Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm môi trường
  • 2. Khái niệm bảo vệ môi trường
  • 3. Chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường hiện nay
  • 4. Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường
  • 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Khái niệm môi trường

Môi trường: Môi trường là một khái niệm rất rộng, bao hàm tất cả các yếu tố bao quanh con người và có ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và đời sống của con người, môi trường là nơi cung cấp tài nguyên, là không gian sống của con người và các sinh vật, là nơi chứa đứng các chất thải sinh hoạt,…. Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng lớn. “Theo định nghĩa UNESSCO [1981] thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và những cái vô hình,.. trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thên nhiên và nhân tạo để thỏa mãn những nhu cầu của mình.”

Môi trường trong lĩnh vực khoa học pháp lí được hiểu như là mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Theo Điều 1 Luật bảo vệ môi trường đã định nghĩa : “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên’’

2. Khái niệm bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường: Theo Điều 1 Luật bảo vệ môi trường “Bảo vệ môi trường được quy định trong Luật này là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên”

Pháp luật: “là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện năm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo đích, định hướng của nhà nước.”

Do đó, pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách cư xử cho mọi người trong xã hội, giúp cho mọi chủ thể trong xã hội đều có thể tìm được cách cư xử phù hợp với ý chí, mong muốn của nhà nước và giúp nhà nước quản lý xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tư xã hội. Các lĩnh vực đời sống xã hội mà pháp luật điều chỉnh bao trùm rộng khăp, trong đó có môi trường.

3. Chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường hiện nay

Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đãhết hiệu lực vào ngày 31/12/2021, do đó Chính phủ đã ban hành Luật bảo vệ môi trường năm 2020 sửa đổi, bổ sung và thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 2014 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, theo đó các chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường được quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020 như sau:

“1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.

3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội.”

Như vậy, theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường bao gồm các chính sách về việc thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân; chính sách xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường, chú trọng tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường và các hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chính sách chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường; chính sách về việc đan dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; chính sách phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; chính sách hội nhập, hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và các chính sách về việc phát triển các dự án kinh tế – xã hội.

4. Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường

Pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lí nhà nước về môi trường và nhiều lĩnh vực pháp luật khác của Việt Nam. Hoạt động môi trường là hướng tới bảo vệ những lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng và xã hội. Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội,là công cụ cơ bản và quan trọng nhất để quản lí mọi mặt của đời sống xã hội, mọi hành vi, xử sự của con người đều phải tuân theo pháp luật, vấn đề bảo vệ môi trường cũng không ngoại lệ. Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lí cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, là cơ sở pháp lí cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, và là cơ sở pháp lí cho công tác bảo vệ môi trường.

Thứ nhất, Luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó sẽ được phổ biến một cách rộng rãi. Bằng quyền lực của mình,

Báo cáo chuyên đề Những nội dung cơ bản, các điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và tình hình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, yêu cầu các cá nhân tổ chức thực hiện theo đúng pháp luật. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ cho pháp luật được thi hành, trừng phạt đảm bảo cho pháp luật bảo vệ môi trường cũng như các lĩnh vực pháp luật khác được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Thứ hai, pháp luật là cơ sở pháp lí cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, lập quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương”. Pháp luật bảo vệ môi trường đã quy định sự thống nhất các cơ quan nhà nước, xây dựng hệ thống các cơ quan quản lí đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, từ trung ương tới địa phương. Tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Thứ ba, pháp luật là cơ sở pháp lí cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. “Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi trường; xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường và thông báo cho nhân dân biết; có kế hoạch phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường” [Điều 10 Luật bảo vệ môi trường 2014]. Nhà nước khuyến khích các hoạt động sử dụng và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến, thân thiện với môi trường,… Việc thanh tra giám sát được thực hiện thường xuyên, nhà nước định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Việc xử lí vi phạm được áp dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hay cố tình vi phạm các quy định nhà nước trong lĩnh vực môi trường.

Thứ tư, pháp luật là cơ sở pháp lí cho công tác bảo vệ môi trường. Theo những quy định của pháp luật, công tác bảo vệ môi trường được các cá nhân, tổ chức thực hiện một cách khoa học, có hiệu quả, có tác động to lớn đến công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kịp thời phát hiện, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi sai lệch, gây tổn hại đến môi trường. Đồng thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành các cơ quan nhà nước, mỗi tổ chức, cá nhân thực hiện theo đó để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Có thể thấy, pháp luật có vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Đặc biệt trong hoàn cảnh này, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta tuy đã đạt được nhiều thành tựu song cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, đặt ra rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ môi trường – vấn đề sống còn của nhân loại. Chính vì vậy, vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường ngày càng được đề cao.

5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp

Luật bảo vệ môi trường năm 2020 sửa đổi quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường. Tại Điều 143, Luật quy định về:Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp,theo đó:

Ủy bannhân dân cấp tỉnhcó trách nhiệm tổ chức thực hiện 08 nhóm nhiệm vụ sau: [1] Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường; [2] Tổ chức thực hiện pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; [3] Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia; [4] Tổ chức đánh giá và lập báo cáo môi trường. Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường; [5] Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; [6] Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; [7] Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh; [8] Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.

Đối vớiỦy ban nhân dân cấp huyệncó trách nhiệm thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ: [1] Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường; [2] Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; [3] Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; [4] Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường; [5] Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường; [6] Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; [7] Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện; [8] Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã; [9] Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.

Đối vớiỦy bannhân dân cấp xãcó trách nhiệm đối với 08 nhóm nhiệm vụ: [1] Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa; [2] Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; [3] Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp; [4] Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải; [5] Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn; [6] Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường; [7] Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư; [8] Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề