Thành tựu khoa học tự nhiên của ấn Độ cổ đại

Câu 1 trang 26 sách bài tập Lịch Sử lớp 6 - Kết nối: Hoàn thành bảng thống kê sau về những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Ấn Độ cổ đại.

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Chữ viết

- Người Ấn Độ cổ đại tạo ra chữ viết từ rất sớm. 

+ Chữ viết cổ nhất của họ được khắc trên các con dấu và được phát hiện ở lưu vực sông Ấn, có từ hơn 2000 năm TCN.

+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, chữ Phạn ra đời dựa trên việc cải biên những chữ viết cổ đã có từ trước đó.

Văn học

- Ấn độ có một nền văn học phong phú, với nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi, với 2 bộ sử thi nổi tiếng là: Mahabharata và Rammayana.

Nghệ thuật

- Các công trình kiến trúc của Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nhất định.

- Cư dân Ấn Độ xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo, ví dụ: chùa hang A-gian-ta; cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi…

Khoa học tự nhiên

- Sáng tạo ra các chữ số hiện nay đang sử dụng, trong đó quan trọng nhất là chữ số 0.

Câu hỏi 1 trang 43 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.

Lời giải:

* Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại:

- Lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng:

+ Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo, như: Phật Giáo, Ấn Độ giáo; Jaina giáo…

+ Hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ là: Phật giáo và Ấn Độ giáo.

- Lĩnh vực chữ viết: Cư dân Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là chữ Phạn [San-krít].

- Lĩnh vực văn học: Ấn độ có một nền văn học phong phú, với nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi, với 2 bộ sử thi nổi tiếng là: Mahabharata và Rammayana.

- Lịch pháp học: cư dân Ấn Độ đã biết làm ra lịch: chia 1 năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, sau 5 năm có thêm 1 tháng nhuận.

- Khoa học tự nhiên

+ Toán học: sáng tạo ra các chữ số hiện nay đang sử dụng, trong đó quan trọng nhất là chữ số 0.

+ Y học: biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc trong chữa bệnh.

- Lĩnh vực kiến trúc:

+ Các công trình kiến trúc của Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nhất định.

+ Cư dân Ấn Độ xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo, ví dụ: chùa hang A-gian-ta; cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi…

1. Điều kiện tự nhiên

- Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.

- Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. 

- Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.

- Ở sông Ấn chịu khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc

- Ở lưu vực sông Hằng đất đai màu mỡ, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

- Sông Ấn chảy qua hai quốc gia là: Ấn Độ và Pa-ki-xtan.

2. Xã hội Ấn Độ cổ đại

- Giữa thiên niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Đra-vi-đa và biến họ thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp [dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da]. Chế độ này còn được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na.

- Chế độ đẳng cấp của người Ấn Độ được thiết lập dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.

- Đẳng cấp cao nhất là Brahman bao gồm tăng lữ và quý tộc. Đẳng cấp thấp nhất là đẳng cấp thứ tư Sudra là tầng lớp thấp kém trong xã hội. 

Sơ đồ các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ

 

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Thành tựu

Nội dung

Tôn giáo

- Bà la môn là tôn giáo cổ xưa nhất ở Ấn Độ đề cao sức mạnh của các vị thần, sinh ra các đẳng cấp.

- Phật giáo được sáng tạo từ thế kỉ VI TCN, nội dung căn bản là luật nhân quả, chủ trương mọi người đều bình đẳng

Chữ viết và văn học

Người Ấn Độ dùng chữ Phạn. Các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa và hai bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta,…

Khoa học tự nhiên

- Các số từ 0 đến 9 được người Ấn Độ phát minh và sử dụng ra sớm.

- Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh

Kiến trúc và điêu khắc

- Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu làm bằng đá, còn lại đến ngày nay là chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp Sanchi.

ND chính

ND chính:

- Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại

- Xã hội Ấn Độ ở cổ đại

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại

 Sơ đồ tư duy Ấn Độ cổ đại

loigiaihay.com

Trả lời câu hỏi trang 43 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo – Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Câu hỏi: Em hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại

Trả lời: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại

Thành tựu

Nội dung

Tôn giáo

– Bà la môn là tôn giáo cổ xưa nhất ở Ấn Độ đề cao sức mạnh của các vị thần, sinh ra các đẳng cấp.

– Phật giáo được sáng tạo từ thế kỉ VI TCN, nội dung căn bản là luật nhân quả, chủ trương mọi người đều bình đẳng

Chữ viết và văn học

Quảng cáo

Người Ấn Độ dùng chữ Phạn. Các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa và hai bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta,…

Khoa học tự nhiên

– Các số từ 0 đến 9 được người Ấn Độ phát minh và sử dụng ra sớm.

– Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh

Kiến trúc và điêu khắc

– Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu làm bằng đá, còn lại đến ngày nay là chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp Sanchi.



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Lịch Sử và Địa Lí 6 sách Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

a] Chữ viết: Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.

b] Văn học: Ấn Độ là nước có nèn văn học rất phát triển, gồm có 2 bộ phận chính là Vê đa và sử thi, tuy nhiên nổi bật hơn cả là sử thi với hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48 000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana. Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.

c] Nghệ thuật: Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.

READ:  Sự hình thành và phát triển của đạo Phật thời cổ trung đại, phân tích ảnh hưởng tích cực của Đạo phật đối với xh Việt Nam hiện nay.

Các công trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII – XI. Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng.

Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII.

d] Khoa học tự nhiên:
– Về Thiên văn: người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. [ Như vậy năm bình thường có 360 ngày ]. Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.

– Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. [Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.] Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác. Pi = 3,1416.

READ:  Quá trình hình thành đạo Hồi , Ảnh hưởng của Việt Nam?

– Về vật lý: Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “…trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”.

– Y học: cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “ Y học toát yếu” và “ Luận khảo về trị liệu”.

Video liên quan

Chủ Đề