Thành phố hồ chí minh viết tắt như thế nào năm 2024

Tôi đọc nhiều văn bản của Đảng thì thấy hình như bắt buộc phải trình bày địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tôi không biết là tôi hiểu như vậy có đúng không? Nhưng nếu đây là nội dung bắt buộc phải trình bày trong văn bản của Đảng thì việc trình bày những nội dung này được hướng dẫn như thế nào? Có văn bản nào hướng dẫn không? Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn

Ngọc Hiền (0708***)

Căn cứ quy định tại' onclick="vbclick('5CCC0', '265822');" target='_blank'> về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản là một trong những thành phần thể thức bắt buộc khi trình bày văn bản của Đảng. Theo đó, việc trình bày địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được hướng dẫn cụ thể như sau:

1.4.1. Thể thức

  1. Địa danh ban hành văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tên riêng của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tên riêng của xã, phường, thị trấn) nơi cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng đặt trụ sở.

- Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp Trung ương ghi địa danh ban hành văn bản là tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ví dụ 1: Văn bản của Ban Đối ngoại Trung ương (trụ sở tại thành phố Hà Nội)

Hà Nội,

Ví dụ 2: Văn bản của Cục Quản trị T.26 thuộc Văn phòng Trung ương Đảng (trụ sở tại thành phố Đà Nẵng)

Đà Nẵng,

- Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp tỉnh ghi địa danh ban hành văn bản là tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ví dụ 1: Văn bản của Tỉnh uỷ Quảng Trị

Quảng Trị,

Ví dụ 2: Văn bản của Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang

An Giang,

- Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp huyện ghi địa danh ban hành văn bản là tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Ví dụ 1: Văn bản của Huyện uỷ Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng)

Lâm Hà,

Ví dụ 2: Văn bản của Ban Dân vận Huyện uỷ Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên)

Tuần Giáo,

- Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng cấp cơ sở ở xã, phường, thị trấn ghi địa danh ban hành văn bản là tên xã, phường, thị trấn.

Ví dụ 1: Văn bản của Đảng uỷ xã Nhân Thắng (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)

Nhân Thắng,

Ví dụ 2: Văn bản của Chi bộ thôn Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội)

Tân Triều,

- Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng được lập ở các cơ quan công tác, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức kinh tế… ghi địa danh ban hành văn bản theo địa danh ban hành văn bản của cơ quan công tác, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức kinh tế...

- Văn bản của liên cơ quan ban hành ghi địa danh ban hành văn bản theo địa danh ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức chủ trì.

- Ghi thêm cấp hành chính trước địa danh ban hành văn bản trong các trường hợp sau đây:

+ Địa danh mang tên người, địa danh một âm tiết, địa danh theo số thứ tự.

Ví dụ 1: Địa danh hành chính mang tên người

Quận Hai Bà Trưng; Phường Lê Đại Hành...

Ví dụ 2: Địa danh hành chính một âm tiết

Thành phố Huế; Phường Bưởi...

Ví dụ 3: Địa danh hành chính theo số thứ tự

Phường 7; Quận 1...

+ Địa danh có tên riêng của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trùng với tên riêng của tỉnh; tên riêng của xã, phường, thị trấn thuộc huyện trùng với tên riêng của huyện...

Ví dụ 1: Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình

Thành phố Hoà Bình,

Ví dụ 2: Văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Thị trấn Chợ Mới,

  1. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được người có thẩm quyền ký ban hành.

1.4.2. Kỹ thuật trình bày

Ngày dưới 10 và tháng dưới 3 phải thêm số 0 ở trước và viết đầy đủ chữ ngày, tháng, năm; giữa địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản có dấu phẩy (,).

Ví dụ:

Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2018

Cấp hành chính trước địa danh ban hành văn bản có thể ghi chữ viết tắt là TP (thành phố), TX (thị xã), TT (thị trấn)...

Ví dụ:

TP. Hồ Chí Minh; Q. Lê Chân...

Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản trình bày dưới tiêu đề (ô số 4, Phụ lục 1).

Trên đây là nội dung quy định về cách trình bày địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản trong văn bản của Đảng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2018.

(LSVN) - Hơn một năm sau chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975, vào lúc 08h20’ ngày 02/7/1976, cùng với Nghị quyết thống nhất đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ I Quốc hội khóa VI cũng thông qua Nghị quyết đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.

Tên gọi thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi chính thức của thành phố từ 02/7/1976, tuy nhiên thế hệ sinh sau năm 1975 hẳn sẽ có sự ngạc nhiên thú vị khi biết thành phố Sài Gòn - Gia Định đã được gọi là thành phố Hồ Chí Minh từ trước đó rất lâu. Thậm chí, nhiều người thuộc thế hệ trước cũng nói rằng cái tên thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào đầu họ từ lúc nào mà họ không còn nhớ nữa.

Ngày 12/5/1975, Tạp chí Time, tờ Tạp chí hàng tuần uy tín của Mỹ, dành gần như toàn bộ số báo hôm đó để nói về sự kiện quan trọng nhất thế giới bấy giờ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Trang bìa tờ Tạp chí có một bức họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh với dòng title lớn: “The Victor” - “Người chiến thắng”. Bản đồ phần đất liền của đất nước Việt Nam thống nhất được in màu đỏ rực rỡ, ngôi sao vàng ở vị trí của thành phố Sài Gòn - Gia Định được chú thích: “Ho Chi Minh City” - “Thành phố Hồ Chí Minh”.

Thành phố hồ chí minh viết tắt như thế nào năm 2024

Trang bìa Tạp chí Time ngày 12/5/1975.

Thời điểm chiến thắng lịch sử 30/4/1975, bài tường thuật đầu tiên tại Dinh Độc lập của phóng viên Việt Nam Thông tấn xã Trần Mai Hạnh được đăng trên Bản tin Đấu tranh thống nhất của Việt Nam Thông tấn xã và được đọc trang trọng trong bản tin thời sự đặc biệt trưa 01/5/1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam có tựa đề “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng”.

Trong dòng chảy của sự kiện lịch sử này, ngày 01/5/1975 các tờ báo khác như Báo Nhân dân, Hà Nội Mới… cũng đã sử dụng tên gọi “Thành phố Hồ Chí Minh” trong các bài tường thuật.

Thành phố hồ chí minh viết tắt như thế nào năm 2024

Báo Nhân dân số ngày 01/5/1975.

Báo Sài Gòn Giải phóng số đầu tiên, ra ngày 05/5/1975, ghi rõ là “Tiếng nói của nhân dân Sài Gòn - Gia Định”, đã đăng thông báo về việc thành lập Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, ban hành ngày 03/5/1975, do Thượng tướng Trần Văn Trà ký, có đoạn: “Cuộc tổng tấn công và nổi dậy của quân dân miền Nam ta nhằm đập tan ngụy quyền tay sai đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Thành phố Sài Gòn, thành phố vinh dự được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã hoàn toàn giải phóng”.

Cũng trên số báo này, trong bài xã luận có nhan đề “Toàn thắng đã về ta”, có những câu: “Ôi sung sướng biết bao! Tự hào biết bao, thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng!”, “Sài Gòn biết rõ mình đã vĩnh viễn làm chủ thành phố của mình và quyết xứng đáng là: Thành phố Hồ Chí Minh”.

Như vậy, tên gọi thành phố Hồ Chí Minh đã được sử dụng thường xuyên sau ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam và trước ngày được Quốc hội thông qua. Ngược dòng lịch sử xa hơn nữa thì tên gọi của thành phố mang tên Bác Hồ đã đi vào tâm trí của người dân Việt Nam từ rất lâu trước đó.

Năm 1954, trong bài thơ “Ta đi tới”, in trong tập Việt Bắc, Nhà thơ Tố Hữu đã viết những câu thơ tuyệt hay, trong đó có đoạn:

“…

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

Ai qua Phú Thọ

Ai xuôi Trung Hà

Ai về Hưng Hoá

Ai xuống khu Ba

Ai vào khu Bốn

Ai đi Nam Bộ

Tiền Giang, Hậu Giang

Ai vô thành phố

Hồ Chí Minh

Rực rỡ tên vàng.

…”.

Bài thơ cho thấy tên gọi thành phố Hồ Chí Minh đã có từ năm 1954 hoặc trước đó. Lần giở lại các tư liệu lịch sử, tên gọi này thực sự đã xuất hiện từ sau ngày thành lập nước không lâu, như một sự biết ơn và ngưỡng vọng của nhân dân thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đối với Bác Hồ kính yêu.

Theo Nhà báo Đinh Phong, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa I (diễn ra từ ngày 02/3/1946), “Huỳnh Văn Tiểng đã thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội Sài Gòn - Chợ Lớn đề nghị Quốc hội cho phép thành phố Sài Gòn được mang tên thành phố Hồ Chí Minh”. Huỳnh Văn Tiểng là một trong 5 đại biểu, cùng với Tôn Đức Thắng, Nguyễn Văn Trấn, Hoàng Đôn Văn, Nguyễn Văn Tư, của thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.

Báo Cứu quốc, số ra ngày 27/8/1946, in trên trang 1 và tiếp theo ở trang 4, đã nêu việc đổi tên này, toàn văn như sau:

“Thành phố Sài Gòn từ nay sẽ đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, ngày 25/8/1946, nhân ngày kỷ niệm một năm chính quyền cách mạng, Phòng Nam bộ Trung ương, đường Gia Định đã có một buổi họp mặt thân thiện giữa những người Việt miền Nam.

Trong buổi họp này, bác sĩ Nghiệp nhắc lại tình hình Nam bộ trong một năm qua, những chiến công oanh liệt của các chiến sĩ đã chết và còn sống hiện đang chiến đấu, nhưng trên tất cả, bác sĩ kể đến công đức của Hồ Chủ tịch, người chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, vị đại anh hùng của dân chúng Việt Nam.

Để kết luận, sau khi kể một vài thí dụ ở những nước lớn hay lấy tên những vị anh hùng để đặt cho một thành phố lớn, bác sĩ Nghiệp đề nghị, để ghi lấy công đức của Hồ Chủ tịch, thành phố Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.

Toàn thể mọi người tán thành đề nghị của bác sĩ Nghiệp và đồng ký vào bản quyết nghị thay tên thành phố Sài Gòn gửi lên Chính phủ.

Dưới đây là bản quyết nghị:

“26 tháng tám - Dân chủ Cộng hòa năm thứ II

Bản Quyết nghị gửi Quốc hội và Chính phủ Trung ương

Toàn thể đồng bào Nam bộ đủ các đảng phái, giai cấp, họp mặt tại Hà Nội hôm nay, 25 tháng tám năm thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để kỷ niệm ngày Nam bộ khởi nghĩa.

Xin Quốc hội và Chính phủ Trung ương đổi ngay tên thành phố Sài Gòn lại làm tên thành phố Hồ Chí Minh, để tượng trưng sự chiến đấu, hi sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam bộ”.

Bản kiến nghị này có danh sách ký tên 57 người, trong đó có một số tên tuổi như bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, Luật sư Trần Công Tường, bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, bà Đỗ Đình Thiện…

Thành phố hồ chí minh viết tắt như thế nào năm 2024

Trang nhất báo Cứu quốc ngày 27/8/1946.

Trong cuốn “23 tháng 9”, xuất bản vào năm 1950, gồm 35 trang khổ nhỏ (12x17cm), không có tên tác giả, chỉ đề “Việt Nam Thông tấn phát hành, 1950”, có nội dung ôn lại quãng thời gian 5 năm kể từ ngày Nam bộ kháng chiến (23/9/1945). Ngay đoạn đầu, sách nêu: “Hôm nay, cách đây đúng năm năm, cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam bắt đầu. Bắt đầu ở Nam bộ, phần đất xinh tươi của Tổ quốc mà Cụ Chủ tịch đã gọi là “thịt của thịt chúng ta, máu của máu chúng ta”. Bắt đầu ở Sài Gòn - Chợ Lớn, đô thành lớn nhất ở Việt Nam mà đồng bào Nam bộ đã xin cải tên lại là “thành phố Hồ Chí Minh” vừa để cảm ơn người chí sĩ đã sáng lập nền dân chủ cộng hòa, vừa để tiêu biểu ý chí quật cường, lòng dạ quyết thắng của bao triệu dân theo gót của vị anh hùng dân tộc”.

Có thể khẳng định rằng ý tưởng đổi tên Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh đến từ đồng bào Nam bộ. Đề nghị này đã chưa thể thành hiện thực ngay được, mãi cho đến ngày thống nhất đất nước. Dù chưa được chính thức đặt tên là thành phố Hồ Chí Minh nhưng người dân Nam bộ cũng như người dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định vẫn gọi thành phố mình đang sống là thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.