 đồng.

5.2 Hạn mức khả dụng là gì?

Hạn mức khả dụng hiểu đơn giản là số tiền còn lại trong thẻ mà bạn có thể sử dụng. Chẳng hạn như bạn có hạn mức tín dụng là 200 triệu/ tháng. Nhưng trong tháng đó bạn chỉ sử dụng hết 100 triệu, lấy giả định như bạn không bị phát sinh thêm lãi thì lúc này hạn mức khả dụng của bạn là 100 triệu. Nếu muốn hạn mức hạn mức khả dụng quay trở lại 200 triệu thì bạn cần hoàn thành thanh toán các dư nợ trên thẻ tín dụng.

Hạn mức khả dụng của thẻ tín dụng là gì?

Hạn mức khả dụng là số tiền còn lại trong thẻ tín dụng mà bạn có thể sử dụng để chi tiêu và mua sắm. Hạn mức khả dụng được tính bằng cách trừ đi số tiền đã chi tiêu từ hạn mức tín dụng.

Hạn mức tín dụng của thẻ là gì?

Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng mà không bị phạt. Điều này có nghĩa là nếu bạn sử dụng vượt hạn mức sẽ có khả năng trả thêm phí. Hạn mức thẻ tín dụng được ngân hàng quy định dựa vào lịch sử tín dụng thu nhập, tài sản đảm bảo hoặc uy tín của bạn ngay lúc xét duyệt.

Bao lâu thì được nâng hạn mức thẻ tín dụng?

Khi gửi yêu cầu nâng hạn mức tín dụng, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của ngân hàng. Sau khi nhận được yêu cầu nâng hạn mức tín dụng, ngân hàng sẽ tiến hành xét duyệt hồ sơ của bạn. Thời gian xét duyệt thường mất từ 3 đến 5 ngày làm việc.

Hạn mức có nghĩa là gì?

Hạn mức hay hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Chủ Đề