Tê bì tay chân là bệnh gì năm 2024

Một trong những nguyên dẫn đến tê bì chân tay do ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt, học tập và làm việc lâu ngày gây nên.

Thói quen tư thế gây áp lực lên dây thần kinh hoặc làm giảm lưu lượng máu ở chi dưới là nguyên nhân phổ biến nhất gây tê chân tạm thời. Khi làm việc, giữ ở một tư thế lâu, không vận động hoặc di chuyển, khiến lưu lượng máu giảm lưu thông.

Những thói quen có thể khiến bàn chân tê bì bao gồm:

Vắt chéo chân quá lâu;

Ngồi hoặc quỳ trong thời gian dài;

Ngồi trên đôi chân;

Mặc quần, tất hoặc giày quá chật.

Chấn thương

Nguyên nhân khác dẫn đến tê bì chân tay do các chấn thương ở thân, cột sống, hông, cẳng chân, mắt cá, bàn chân gây ra, ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

Bệnh đái tháo đường

Biến chứng về thần kinh ở bệnh nhân mắc đái tháo đường không kiểm soát là một trong những nguyên nhân gây tê, ngứa ra, giảm phản xạ và cảm giác, đau ở bàn chân, đôi khi nếu nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả chân.

Các vấn đề về lưng và đau thần kinh tọa

Các vấn đề ở lưng dưới, chẳng hạn như vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống, có thể gây chèn ép các dây thần kinh đi đến chân, dẫn đến tê hoặc rối loạn cảm giác.

Đau dây thần kinh tọa là tên gọi của sự kích thích dây thần kinh tọa chạy từ lưng xuống chân. Nếu dây thần kinh này bị kích thích hoặc bị nén, bệnh nhân có thể bị tê hoặc ngứa ran ở chân hoặc bàn chân.

Bệnh động mạch ngoại vi

Bệnh động mạch ngoại biên [PAD] làm cho các động mạch máu ngoại vi ở chân, tay và dạ dày bị thu hẹp, làm giảm lượng máu đến các cơ quan mà chúng cung cấp, nuôi dưỡng. Bệnh động mạch ngoại biên ảnh hưởng nặng nề nhất đến chân.

Khối u hoặc phát triển bất thường khác

Các khối u, u nang, áp xe và các khối lành tính [không phải ung thư] có thể gây áp lực lên não, tủy sống hoặc bất kỳ phần nào của chân và bàn chân. Áp lực này có thể hạn chế lưu lượng máu đến chân và bàn chân, gây tê.

Sử dụng rượu

Các chất độc trong rượu có thể gây tổn thương dây thần kinh có liên quan đến tê bì, đặc biệt là ở bàn chân.

Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một tình trạng mãn tính hoặc kéo dài, gây ra các cơn đau, nhức và căng cơ thể lan rộng. Một số người bị đau cơ xơ hóa cũng bị tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.

Đa xơ cứng

Những người bị bệnh đa xơ cứng [MS] bị tổn thương dây thần kinh cảm giác có thể gây tê ở một vùng nhỏ của cơ thể hoặc toàn bộ chi. Mặc dù tê có liên quan đến MS thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, nếu kéo dài lâu hơn bệnh nhân có thể tàn phế.

Đột quỵ

Đột quỵ có thể gây tổn thương não và có thể giảm phản xạ của não đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể trong đó có phản xạ vận động. Đột quỵ hoặc đột quỵ nhỏ đôi khi có thể gây tê tạm thời hoặc lâu dài ở một số cơ quan trong cơ thể.

Tìm ra nguyên nhân khiến bản thân tê bì chân tay sẽ giúp chúng ta hạn chế những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Chính vì thế, những thông tin chia sẻ tại bài viết này của KingSport sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân tê bì chân tay và có cách điều trị an toàn nhất tại nhà đấy nhé!

Triệu chứng tê bì chân tay thường gặp

1. Tê bì chân tay là gì? Triệu chứng của bệnh tê bì chân tay

Tê bì chân tay là cảm giác nhức mỏi ở tay hoặc chân do các dây thần kinh bị chèn ép hoặc người bệnh gặp phải một số vấn đề khác liên quan đến hệ thần kinh. Nếu bạn gặp tình trạng này kéo dài hoặc có bất kỳ triệu chứng nào lo lắng, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra đánh giá chính xác nhất.

Cảm giác tê bì chân tay diễn ra rất cụ thể. Người bị tê tay hoặc chân sẽ cảm thấy cơn đau mỏi lan rộng ra từng vùng và sau đó biến mất khi các mạch máu không còn bị tắc nghẽn. Một số triệu chứng thường gặp khi bị tê như sau:

  • Cảm giác tê: Cảm giác như kim châm vào da hoặc có cảm giác con bọ chạy bên trong da.
  • Châm chích lòng bàn tay, bàn chân: Khi tê bì chân tay kéo dài sẽ khiến bạn có cảm giác châm chích, rau rát.
  • Giảm dần triệu chứng: Sau một thời gian ngắn tê bì, cơn đau sẽ thuyên giảm và trở lại trạng thái bình thường.
  • Cảm giác lạnh hoặc nóng: Một số người có thể cảm nhận cảm giác lạnh hoặc nóng không giải thích được trong khu vực tê bì.
  • Tăng nhạy cảm: Trong lúc bị tê bì, nhiều người cảm thấy đau khi chạm nhẹ vào vị trí ấy, cảm giác khó chịu này sẽ tăng lên khi bóp mạnh.

Tùy vào mỗi thể trạng mà triệu chứng tê bì chân tay ở từng đối tượng sẽ diễn ra khác nhau. Nhưng nhìn chung nó sẽ có những chuyển biến từ nhẹ đến mạnh như đã liệt kê trên.

Tê bì chân tay là gì? Có nguy hiểm không?

2. Tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Với trường hợp tê bì chân tay kéo dài sẽ khiến một số người hoài nghi về tình trạng sức khỏe và nhờ đến sự trợ giúp của y tế. Chính vì thế, sau đây sẽ là một số nguyên nhân tê bì chân tay điển hình nhất mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Tê bì chân tay không do bệnh

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở các đối tượng trẻ tuổi khi ngồi hoặc nằm sai tư thế, khiến dây thần kinh bị chèn ép và gây ra hiện tượng tê bì chân tay. Để cải thiện trạng thái này, bạn cần ngồi ngay ngắn hoặc nằm đúng tư thế để mạch máu được lưu thông.

Đối với các phụ nữ đang mang bầu ở tháng sắp sinh thì sẽ thường xuyên trải qua tình trạng tê bì chân do em bé phát triển lớn và chèn ép lên dây thần kinh.

2.2. Bệnh lý nghiêm trọng cần chữa trị

Không chỉ do tác động đến từ bên ngoài, tê bì chân tay còn đến từ một số bệnh lý nghiêm trọng khác như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm: Khi đĩa đệm không còn ở vị trí ban đầu và gây chèn ép lên các thành mạch sẽ khiến tình trạng tê chân và tay diễn ra nghiêm trọng, đây là nguyên nhân tê bì chân tay chính ở giới công sở.
  • Bệnh tiểu đường: Các mạch máu bên bị tổn thương do bệnh tiểu đường sẽ khiến tình trạng ứ đọng diễn ra, từ đó gây ra bệnh tê bì chân tay ở người già thường gặp.
  • Đau dây thần kinh tọa: Tương tự như thoát vị đĩa đệm, khi chúng ta vận động sai cách hoặc lười vận động sẽ khiến cho dây thần kinh tọa bị chèn ép và gây ra tê mỏi.
  • Thiếu máu não: Một số trường hợp thiếu máu não sẽ khiến cơ thể gặp phải triệu chứng tê bì khó chịu do không thể cung cấp máu lên kịp.

Ngoài ra cũng có một số bệnh lý không liên quan về mạch máu vẫn có thể gây tê chân và tay, gây ra cản trở trong sinh hoạt của nhiều người.

Xem thêm: Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Một số nguyên nhân tê bì chân tay

3. Những ai dễ mắc bệnh tê bì chân tay khi ngủ

Bệnh tê bì chân tay khi ngủ thường xảy ra ở nhiều người, nhưng một số đối tượng sau đây sẽ thường trải qua trạng thái này nhiều nhất khi đêm về.

  • Người cao tuổi: Càng lớn tuổi, sức khỏe của xương khớp sẽ ngày càng suy yếu. Chính vì thế, các dây thần kinh tại những vị trí này dễ bị chèn ép và tạo ra cảm giác đau nhức, tê bì khó chịu.
  • Rối loạn chuyển hóa: Đái tháo đường, mỡ trong máu,... dễ khiến cơ thể gặp phải tình trạng tê bì chân tay khó chịu. Khi bệnh tiến triển nặng thì trạng thái này cũng tăng cao hơn bình thường.
  • Phụ nữ sau khi sinh con: Không chỉ trong lúc mang thai, phụ nữ sau sinh thi thoảng cũng trải qua cảm giác tê bì hoặc chuột rút.

Đối tượng bị tê bì chân tay khi ngủ nhiều nhất

4. Khi nào tê bì chân tay cần phải đi khám bệnh

Khi triệu chứng này kéo dài trên 6 tuần [gần hai tháng] và tạo ra những bất tiện trong sinh hoạt thì bạn nên tìm đến bác sĩ để hỗ trợ và xác định rõ nguyên nhân tê bì chân tay.

Ngoài ra, nếu bạn thuộc các nhóm người có nguy cơ cao, như người già, phụ nữ mang thai, người có bệnh tiểu đường hoặc có lịch sử gia đình về các vấn đề về thần kinh,... việc thăm bác sĩ sớm rất quan trọng.

Để xác định bệnh tê bì chân tay và cách điều trị, bác sĩ thường sẽ cho bệnh nhân chụp x-quang, chụp CT, MRI, điện cơ đo mức độ cơ bắp trong cơ thể,...

Bạn cũng nên uống thuốc theo đúng chỉ định và kiên trì với các phương pháp đã được bác sĩ căn dặn. Trong một thời gian ngắn, triệu chứng này sẽ được cải thiện.

Xem thêm: Mách bạn cây thuốc nam chữa tê bì chân tay hiệu quả

5. Bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Tê bì chân tay không hề nguy hiểm khi chúng ta biết rõ nguyên nhân và tìm ra cách điều trị. Đặc biệt, để hạn chế tình trạng khó chịu này xảy ra bạn cần có phương pháp phòng ngừa bệnh an toàn nhất, điển hình như thực hiện lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động thường xuyên hơn.

Và một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa rất nhiều loại bệnh khác nhau. Chính vì thế, rèn luyện sức khỏe đều đặn bằng các thiết bị chuyên dụng được xem là giải pháp tối ưu mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện tại nhà hoặc các phòng tập.

Tại KingSport, bạn sẽ có thể tìm được cho bản thân một thiết bị rèn luyện sức khỏe chất lượng với đầy đủ các tính năng quan trọng, giúp người dùng có những trải nghiệm vô cùng thú vị khi sử dụng.

KingSport hỗ trợ mọi người giải quyết tê bì chân tay

Điển hình nhất chính là các mẫu máy chạy bộ [đơn năng và đa năng], xe đạp tập tại nhà, giàn tạ đa năng,... Hoặc để cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ lưu thông mạch máu, bạn có thể ngồi ghế mát xa KingSport.

Thiết kế thông minh này sẽ giúp bạn phòng ngừa các dấu hiệu chèn ép dây thần kinh thường gặp và thư giãn tinh thần, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực rất hiệu quả.

Để hiểu rõ hơn về các sản phẩm của nhà KingSport trong việc điều trị triệu chứng tê bì chân tay, bạn hãy nhanh tay liên hệ đến chúng tôi thông qua số hotline 1800 6862 nhé! Chúc bạn nhiều sức khỏe và chọn được giải pháp sức khỏe tốt nhất cho bản thân và gia đình.

Chủ Đề