Thế nào là một nhận xét tốt

Học hỏi từ những thành công

Nguyen Ngoc Tuan

Nguyen Ngoc Tuan

Digital Transformation & New Retail

Published May 26, 2019
+ Follow

Gần 15 năm trước, chính xác là vào năm 2005, chúng tôi đã đăng một bài báo trên Harvard Business Review với các đồng nghiệp của mình giới thiệu cách tiếp cận sự phát triển cá nhân và chuyên nghiệp: ý tưởng đó là tiếp nhận những lời tán dương, khen thưởng là cách tốt nhất để chúng ta phát triển, đặc biệt được thể hiện trong những câu chuyện khi chúng ta đang thể hiện tốt nhất. Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu đến các bạn Reflected Best Self Exercise [RBSE], công cụ được thiết kế dựa trên các khảo sát học thuật của chúng tôi và được nhiều người trên thế giới áp dụng trong những lần đào tạo doanh nghiệp, làm việc nhóm, hay trong các chương trình huấn luyện và trong các khóa học dành cho sinh viên đã tốt nghiệp hay chưa tốt nghiệp.

Theo nghiên cứu, con người thường nhận được lợi nhiều hơn từ những nhận xét tích cực về điểm mạnh hay những đóng góp của họ. Nhờ đó mà sức khỏe tinh thần của họ được cải thiện nhiều, giúp họ xây dựng thương hiệu cá nhân, và thắt chặt mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Ngoài ra, việc chia sẻ thông tin về cách làm thế nào để thể hiện bản thân một cách chân thật nhất cho đồng nghiệp cũng giúp tăng mức độ hài lòng trong công việc và giảm thiểu số lượng nhân viên thôi việc.

Khi bạn thực hiện đầy đủ bài tập RBS sẽ giúp bạn tập trung hơn, hay ít nhất là có những lời nhận xét tích cực. Nhưng cũng có một vài phương pháp hữu cơ bạn có thể tìm hiểu và áp dụng để thể hiện bản thân ở công việc một cách tốt nhất. Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp mà cách tiếp cận liên tục này giúp họ có được nhiều cơ hội mới để phát triển bản thân khi họ đắm chìm trong vô vàn công việc hằng ngày, nhận ra nhiều cách để hoàn thành công việc, cũng như bước tiếp trên con đường thực hiện mục tiêu dài hạn của mình. Bài viết này sẽ tập trung 5 hành vi chính để nhận thức và áp dụng trong những cơ hội phát triển hằng ngày dựa trên việc thể hiện bản thân tốt nhất.

Nhận biết các đánh giá tích cực

Nhiều người đã khá quen với việc nghe các nhận xét tiêu cực, bởi chúng thường khá chói tai, đầy tính đe dọa và cảm xúc nên thường rất dễ ghi nhớ. Ngược lại, chúng ta thường rất dễ quên những lời nhận xét tích cực về những gì chúng ta làm. Hơn nữa, việc cứ vấn vương mãi vào những lời tán dương lại khiến ta cảm thấy hay xấu hổ và không thoải mái. Chính vì vậy, bạn nên học cách thưởng thức và ghi nhớ những khoảnh khắc được nhận xét tích cực.

Để ghi nhớ những khoảnh khắc tích cực, hãy tạo một khoảng trống [bằng cả kỹ thuật số và vật lý] để giữ lại những nhận xét mà ta nhận được. Đó có thể là mẫu giấy cảm ơn, lời nhận xét được ghi chép lại ở những lần bạn đạt kết quả tốt trước đó, hay những gì liên quan nằm trong email của bạn. Và đừng giới hạn bộ sưu tập này: những lời nhận xét về cuộc sống cá nhân của bạn cũng tương đương với việc giúp bạn tốt hơn đấy.

Nhưng nếu bạn nhận được những lời nhận xét cả tích cực và tiêu cực, hãy tách riêng hai phần đó ra và giữ lại những phần tích cực. Khi làm như vậy, bạn sẽ tạo được cho mình một khoảng trống trong tâm trí để chỉ tập trung vào những nhận xét tích cực trong một khoảng thời gian nhất định và sẽ giúp bạn hiểu được những gì mình cần tiếp tục thực hiện. Ví dụ nhé, các giảng viên thường nhận hàng trăm đánh giá khóa học khác nhau từ sinh viên và họ có thể là một phần trong nhóm với một đồng nghiệp đáng tin khác. Bạn có thể tách những phần bình luận tích cực ra và lưu chúng ở file Kudos của mình.

Một khi bạn tạo cho mình được chỗ cất giấu những nhận xét tích cực, hãy dành thời gian để xem lại chúng một cách thường xuyên, để giúp chính mình có cơ hội nhìn lại chúng. Hãy hỏi bản thân rằng: Mình nhận ra mẫu hình nào? Liệu mình có thể có cơ hội để thể hiện bản thân tốt hơn nữa không? Mình có thể biết thêm gì về điểm mạnh này, và ai có thể cho mình viễn cảnh để biết điều đó?Một số người thường làm việc này một mình, nhưng họ không biết việc này sẽ hiệu quả hơn khi thực hiện với một người bạn hoặc huấn luyện viên đáng tin cậy. Ví dụ, người giáo sư ở câu chuyện phía trên cùng với một người đồng nghiệp đã chia sẻ những lời nhận xét tích cực và giúp nhau hiểu rõ bản thân và suy nghĩ những cách dạy tốt hơn.

Đặt câu hỏi

Nhưng cũng không hẳn là bạn chỉ chấp nhận lời nhận xét tích cực không thôi; mà bạn phải tìm hiểu thật kỹ về nó để thật sự hiểu rõ cách bạn đã làm được như vậy. Bạn không nên biến thành một kẻ tự cao tự đại về những lời khen đó được, mà bạn phải thể hiện mình là người không chỉ biết tiếp thu mà còn biết ơn với những lời khen nhận được.

Ví dụ, khi nói về sự tán dương, chúng ta thường có khuynh hướng từ chối một lời khen nào đó bởi ta không quen được khen. Nhưng quả thật chúng lại là nhiều cơ hội để chúng ta có thể học hỏi - mặc dù chỉ khi những lời khen đó phải cụ thể và có cốt truyện. Bạn hãy cố gắng mở rộng những lời nhận xét chung chung và mập mờ; cố gắng tìm hiểu điều gì là phù hợp với bạn và người khác ở những trường hợp cụ thể. Hãy nói Cảm ơn và tôi rất vui vì bạn đã nhận xét tôi như vậy. Bạn có thể cho tôi biết rõ hơn rằng những hành động của tôi liệu ảnh hưởng như thế nào với bạn không? Tôi đang cố thử tìm ra điểm mạnh của mình để tôi có thể tiếp tục làm việc hiệu quả hơn.

Trong những lần đánh giá năng lực chính thức, hãy hỏi người quản lý của bạn về điểm mà họ công nhận đó là điểm mạnh của bạn. Nếu có thể, bạn nên hỏi họ thêm rằng trong trường hợp nào thì những điểm mạnh đó có thể phát huy được. Ví dụ, nếu bạn nhận được lời nhận xét những cuộc họp nhóm sẽ diễn ra tốt hơn khi có sự góp mặt của bạn, một vị giáo sư chúng tôi quen đã hỏi sếp của cô ấy rằng sự bình tĩnh và kỹ năng dẫn dắt của cô ấy có thể được áp dụng trong những tình huống như thế nào để cải thiện không khí của buổi họp. Thế là người sếp đó thấy rằng những kỹ năng của cô ấy sẽ có ích trong lần gặp mặt khách hàng lần tới và đó chính là cơ hội để cô ấy thể hiện và phát huy tài năng của mình.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều quản lý tránh đưa ra những lời nhận xét mang tính cụ thể, những lời tán dương có tính hành động nên điều đó tùy thuộc vào bạn, liệu bạn có tự mình đặt câu hỏi cho họ về những điều bạn làm tốt trong công việc hay không, và tự mình tìm ra những câu trả lời chính xác. Chẳng hạn, trong cuộc gặp 1-1 với quản lý của mình, hãy thể hiện Tôi đang cố tìm hiểu những điều mà mình thể hiện tốt trong công việc để tôi có thể tiếp tục phát huy những cống hiến đó. Là quản lý của tôi, tôi rất mong anh/chị có những cái nhìn chính xác về khi nào, ở đâu và làm thế nào tôi tạo ra điểm khác biệt trong công việc. Liệu anh/chị có thể cho tôi một ví dụ cụ thể về thời gian mà anh/chị nghĩ tôi đã thể hiện tốt nhất và tạo giá trị cho công việc ạ?

Hãy cân nhắc việc lên kế hoạch một buổi gặp riêng với cố vấn hay huấn luyện viên của mình để trao đổi về những điểm mạnh của bạn và cách để bạn phát triển và phát huy chúng để đạt hiệu quả tốt hơn. Bạn cũng nên có những buổi trao đổi riêng để bàn về những khả năng phát triển cho mỗi điểm yếu của mình. Vì những nhận xét tiêu cực thường có sức ảnh hưởng mạnh hơn những lời nhận xét tốt, nên bạn hoàn toàn có thể tập trung trao đổi về cả điểm yếu và điểm mạnh của mình. Nếu bạn là người đưa ra nhận xét cho người khác, hãy sử dụng cách thức này để giúp đồng nghiệp của mình phát triển tốt hơn.

Phân tích sự thành công

Sau khi hoàn thành một kế hoạch nào đó, hãy dành thời gian xem xét lại công việc của bạn để tạo ra những tiêu chuẩn và xác định những hành vi tốt cho công việc trong tương lai. Sử dụng ví dụ của các đội thể thao: review lại quá trình để xem điều gì diễn ra tốt, và trong những trận đấu tới cần phải phát triển những gì mà bạn tìm ra được.

Nếu bạn nhận được lời nhận xét một cách trực tiếp, hãy dành một chút thời gian để tạm gác đi sự ảnh hưởng của lời nhận xét đó, sau đó, hãy viết một cách thận trọng về những trải nghiệm, hãy viết thành một câu chuyện ngắn về những gì bạn đã làm và sự ảnh hưởng của nó. Viết nhật ký cũng là một phương pháp hữu ích, và cũng giúp ích cho bạn nhận ra cách để bạn thể hiện bản thân rõ nhất. Ví dụ, một giám đốc cục sở hữu trí tuệ mà chúng tôi quen đã áp dụng phương pháp viết nhật ký để cải thiện sự phát triển cá nhân và chuyên môn của mình. Suy nghĩ về những cách tiếp cận của mình cho phép anh ấy nhận biết được mình giỏi trong việc xử lý các yêu cầu của khách hàng khi anh ấy có một buổi ăn tối cùng họ tối hôm trước và từ đó anh ấy có thể nắm được sở thích cũng như mối bận tâm của họ. Những thông tin đó đã giúp anh ấy tự tin hơn và cho phép anh ấy dễ dàng thể hiện tốt trong những lần gặp chính thức. Khi anh ấy nhận ra được điều này, anh ấy thường xuyên có những buổi gặp mặt không chính thức như vậy - cho phép bản thân anh ấy có những bước tiến rõ rệt hơn. Chính điều đó cũng giúp anh ấy có mối quan hệ thân mật hơn với khách hàng và tất nhiên, anh ấy cũng được thăng chức.

Bạn cũng nên dành thời gian để suy nghĩ về những điểm mạnh của mình thường xuyên hơn. Ví dụ, làm cách nào để điểm mạnh của bạn có thể bù đắp được những điểm yếu? Và cũng cân nhắc về mặt tối của những điểm mạnh đó: bằng cách nào các điểm yếu của bạn sẽ lấn át và khiến bạn không áp dụng đúng những điểm mạnh của mình và bạn làm cách nào để ngăn trường hợp đó xảy ra?

Một khi bạn thực hiện việc phân tích bản thân bằng việc nhận dạng những lời nhận xét tích cực, đặt câu hỏi và phân tích thành công của mình, bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện và chắc chắn hơn về bản thân mình và những yếu tố hoàn cảnh cho phép bạn áp dụng phiên bản đó của bản thân vào trong công việc. Những bước tiếp theo giúp bạn chuẩn bị cách để mang phiên bản đó vào trong cuộc sống theo hai cách: thực hành và lan tỏa.

Thực hành trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân

Trong một số môi trường làm việc xấu, sẽ thật khó để nhận được những lời tán dương. Bạn phải tự lực cánh sinh để tìm cách để trở thành chính bạn trong những tình huống đó, đặc biệt là khi bạn ở những giai đoạn áp lực trong công việc hàng tuần, hàng năm hay trong sự nghiệp của bạn. Sau đây là một số gợi ý:

Mang những khía cạnh khi bạn thể hiện tốt bản thân vào môi trường làm việc. Thử tìm xem bạn thường nhận được những lời tán dương ở chỗ nào. Điều này có thể khiến bạn phải suy nghĩ rộng hơn về bản thân mình, lục sùng ở những môi trường làm việc khác, và mang thứ bạn tìm được về lại môi trường làm việc hiện tại. Ví dụ, nếu bạn là thành viên của một nhóm tôn giáo, hội cựu sinh viên, hay một tổ chức cộng đồng nào đó, hoặc người đứng đầu của một nhóm dân cư, thì trong những vai trò này, điểm mạnh của bạn là gì và bạn đã cống hiến những gì rồi sau đó áp dụng nó trong công việc. Ví dụ khác, nếu người trong gia đình nói bạn là một thợ hàn tay ngang chuyên sửa chữa những máy móc hư hỏng, thử nghĩ cách để mang khía cạnh đó vào công việc. Khi một khách hàng của chúng tôi nhận được những lời nhận xét về những lần tổ chức các sự kiện ở quy mô lớn giúp nhiều thành viên trong tổ chức gắn bó với nhau hơn, và cô ấy đã áp dụng cách thức này để giúp các hội đồng quản trị thống nhất hơn trong việc dẫn dắt một dự án quan trọng của công ty.

Tạo một khoảng trống trong công việc để phiên bản tốt nhất của bạn có cơ hội thể hiện. Nếu có thể, bạn nên tóm tắt lại công việc để một khía cạnh nào đó có thể thể hiện phiên bản đó. Nếu công việc của bạn thật sự khó khăn, hãy tìm một phần nhỏ công việc mà bạn có thể thể hiện bản thân tốt nhất để bù đắp lại phần không mấy khả quan trong tương lai dài. Chúng ta chỉ thường thấy được giá trị của mình khi ta biết sức ảnh hưởng của mình ở người khác. Chính vì vậy, việc tìm những vị trí và cửa hàng mà bạn có thể đóng góp cho người khác được xem là một cách quan trọng để tạo khoảng trống cho phiên bản bản thân được thể hiện.

Khi bạn nhận được những lời nhận xét tiêu cực, hãy thử suy nghĩ chúng như những câu chuyện khi bạn nhận được những lời tích cực. Luôn nhắc nhở bản thân về cách bạn tạo ra những giá trị trong cuộc sống để tối thiểu hóa sự tự ti và giúp bạn tự tin hơn, bạn cũng nên cân nhắc việc xem những lời nhận xét tiêu cực đó như những cơ hội để giúp bạn trưởng thành. Hãy tìm ra những khía cạnh của bản thân để giúp bạn có thể đối đầu được với những thách thức trong việc kết hợp sự sáng suốt trong những lời nhận xét tiêu cực và nhận thức được cách để tiến lên phía trước mà không đánh mất đi bản thân.

Lan toả

Cách tốt nhất để tập trung vào bản thân chính là chia sẻ những nhận xét tích cực cho người khác về bản thân họ. Điều này sẽ giúp mọi người có đi có lại, nhờ đó mà việc trao cho nhau những lời nhận xét sẽ được bình thường hóa. Phần cuối cùng, ví dụ, hãy chia sẻ những gì bạn thấy khi mỗi một thành viên trong nhóm bạn có những đóng góp tích cực. Những buổi bế mạc thường là cơ hội tốt để chia sẻ những nhận xét về bản thân, nhưng bạn cũng có thể chia sẻ suy nghĩ của mình bằng cách viết email hoặc thư, hay chia sẻ trực tiếp, nếu thời gian của bạn cho phép.

Dale Carnegie và John Maxwell đã so sánh quá trình phát triển con người như việc đào mỏ vàng vậy: bạn phải đào bới hàng tấn lớp đất bẩn, nhưng bạn đang đi tìm vàng chứ không phải bụi bẩn. Tương tự, những ai thường nhận thấy và tán dương đóng góp của người khác có thể khiến họ và người khác thể hiện bản thân tốt nhất một cách thường xuyên hơn. Hãy nhớ, trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân và giúp người khác thể hiện bản thân họ chính là lý tưởng của cuộc sống. Cùng với sự can đảm, tò mò và cam kết, bạn có thể áp dụng sự phát triển của bản thân để tích cực hóa bản thân, các mối quan hệ và tổ chức của bạn.

Bài được dịch từ HBR


To view or add a comment, sign in To view or add a comment, sign in

More articles by this author

See all
  • Làm thế nào để thực hành chánh niệm khi chạy?

    Sep 27, 2020

  • Văn hóa doanh nghiệp sẽ xác định tương lai của doanh nghiệp bạn

    Feb 27, 2020

  • Tóm lược về công thức thúc đẩy doanh thu bán hàng - Cách của Hubspot [Theo cuốn sách The Sales Acceleration Formula]

    May 29, 2019

Video liên quan

Chủ Đề