Tiếp nhận văn học và phương pháp tiếp nhận văn học

Tóm tắt nội dung tài liệu

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 8, pp. 13-19
This paper is available online at //stdb.hnue.edu.vn

DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0144

MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC VĂN

Đỗ Văn Hiểu
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Hiện nay có rất nhiều lí thuyết nghiên cứu văn học được giới thiệu ở Việt Nam, vấn
đề đặt ra là hệ thống hóa chúng như thế nào để có thể vận dụng vào dạy học văn trong trường
phổ thông. Bài viết này hướng tới giới thiệu, phân tích ưu điểm, hạn chế của ba hướng tiếp
nhận văn học cơ bản có thể vận dụng trong dạy học văn, đó là hướng tiếp nhận văn học từ góc
độ tác giả, tiếp nhận văn học từ góc độ văn bản và tiếp nhận văn học từ góc độ văn hóa.
Từ khóa: Tiếp nhận văn học, Nghiên cứu tác giả, Nghiên cứu văn bản, Nghiên cứu văn hóa.

1.

Mở đầu

Tiếp nhận văn học trong trường phổ thông có những nét đặc thù so với tiếp nhận văn học nói
chung, hoạt động này được diễn ra trong môi trường sư phạm có sự hướng dẫn của giáo viên, có
sự tương tác giữa các học sinh với nhau, tiếp nhận văn bản đã được lựa chọn kĩ theo định hướng
giáo dục. Vì thế, một số nhà nghiên cứu đã có ý thức sử dụng thành tựu lí thuyết nghiên cứu văn
học mới nhằm định hướng cho hoạt động tiếp nhận văn học trong nhà trường. GS Trần Đình Sử là
người tâm huyết trong lĩnh vực này. Năm 1993 ông công bố Một số vấn đề thi pháp học [1] đề
xướng vận dụng Thi pháp học vào dạy học văn trong trường phổ thông với những chỉ dẫn quan
trọng về nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật, cốt truyện, kết cấu, lời văn
nghệ thuật. Năm 2006 trong Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp
dạy văn hiện nay [2] ông đã sử dụng lí thuyết về văn bản văn học để khởi xướng hướng dạy học
văn mới. Năm 2015 GS Trần Đình Sử lại chủ trương Đưa kí hiệu học vào môn đọc văn trung học
phổ thông [3]. Năm 2013 Nguyễn Văn Tùng xuất bản cuốn Lí luận văn học và đổi mới đọc hiểu
tác phẩm [4] giới thiệu và vận dụng một số phạm trù lí luận văn học vào nghiên cứu tác phẩm văn
học trong trường phổ thông, nhưng về cơ bản vẫn là các phạm trù của thi pháp học. Bên cạnh Thi
pháp học, kí hiệu học, Mĩ học tiếp nhận cũng được chú ý vận dụng vào nghiên cứu dạy học văn
trong trường phổ thông, tiêu biểu như bài Mĩ học tiếp nhận và dạy - học văn [5] của Hồ Ngọc
Mân, Sự gợi ý của lí thuyết tiếp nhận văn học đối với việc dạy học đọc hiểu văn bản ở trường
THPT [6] của Trần Hữu Phong. Tuy nhiên, Mĩ học tiếp nhận nghiêng sang nghiên cứu người đọc
nên bài viết này sẽ không đi sâu trình bày ở phần nội dung. Như vậy có thể thấy, mặc dù đã chú ý
vận dụng lí thuyết nghiên cứu văn học vào dạy học văn trong trường phổ thông, nhưng các công
trình thường chỉ nhấn mạnh một lí thuyết nên ít nhiều còn phiến diện. Bên cạnh đó, suốt từ đầu
những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, Thi pháp học và sự mở rộng của thi pháp học vẫn là hướng
chủ đạo trong nghiên cứu vận dụng lí thuyết văn học vào dạy học văn. Trước tình hình đó, người
viết muốn hệ thống hóa lí thuyết nghiên cứu văn học vốn phong phú phức tạp thành một số hướng
tiếp nhận cơ bản, trong đó đặc biệt lưu ý cần tăng cường vận dụng “tiếp nhận văn học từ góc độ
văn hóa” vào dạy học văn trong trường phổ thông nhằm tăng cường tính kết nối giữa việc dạy học
Ngày nhận bài: 19/4/2018. Ngày sửa bài: 19/7/2018. Ngày nhận đăng: 25/8/2018.
Tác giả liên hệ: Đỗ Văn Hiểu. Địa chỉ e-mail:

13

Đỗ Văn Hiểu

văn trong nhà trường với hiện thực đời sống xã hội, góp phần xóa bỏ định kiến “những thứ trong
giờ dạy học văn xa lạ với đời thực” đang tồn tại trong học sinh hiện nay.

2.

Nội dung nghiên cứu

2.1. Tiếp nhận văn học từ góc độ tác giả
Tiếp nhận văn học từ góc độ tác giả là hướng tiếp nhận có lịch sử lâu đời, cơ sở của hướng
tiếp nhận này là quan niệm: khi sáng tác, nhà văn bao giờ cũng gửi gắm điều gì đó trong văn bản
tác phẩm, cho nên, tiếp nhận văn học là nỗ lực đi tìm dụng ý của nhà văn. Trong lí luận văn học
cổ điển Trung Quốc có quan niệm cho rằng sáng tác là giải tỏa những u uất trong lòng [Tư Mã
Thiên], là thể hiện sự quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội: “Văn chương nên vì thời thế mà
viết, thơ ca nên vì hiện thực mà sáng tác” [Bạch Cư Dị]. Ở phương Tây, mô hình lí luận tác giả là
trung tâm về cơ bản bao gồm Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa tượng trưng, Chủ nghĩa biểu hiện,
Chủ nghĩa trực giác, Phân tâm học. Chủ nghĩa lãng mạn cho rằng thơ ca biểu đạt thế giới nội tâm
chứ không mô phỏng thế giới bên ngoài. Theo Abrams, đối với Chủ nghĩa lãng mạn, thơ không
phải là mô phỏng thế giới hiện thực mà là sáng tạo ra một tự nhiên khác. Nhà thơ không còn mô
phỏng thế giới hiện thực như họa sĩ vẽ tranh phong cảnh hoặc tranh chân dung truyền thống nữa,
mà giống như thượng đế sáng tạo ra một thế giới mới, một thế giới khác, bình đẳng với thế giới
hiện thực. Thơ là sản phẩm của tưởng tượng và tình cảm, nó đến từ nội tâm nhà thơ chứ không
phải từ kinh nghiệm sống bình thường. Là đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa tượng trưng, Paul
Valery [1871-1945] nhấn mạnh thơ ca phải miêu tả chân thực nội tâm, khoác lên khái niệm trừu
tượng chiếc áo cảm tính. Đại diện của chủ nghĩa biểu hiện Bendetto Croce [1866-1952] cho rằng
“Nghệ thuật là trực giác” và “trực giác là biểu hiện” [7]. Phân tâm học cho rằng hoạt động nghệ
thuật chính là con đường chủ yếu để đạt được sự thăng hoa thông qua sự chuyển di libido hoặc
bản năng tính dục, nhà nghệ thuật được an ủi trong thế giới hoang tưởng do họ sáng tạo ra. Loại lí
luận này coi bản năng tính dục của con người là động lực của nghệ thuật, cho rằng nghệ thuật là
sản phẩm của xung động bản năng của con người. Trong Nhà văn và giấc mơ ban ngày Freud nói:
“một tác phẩm có tính sáng tạo giống như giấc mơ ban ngày, là vật thay thế và tiếp tục trò chơi
mà thời ấu thơ đã từng chơi” [8]. Từ những quan niệm về sáng tác như vậy có thể thấy, tiếp nhận
văn học từ góc độ tác giả có hạt nhân hợp lí.
Trong hướng tiếp nhận văn học từ góc độ tác giả thì cách tiếp nhận của Sainte-Beuve, Taine,
Gustave dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng thế kỉ XIX được thao tác khá cụ thể. Họ cho
rằng, thông qua nghiên cứu hoàn cảnh của nhà văn [hoàn cảnh gia đình, xã hội, giáo dục, đời sống
riêng] có thể lí giải được vì sao nhà văn lại viết như vậy. Sainte-Beuve cho rằng tác phẩm văn học
chính là sự phản ánh tính cách, khí chất, và trạng thái tinh thần của cá nhân nhà văn và biểu hiện ý
đồ của nhà văn. Ông nói, “đối với một nhà văn, phải nghiên cứu một số vấn đề dường như không
có liên quan gì đến tác phẩm của họ. Chẳng hạn họ quan niệm về tôn giáo như thế nào? Xử lí vấn
đề phụ nữ như thế nào? Ứng xử với tiền bạc họ như thế nào? Họ là người giàu hay người
nghèo…” [9]. Như vậy, theo Sainte-Beuve cuộc sống của nhà văn là chìa khóa mở vào bí mật của
tác phẩm. Tiếp nhận văn học theo cách của Sainte-Beuve đến ngày nay vẫn là phương pháp quan
trọng trong nghiên cứu phê bình văn học.
H.A. Taine cho rằng gia tộc, hoàn cảnh và thời đại có ảnh hưởng quyết định đến nhà văn.
Cũng là kịch Pháp, kịch của thời đại Corneille khác với kịch thời đại Voltaire, cũng là kịch Hy
Lạp, nhưng Aeschylus khác với Euripides. Chủng tộc là nguyên nhân bên trong, hoàn cảnh và thời
đại là tác động bên ngoài, chỉ cần nghiên cứu cẩn thận ba phương diện này thì “không chỉ có thể
làm rõ toàn bộ nguyên nhân trước mắt, mà còn làm rõ tất cả ngọn nguồn của động lực sâu xa”
[10]. Như vậy, đặc sắc của nhà văn, nhà nghệ thuật không chỉ quy về thiên tài thần bí, mà còn
thuộc về một phần trong kết cấu tổng thể của tự nhiên và xã hội. Theo Taine, sở dĩ Hy Lạp cổ đại
xuất hiện những tác phẩm điêu khắc hoàn mĩ tuyệt vời là vì đặc tính của dân tộc Hy Lạp: thông
14

Một số hướng tiếp nhận tác phẩm văn học trong dạy học văn

minh, dễ gần, yêu khoa học, năng lực tư duy trừu tượng phát triển, địa hình Hy Lạp nhỏ hẹp,
không khí trong sạch. Đây là một dân tộc vui vẻ, đa thần giáo, chính trị thành bang làm cho nhân
tính được phát triển toàn diện. Tất cả những điều này biến người Hy Lạp thành những nhà nghệ
thuật tốt nhất, họ giỏi về phân biệt quan hệ vi diệu, sáng tạo ra những bức điêu khắc tinh tế và
những công trình kiến trúc thần miếu tỉ lệ hài hòa, trang nghiêm và trầm tĩnh.
Nhưng Taine lí giải quá máy móc về quan hệ giữa nhà văn và hoàn cảnh, vì dù sao con người
cũng không phải là thực vật, đặc biệt là đối với những nhà thơ nhà văn vĩ đại, nếu chỉ dựa vào
hoàn cảnh thì khó có thể lí giải được triệt để một số vấn đề. Ví dụ trong một quốc gia, một thời đại
vì sao vẫn có nhà văn thuộc các loại hình khác nhau, phong cách khác nhau, thể hiện giá trị cao
thấp khác nhau? Đối với vấn đề này, Gustave Lanson một mặt tiếp tục phương hướng chủ nghĩa
thực chứng của Taine, mặc khác đã tiến hành điều chỉnh, vừa xem xét ảnh hưởng của hoàn cảnh
xã hội, vừa thừa nhận phần thiên tài, cá tính của nhà văn. Ông nhấn mạnh nhân tố xã hội, vì đây là
cơ sở hình thành trạng thái tinh thần của nhà văn, đồng thời cũng coi trọng khảo sát cuộc sống cá
nhân của họ.
Cũng cần lưu ý rằng, việc tìm hiểu nhà văn, gia tộc, thời đại có ý nghĩa quan trọng nhưng
không nên tuyệt đối hóa cách đọc này, bởi vì “Cho dù giữa tác phẩm nghệ thuật và cuộc đời nhà
văn có quan hệ mật thiết, nhưng tuyệt đối không có nghĩa là tác phẩm nghệ thuật chỉ là bản sao
của đời sống nhà văn” [11], mặt khác, tư liệu về cuộc đời nhà văn và hoàn cảnh sáng tác nhiều khi
không có hoặc khó xác định được mức độ chân thực của chúng, không những thế, bản thân văn
bản văn học cũng có sự tồn tại tương đối độc lập, vượt ra khỏi sự khống chế của người sáng tác…
Trong dạy học văn ở trường phổ thông, hướng tiếp cận này được thể hiện khá rõ trong phần giới
thiệu khái lược về tiểu sử nhà văn, sự nghiệp sáng tác và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Dạy
học theo hướng này giáo viên và học sinh chỉ nên tập trung vào những chi tiết ảnh hưởng đến sự
xuất hiện của tác phẩm văn học, tức là những thông tin về tiểu sử, sự nghiệp, hoàn cảnh sáng tác
để lại dấu ấn trong văn bản tác phẩm.

2.2. Tiếp nhận văn học từ góc độ văn bản
Sang thế kỉ XX, lí luận phê bình phương Tây có một bước chuyển ngoặt lớn, chuyển từ mô
hình tác giả trung tâm luận sang văn bản trung tâm luận, đề xuất cách tiếp nhận từ văn bản tác
phẩm. Bắt đầu với trường phái Phê bình mới Anh Mỹ [1920-1950], họ coi tác phẩm là vật tượng
trưng khách quan độc lập, là thể hữu cơ tự đủ không có liên hệ gì với bên ngoài. Họ cho rằng về
bản chất văn học là một hình thức ngôn ngữ đặc thù, nhiệm vụ của phê bình văn học là dùng
phương thức đọc kĩ [close reading], phân tích các tầng khác nhau của thơ ca, nghiên cứu quan hệ
ẩn kín và tác động qua lại giữa các bộ phận của tác phẩm. Phê bình mới nhấn mạnh tính độc lập
của tác phẩm, cho rằng sau khi tác giả hoàn thành tác phẩm, tác phẩm không còn thuộc về tác giả
nữa, nên cần tiếp nhận tác phẩm từ chính bản thân tác phẩm. Điều mà nhà phê bình cần nắm bắt
chỉ là ý nghĩa của từ ngữ, bao gồm toàn bộ ý nghĩa lịch sử của ngôn ngữ tác phẩm, ý nghĩa liên
tưởng của nó và ý nghĩa có thể gọi tên sự vật khách quan. Chủ nghĩa hình thức Nga lại chú ý đến
phân tích các thủ pháp lạ hóa trong cấu tạo văn bản, phân biệt ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ hằng
ngày, chú ý đến tính văn học của văn bản văn học. Chủ nghĩa cấu trúc coi tác phẩm là hệ thống kí
hiệu, tồn tại khép kín, tự nó sinh thành ý nghĩa, đồng thời tìm ra kết cấu bên trong của văn bản.
Phương pháp của chủ nghĩa cấu trúc nhấn mạnh tính hệ thống, chú trọng quan hệ giữa văn bản và
văn bản, tìm ra kết cấu chung chi phối văn bản văn học cụ thể.
Tiếp nhận văn học từ góc độ văn bản đánh dấu bước ngoặt trong lí luận phê bình văn học
phương Tây, nó bao gồm nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau, tương đối phức tạp. Ở Việt
Nam, Thi pháp học thể hiện khá rõ đặc điểm của hướng tiếp nhận này. Thi pháp học do Trần Đình
Sử giới thiệu và phát triển đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi cách tiếp nhận văn học ở Việt
Nam đương thời. Theo Trần Đình Sử, “điểm làm cho thi pháp học có vị trí độc lập, phân biệt với
15

Đỗ Văn Hiểu

các bộ môn khác trong khoa văn học là nó chỉ nghiên cứu cấu trúc và thuộc tính nghệ thuật của
văn học từ góc độ nghệ thuật” [12; 9]. Theo Trần Đình Sử, khi tiếp nhận văn học theo hướng thi
pháp, chúng ta cần chú ý tiếp cận các vấn đề sau:
Tiếp nhận văn học từ góc độ thi pháp trước hết cần tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con
người. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người tức là tìm hiểu “sự lí giải, cắt nghĩa sự cảm
thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện
con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong
đó” [12; 55]. Để tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người, người đọc tìm hiểu cách nhà văn
gọi tên nhân vật như thế nào, miêu tả nhân vật như thế nào, chú ý lặp đi lặp lại các hành động gì
của nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật như thế nào, thậm chí chi tiết, ngôn ngữ cũng thể hiện quan
niệm nghệ thuật về con người. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người sẽ thấy được chiều
sâu bên trong chi phối cách xây dựng nhân vật của nhà văn, sẽ có được tiêu chuẩn đánh giá giá trị
nhân văn trong các hiện tượng văn học. Chẳng hạn, con người trong thần thoại thường mang chức
năng của một vài hiện tượng tự nhiên, giỏi biến hóa, họ là tổ tiên của nhân loại; con người trong
sử thi thường mang vẻ đẹp đại diện cho cả cộng đồng vì thế họ tồn tại trong sự ngưỡng mộ, tôn
kính của người đời sau; con người trong cổ tích lại là con người xuất hiện để thực hiện một chức
năng nào đó, như chức năng đại diện cho cái thiện, cái ác, chức năng phù trợ…, con người trong
văn học trung đại Việt Nam được quan niệm là một tiểu vũ trụ, mang dấu ấn của vũ trụ, được
khắc họa theo nguyên tắc tỏ lòng, ngoại hiện hóa những biểu hiện bên trong, con người bổn phận;
tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thể hiện quan niệm về con người cá nhân xung đột với gia đình truyền
thống; văn học hiện thực phê phán thể hiện quan niệm về con người là sản phẩm của hoàn cảnh, bị
hoàn cảnh chi phối… Trong sáng tác của mỗi nhà văn cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật về con
người. Chẳng hạn, thơ Xuân Diệu thể hiện con người ham yêu khát sống, sáng tác của Nam Cao
thể hiện quan niệm con người luôn cố gắng chống lại sự tha hóa của hoàn cảnh…
Tiếp nhận văn học theo kiểu Thi pháp học quan tâm đến vấn đề thời gian nghệ thuật. Văn học
là nghệ thuật của thời gian, khi đọc một văn bản, chúng ta mất một lượng thời gian nhất định, thế
giới nghệ thuật trong tác phẩm cũng dần dần được hoàn thiện trong dòng thời gian. Thời gian
không chỉ là đối tượng được thể hiện trong văn bản văn học, mà còn là một nhân tố cấu thành văn
bản văn học. Khi khảo sát thời gian trong văn bản văn học, thi pháp học đặc biệt quan tâm đến
vấn đề thời gian trần thuật, tức là “thời gian biểu diễn bằng phương tiện ngôn từ” [12;82] . Khi
khảo sát thời gian trần thuật, thi pháp học chú ý đến mở đầu và kết thúc của trần thuật; tốc độ,
nhịp độ của trần thuật; chiều hướng của thời gian có thể là phát triển theo chiều tuyến tính của sự
kiện được trần thuật, cũng có thể trần thuật đảo ngược từ hiện tại về quá khứ… Thời gian trần
thuật là một phương thức biểu hiện nghệ thuật, do đó, nó góp phần thể hiện tiết tấu của bức tranh
cuộc sống được tái hiện, tư tưởng tình cảm của người trần thuật… Bên cạnh thời gian trần thuật,
Thi pháp học cũng quan tâm đến thời gian được trần thuật với các bình diện thời gian hiện tại, thời
gian quá khứ, thời gian tương lai, và đi kèm với nó là quan niệm về thời gian, ý thức về thời gian.
Chẳng hạn câu thơ: “Sầu đong càng lắc càng đầy/ Ba thu dồn lại một ngày dài ghê” [Truyện Kiều,
Nguyễn Du] thể hiện rất rõ quan niệm về thời gian tâm trạng. Khi người ta buồn, thời gian dường
như dài lê thê. Hoặc trong thơ Xuân Diệu, “Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua/ Xuân còn non,
nghĩa là xuân sẽ già” [Vội vàng] thể hiện quan niệm về thời gian hiện tại ngắn ngủi. Thời gian
trong thần thoại thường là thời gian gắn với sự sáng tạo, sự khởi nguồn, thời gian nằm ngoài lịch
sử, không liên hệ trực tiếp với thời gian lịch sử. Thời gian trong sử thi là thời gian thuộc về
“quá khứ tuyệt đối”, cách biệt hẳn với người kể, gắn với kí ức cộng đồng, khoảng cách thời gian
đó khiến cho những đối tượng cao đẹp càng trở nên cao đẹp hơn, nó tạo ra sự thành kính trong
cách kể…
Tiếp nhận văn học từ góc độ Thi pháp học cũng quan tâm đến vấn đề không gian nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật đều là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật.
16

Một số hướng tiếp nhận tác phẩm văn học trong dạy học văn

Với tư cách là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không gian có thể biểu hiện ở các
phạm trù như cao – thấp, rộng – hẹp, trong – ngoài, thoáng đãng – tù túng hoặc gắn với các địa
điểm cụ thể như núi non, sông biển, nhà cửa, con đường, bầu trời… Khi tìm hiểu không gian nghệ
thuật, bên cạnh việc chỉ ra đặc điểm của thế giới nghệ thuật được tái hiện, còn cần chỉ ra quan
niệm của nhà văn về không gian. Chẳng hạn, trong sáng tác của Nam Cao có hai phạm trù không
gian rất đáng quan tâm, đó là không gian trong nhà, và không gian ngoài đường. Đối với Nam Cao,
không gian trong nhà là không gian của sự hoàn lương, còn không gian ngoài đường thường gắn
với sự tha hóa. Chính vì thế, mà ở ngoài đường thì “Hắn vừa đi vừa chửi” [Chí Phèo], hoặc khi ra
khỏi nhà, Hộ quên cả ý định mang tiền nhuận bút về cho vợ con, lại ngồi uống rượu tán chuyện
với bạn bè, và nửa say nửa tỉnh về quát tháo vợ con. Nhưng khi về tới căn lều của mình, Chí Phèo
lại trở nên rất hiền; ở trong nhà sau một đêm, sáng hôm sau tỉnh dậy, Hộ lại thấy hối hận và tự lên
án mình “chỉ là… một thằng… khốn nạn” [Đời thừa]. Chỉ ra được quan niệm của nhà văn về
không gian cũng chính là chỉ ra được cảm nhận của nhà văn về cuộc sống, thấy được chiều sâu
trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Ngoài ra, tiếp nhận văn học từ góc độ Thi pháp học còn chú ý đến vấn đề thi pháp thể loại,
kết cấu hình tượng, kết cấu văn bản trần thuật và ngôn từ nghệ thuật… Có thể nói, tiếp nhận văn
học từ góc độ văn bản là hướng tiếp nhận quan trọng, trong trường hợp không có những tư liệu về
cuộc đời nhà văn, thời đại, hoàn cảnh sáng tác, chỉ cần có văn bản trong tay là có cơ sở để tiến
hành hoạt động tiếp nhận. Hoạt động dạy học văn cũng không thể xa rời văn bản, giáo viên và học
sinh cùng tiếp cận văn bản, giải mã các kí hiệu của văn bản ngôn từ, thông qua văn bản khám phá
thế giới nghệ thuật, tư tưởng quan niệm của nhà văn, tìm ra các ý nghĩa ẩn tàng trong văn bản
ngôn từ. Khi dạy học văn theo hướng này cần thiết phải chú ý đến tính chỉnh thể của văn bản để
tránh suy diễn, đồng thời cũng cần tránh sơ đồ hóa, tránh gây cảm giác nặng nề cho học sinh.

2.3. Tiếp nhận văn học từ góc độ văn hóa
Tiếp nhận văn học từ góc độ văn hóa là hướng tiếp nhận đang được quan tâm hiện nay.
Hướng tiếp nhận này được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và văn hóa.
Văn học là một thành phần của văn hóa, phản ánh diện mạo, bản chất của văn hóa và chịu sự tác
động của văn hóa. Nghiên cứu văn hóa trong văn học có hai xu hướng tạm gọi là cách nghiên cứu
truyền thống và cách nghiên cứu hiện đại. Cách nghiên cứu văn hóa trong văn học theo kiểu
truyền thống thường là đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện trong văn bản văn học; cách
nghiên cứu văn hóa trong văn học hiện đại chủ yếu đi tìm các nhân tố chi phối sự hình thành các
giá trị, các quan niệm văn học, các biểu hiện hình thức của văn bản văn học từ trong đời sống xã
hội, văn hóa.
Khi tiến hành tiếp nhận văn học từ góc độ văn hóa, người đọc sẽ tìm kiếm những biểu hiện
của văn hóa trong các cấp độ của văn bản văn học như đề tài, chủ đề, nhân vật, ngôn từ, thủ pháp
nghệ thuật, thể loại… Đề tài là một phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học, nó
thể hiện khá rõ những dấu ấn của văn hóa, chẳng hạn đề tài về phong tục tập quán dân tộc, đề tài
về cuộc sống ở nông thôn, cuộc sống ở thành thị… Trong những đề tài như vậy thể hiện những nét
văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Chủ đề là vấn đề nổi cộm trong một phạm vi đời sống, nó cũng là
yếu tố thể hiện rõ nét các mâu thuẫn, các vấn đề chủ yếu trong quá trình phát triển văn hóa dân tộc.
Chẳng hạn chủ đề về quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, cá nhân và gia đình, giữa con người và
hoàn cảnh, giữa dân tộc này với dân tộc khác… thể hiện khá rõ dấu ấn văn hóa dân tộc. Xung đột
giữa cá nhân và gia đình truyền thống trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã thể hiện rõ truyền
thống văn hóa gia đình ở Việt Nam trong thời trung đại, và sự hình thành, sự va đập với quan
niệm mới xuất hiện khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Sự xung đột giữa cá nhân và gia đình
hay sự va chạm giữa gia đình hiện đại và gia đình truyền thống là một nét nổi bật trong văn hóa
Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nhân vật trong tác phẩm văn học thể hiện rất rõ dấu ấn văn hóa khi nó
được khắc họa như một nhân cách văn hóa. Nhân vật văn học thể hiện được vấn đề đạo đức luân lí
17

Page 2

YOMEDIA

Bài viết này hướng tới giới thiệu, phân tích ưu điểm, hạn chế của ba hướng tiếp nhận văn học cơ bản có thể vận dụng trong dạy học văn, đó là hướng tiếp nhận văn học từ góc độ tác giả, tiếp nhận văn học từ góc độ văn bản và tiếp nhận văn học từ góc độ văn hóa.

28-03-2019 126 5

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề