Ctptat là gì chông khủng bố thông tư năm 2024

Xin hỏi lực lượng chống khủng bố gồm những lực lượng nào và ai là người chỉ huy chống khủng bố? - Ngọc Thái [Phú Yên]

Lực lượng chống khủng bố

Căn cứ Điều 14 quy định lực lượng chống khủng bố gồm:

- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố;

- Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.

Quy định về lực lượng chống khủng bố [Hình từ internet]

Ai là người chỉ huy chống khủng bố?

Căn cứ Điều 15 thì người chỉ huy chống khủng bố là người được cấp có thẩm quyền quyết định.

Trường hợp chưa có người chỉ huy chống khủng bố do cấp có thẩm quyền quyết định thì người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi xảy ra khủng bố có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 .

Trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì người chỉ huy phương tiện đó có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố.

Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố

Căn cứ Điều 16 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố như sau:

[1] Người chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 1 Điều 15 có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định phương án, biện pháp chống khủng bố cần thiết;

- Chỉ huy chống khủng bố theo quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền;

- Trường hợp khẩn cấp nhưng chưa có quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền thì có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 30 , trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.

[2] Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 15 có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm a, b, c, d, e, h, i và m khoản 2 Điều 30 , trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.

[3] Người có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 3 Điều 15 có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hóa hành vi khủng bố theo quy định của pháp luật.

[4] Những người nêu tại điểm [1], [2] và [3] nêu trên chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Chính sách phòng, chống khủng bố

- Nhà nước lên án và nghiêm trị mọi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống khủng bố; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố.

- Nhà nước có chính sách huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động phòng, chống khủng bố.

- Nhà nước ưu tiên đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng chống khủng bố, tài trợ khủng bố.

- Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố. Cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố mà bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng, chống khủng bố, nếu bị thiệt hại thì được bồi thường.

- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống khủng bố thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

- Nhà nước có chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động từ bỏ ý định khủng bố, tài trợ khủng bố; tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc trước khi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố bị phát giác mà cố gắng ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại, khắc phục hậu quả xảy ra và tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử khủng bố, tài trợ khủng bố.

Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng vừa phối hợp ban hành Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BCA-BQP-BGTVT quy định về đào tạo, bồi dưỡng học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố.

1. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phòng, chống khủng bố

Thông tư liên tịch số 02/2016 quy định đối tượng đào tạo công tác phòng, chống khủng bố là các học viên, sinh viên các trường Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Còn đối tượng bồi dưỡng công tác phòng, chống khủng bố là cán bộ làm công tác tham mưu, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải.

Các trường Công an nhân dân, Quân đội nhân dân là các cơ sở đào tạo phòng, chống khủng bố; còn các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng là các cơ sở bồi dưỡng phòng, chống khủng bố.

2. Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng phòng, chống khủng bố

Theo Thông tư liên tịch 02 năm 2016, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phòng, chống khủng bố, gồm:

+ Quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và các nước về phòng, chống khủng bố;

+ Các biện pháp, phương pháp tổ chức phòng, chống khủng bố;

+ Kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ phòng, chống khủng bố;

+ Kiến thức về hệ thống các cơ quan phòng, chống khủng bố của Việt Nam và thế giới;

+ Quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ phòng, chống khủng bố.

Đối với các trường, trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân thì phòng, chống khủng bố là nội dung học phần đào tạo chính thức.

Công tác bồi dưỡng cán bộ phòng, chống khủng bố được thực hiện hàng năm.

3. Cấp văn bằng đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phòng, chống khủng bố

Việc cấp văn bằng đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục. Còn chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng phòng, chống khủng bố sẽ do thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp sau khi cán bộ hoàn thành chương trình bồi dưỡng.

Thông tư liên tịch số 02/TTLT-BCA-BQP-BGTVT quy định ngân sách hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải chi trả cho việc đào tạo, bồi dưỡng phòng, chống khủng bố. Trường hợp gửi học viên, cán bộ, sinh viên sang Bộ, ngành khác để đào tạo, bồi dưỡng thì Bộ, ngành gửi phải trả kinh phí.

Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BCA-BQP-BGTVT có hiệu lực ngày 03/8/2016.

Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BCA-BQP-BGTVT ngày 20/06/2016 hướng dẫn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Giao thông vận tải ban hành

Chủ Đề