Tay lái yếu xe máy

Tại Việt Nam, xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến nhất, chiếm hơn 85% tổng số phương tiện. Xe máy cũng là loại phương tiện chủ yếu gây ra tai nạn giao thông với tỷ lệ lên đến 80% vào năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu là người điều khiển xe máy không có các kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ mình trên đường. Sau đây là 6 bước giúp bạn lái xe an toàn trên đường.

1. Luôn tỉnh táo để quan sát tốt

Tỉnh táo, tập trung quan sát là yếu tố quan trọng nhất để LXAT. Khi tập trung quan sát tốt phải thể hiện ở tầm bao quát phía trước, tránh liếc qua liếc lại, nhưng cũng không nên giữ hướng nhìn cố định vào một vị trí quá 2 giây.

Chẳng hạn, tình huống đặt ra là cho xe máy rẽ trái theo một góc cua của đường 2 chiều, người lái sẽ phải tập trung quan sát cùng lúc ít nhất là 10 điểm [tính từ trái sang phải]: người đi bộ băng qua đường, xe ôtô ngược chiều, người lái xe máy cùng chiều phía trước, ôtô bên phải báo rẽ trái, súc vật nuôi hoặc trẻ em đi trên vỉa hè, đèn tín hiệu giao thông, biển báo giao thông, hình ảnh trên 2 gương trái phải…

2. Đừng cố vượt

Không nên cố vượt qua các xe khác khi bạn chưa đảm bảo các yếu tố an toàn. Theo các chuyên gia LXAT, bạn chỉ nên vượt xe khi thấy ôtô chạy ngược chiều lại còn cách xa xe mình phải vượt và phía trước của xe đi trước không có biển cấm vượt xe, tình trạng đường sá và giao thông phía trước xe định vượt đảm bảo an toàn. Với những xe số, trước khi vượt cần chuyển về số thấp để tăng độ vọt trong khi vượt, khi đã qua đầu xe cần vượt là lúc chuyển sang các số cao để tránh tình trạng gằn máy.

3. Kiểm tra xe thường xuyên

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, hàng ngày, trước khi đi xe, hãy dành một vài phút để kiểm tra xe máy của bạn có vận hành tốt và an toàn hay không. Bởi vì, những lỗi như bánh xe hết hơi, phanh xe hỏng, đèn hỏng, vân vân đều có thể gây ra những tình huống nguy hiểm cho người điều khiển xe và cho các phương tiện khác đang lưu thông trên đường.

4. Hiểu rõ về “cơ thể” và “tính cách” của xe

Mỗi loại xe máy có một cấu tạo kỹ thuật, đặc điểm vận hành với ưu, khuyết điểm riêng, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu về cấu tạo xe và thành thục những kỹ năng vận hành khác nhau. Người điều khiển phải biết kết hợp tăng ga, bóp côn và vào số nhịp nhàng. Xe phân khối lớn và xe ga thường có trọng lượng nặng hơn xe số, vì thế, cách ôm cua an toàn nhất là phải nghiêng người lợi dụng sự thăng bằng của thân xe để cua [không nên dùng tay lái như xe số vì trọng lượng xe nặng, dễ bị văng ra khỏi xe].

5. Nhìn xa và bao quát con đường phía trước

Khi điều khiển xe máy, bạn đừng chỉ phóng tầm nhìn quá gần. Bạn cần nhìn xa hơn và bao quát hết làn đường của mình để có thể phát hiện những mối nguy đang chực chờ. Lưu ý, nhìn quá xa và quá rộng có thể dẫn đến tình trạng mất tập trung.

6. Giữ tư thế ngồi thoải mái

Tư thế ngồi cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn lái xe tốt hơn. Tư thế ngồi đúng là hai tay hơi cong, lưng thẳng, đũng quần cách điểm đầu của yên xe khoảng 2,5 cm. Khi ngồi không đúng tư thế, người lái xe dễ bị mỏi mệt khi điều khiển xe đi một quãng đường dài, đồng thời khi gặp những tình huống bất ngờ, phản ứng của người lái xe sẽ bị chậm hoặc không chính xác.

7. Rèn luyện kỹ năng phanh

Phanh là một kỹ năng cơ bản nhưng cũng mang ý nghĩa sống còn khi bạn lái xe trên đường. Không biết phanh hay phanh sai cách đều dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hãy tìm một khu trống và thực hành phanh xe, hiểu được lực phanh và khả năng phanh của mỗi chiếc xe sẽ khiến bạn điều khiển dễ dàng hơn.

Khi thuần thục, bạn sẽ biết cách dừng xe an toàn khi phanh gấp trong các tình huống bất ngờ. Ngoài phanh thông thường, bạn còn có thể sử dụng phanh động cơ bằng cách về số nhỏ hơn nếu sử dụng xe số hay xe côn tay. Khi đó, động cơ xe sẽ ghì lại, tạo ra một lực hãm lên bánh sau, hỗ trợ hệ thống phanh trên xe.

8. Ôm cua và giảm tốc

Cần tuyệt đối tránh việc vừa ôm cua vừa sử dụng phanh. Việc này sẽ khiến bạn dễ dàng mất lái và trượt ngã bởi hiện tượng trượt bánh do bó cứng phanh bánh trước hoặc bánh sau. Hãy giảm tốc trước khi vào cua một đoạn, sử dụng phanh động cơ nếu được để chủ động về tốc độ. Khi vào khúc cua, tốc độ nên là dưới 40 km/h, và sau khi ôm hết đoạn cua, hãy tăng tốc.

Nếu phải sử dụng phanh, hãy phanh nhẹ nhàng, phanh đều cả bánh trước bánh sau, tuyệt đối không phanh bất ngờ. Có thể sử dụng phanh bóp nhả liên tục để giảm tốc, để bánh xe không bị bó cứng.

9. Đi đúng cấp số

Rất nhiều người đặc biệt là phụ nữ chỉ đi ở 1 cấp số, điều khiển xe số như xe ga. Hãy lên, xuống số phù hợp với tốc độ di chuyển để đảm bảo an toàn cho bạn và độ bền của xe. Nếu di chuyển ở đường núi nhiều đèo dốc, sử dụng cấp số thấp và ghi nhớ nguyên tắc “lên số nào, xuống số đó”. Bởi khi lên dốc, số thấp sẽ giúp truyền mô-men lực lớn, còn khi xuống dốc số thấp sẽ ghì xe không chạy theo quán tính, gọi là phanh động cơ.

10. Tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng lái xe

Bên cạnh 5 bước căn bản trên, bạn có thể nâng cao kỹ năng lái xe bằng cách tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng lái xe. Các lớp này thường do các hãng môtô tổ chức với các chuyên gia lái xe nước ngoài đứng lớp. Tham gia các hội nhóm và thực tập thường xuyên cũng là cách nâng cao kỹ năng lái xe.

Chủ Đề