Thế nào la từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

NGHĨA CỦA TỪ

TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

I. Nghĩa của từ:

1. Nghĩa của từ là nội dung [quan hệ, sự vật, tính chất, hoạt động] mà từ biểu thị. Học từ, quan trọng nhất là tìm hiểu nghĩa của từ.

2. Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách như sau:

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoăc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Nghĩa của từ chỉ có thể được hiểu đúng khi người nói, người viết dùng từ đúng âm, đúng chính tả. Do đó, khi nói, khi viết phải dùng từ đúng âm, đúng chính tả để người nghe, người đọc hiểu đúng nghĩa của từ.

II. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

1. Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.

2. Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.

- Trong một từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc, nghĩa chuyển.

+ Nghĩa gốc của từ là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để sinh ra các nghĩa khác. Loại nghĩa này được nói đến đầu tiên trong từ điển và có thể nhận biết được ngay khi ta tách các từ khỏi văn cảnh

+ Nghĩa chuyển của từ là nghĩa được sinh ra từ nghĩa gốc; loại nghĩa này chỉ thấy rõ khi đặt từ ở trong văn cảnh.

- Trong câu cụ thể từ thường được dùng với một nghĩa nhất định. Muốn hiểu nghĩa của từ ở trong câu phải liên hệ từ đó với nghĩa chung của toàn câu.

VD: Chúng ta nên cầm bút bằng tay phải. [tay có nghĩa là bộ phận phía trên của cơ thể người]

Tay làm hàm nhai. [Tay có nghĩa chuyển là biểu tượng của lao động cụ thể của con người]

VD: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy -> Nghĩa gốc chỉ sự di chuyển bằng chân

Van nợ lắm khi trào nước mắt

Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi

Chạy -> Nghĩa là chỉ sự lo toan tính toán

Xuân: [danh từ] => Mùa đầu tiên của một năm, từ tháng giêng đến tháng 3. Từ xuâncó một số nghĩa chuyển sau:

- Chỉ một năm: Ba xuân đã trôi qua.

- Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ: tuổi xuân, sức xuân: Một năm một tuổi như đuổi xuân đi...

- Cuộc sống mới tươi đẹp: Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm

Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội

Video liên quan

Chủ Đề