Tài xế tới quán lấy hàng nhưng phát hiện quán đóng cửa, tài xế nên xử lý như thế nào?

Vụ tai nạn tối 12/8 tại cây xăng trên đường Láng [Hà Nội] khiến nhiều người bàng hoàng và phẫn nộ. Lái xe Ngô Công Hán [sinh năm 1987 ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội] sau khi uống rượu bia đã mất lái và lao thẳng vào cây xăng trên đường Láng. Lúc này phía bên trong cây xăng có 4 người đi xe máy đang đổ xăng, vụ va chạm làm 8 người bị thương. Thời điểm xảy ra vụ tai nạn là ban đêm, lúc này lượng người vào cây xăng không nhiều, nếu không may xảy ra vào ban ngày hay vào giờ sớm hơn thì hậu quả chắc chắn còn nặng nề gấp nhiều.

Vụ việc này làm mọi người không khỏi rùng mình khi nhớ lại vụ tai nạn cách đó không lâu, vào đêm 2/6 khi lái xe Nguyễn Đức Thịnh [trú phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang] đã quá chén với bạn bè trong buổi tiệc chia tay rồi lái ôtô Audi trên đường Hoàng Văn Thụ hướng đi Ngô Văn Cảnh, khi tới khu vực ngã tư Hùng Vương - Hoàng Văn Thụ đã tông vào xe máy do ông Nguyễn Mạnh Hưng [sinh năm 1974, ở phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang] cầm lái chở theo vợ và con gái. Vụ tai nạn khiến 3 người trên xe máy tử vong tại chỗ. Cơ quan chức năng kiểm tra lái xe Nguyễn Đức Thịnh có nồng độ cồn trong cơ thể rất cao với 0,604 mg/l khí thở.

Hiện trường vụ tai nạn tại cây xăng trên đường Láng [Hà Nội] 

Đến tận bây giờ, chắc nhiều người vẫn còn rùng mình khi nhớ lại vụ tai nạn xảy ra cũng vào đêm khuya khi tài xế Đỗ Xuân Tuyên [49 tuổi] sau khi uống nhiều cốc bia đã lái xe ôtô 7 chỗ tông ngã chị Lê Thu Hà [công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội] đang làm việc trên đường Láng khiến chị Hà tử vong và nhiều người bị thương hay vụ lái xe tông 2 phụ nữ trong đường hầm Kim Liên…

Đây chỉ số ít trong rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong thời gian gần đây mà nguyên nhân từ việc lái xe uống rượu bia, không làm chủ được tốc độ gây ra.

Chúng ta đã có rất nhiều các quy định, thậm chí Luật Phòng, chống tác tại của rượu, bia chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định cấm triệt để việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Theo đó, bất kể người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ [ô tô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, xe mô tô] và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo...] đều không được phép uống rượu bia khi lưu thông trên đường. Tuy nhiên, số vụ tai nạn giao thông do tài xế uống rượu bia trong thời gian qua có vẻ không giảm, nhiều vụ gậy hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận.

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, 6 tháng đầu năm 2022, toàn quốc xảy ra 5.703 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.314 người. Khoảng 40% số vụ TNGT và 11% số người chết có liên quan rượu bia, con số này đang có xu hướng gia tăng. Ủy ban ATGT Quốc gia cũng cảnh báo về việc xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng do lái xe vi phạm nồng độ cồn gây ra. Còn theo một khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới, đối với các nạn nhân nhập viện vì TNGT, có tới hơn 36% số người lái xe máy và gần 67% người lái ôtô có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép.

Tài xế uống rượu bia khi gây tai nạn thường để lại hậu quả nặng nề. Trong thời gian qua có hàng ngàn, hàng vạn người là nạn nhân của những tài xế “xe điên”. Hậu quả của những vụ tai nạn này không chỉ gây đau đớn, xót xa cho gia đình nạn nhân và xã hội ở thời điểm đó mà còn rất lâu dài. Nhiều gia đình không chỉ mất đi người thân, con mất cha mẹ, bố mẹ mất con…mà còn mất đi trụ cột kinh tế trong gia đình, nhiều đứa trẻ cuộc đời trở nên dang dở chỉ sau những vụ tai nạn như vậy.

Những tài xế uống rượu bia lái xe gây tai nạn khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ vì người tham gia có thể làm chủ được cuộc sống của mình nhưng lại không thể làm chủ được tính mạng trước tài xế “xe điên” như thế.

Khi Luật Phòng, chống tác tại của rượu, bia chính thức có hiệu lực, mọi người đã rất hy vọng có thêm chế tài để xử phạt nghiêm khắc những người có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, góp phần hạn chế những vụ tai nạn đau lòng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều vụ tai nạn do tài xế uống rượu bia lại có vẻ không giảm về số lượng, đặc biệt là mức độ nghiêm trọng.

Vậy, nguyên nhân do đâu? Phải nghiêm túc nhìn nhận, chúng ta đã có đầy đủ hệ thống pháp luật để răn đe và xử phạt những người vi phạm, nhưng việc thực hiện ở nhiều nơi chưa nghiêm, chưa thường xuyên nên dẫn đến một bộ phận người tham gia giao thông nhờn luật. Ngay tại Thủ đô, hiện tượng người vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu không hiếm, thậm chí diễn ra ngay cả trước mặt CSGT.

Việc đảm bảo anh ninh trật tự, an toàn giao thông nhiều khi còn hình thức, điển hình là thỉnh thoảng có thời điểm lực lượng cảnh sát giao thông rầm rộ ra quân xử lý vi phạm. Vào những thời điểm đó, trật tự giao thông có sự thay đổi, người tham giao thông tuân thủ quy định nhưng sau khi CSGT hết chiến dịch “ra quân” thì đâu lại vào đó.

Qua đó cũng thấy rằng, ý thức của nhiều người tham gia còn khá kém, một phần do thiếu hiểu biết, thông tin về luật pháp. Phần khác là do nhiều người tham gia giao thông “nhờn” luật từ việc kiểm tra, xử lý không thường xuyên của các lực lượng chức năng cũng như khi vi phạm, họ vẫn có thể “gọi điện cho người” thân hay dùng “tiền” để xin xỏ được bỏ qua.

Đây cũng lý giải cho việc vì sao nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng do tài xế uống rượu bia lại thường xảy ra vào đêm khuya. Có lẽ đó là thời điểm ít hoặc hiếm khi có bóng CSGT ở đường nên với việc thiếu ý thức khi đã uống rượu bia vẫn lái xe, cũng là thái độ “nhờn” luật, coi thường pháp luật nên họ ngang nhiên phóng nhanh, vượt ẩu rồi gây tai nạn.

Đã đến lúc, chúng ta không thể kêu gọi sự tự giác của những người tham gia giao thông mà cần phải có những chế tài xử lý mạnh, đủ sức răn đe thì mới mong hạn chế được việc chứng kiến những cảnh đau lòng do tài xế say rượu bia như trong thời gian vừa qua.

Trước hết là từ việc nâng cao ý thức người dân không chỉ bằng tuyên truyền mà phải sử dụng công cụ luật pháp một các nghiêm khắc. Những người gây tai nạn phải xử phạt nghiêm tùy mức độ theo khung hình phạt của pháp luật, tránh tình trạng hai bên tự thỏa thuận hay có hiện tượng làm sai lệch hồ sơ. Còn đối với với những người uống rượu bia tham gia giao thông, nhà hàng bán rượu bia vi phạm tùy mức độ xử lý theo quy định của luật, thậm chí có thể đến mức độ đuổi việc, tước bằng lái vĩnh viễn, đóng cửa hàng…Theo đó, cũng cần xem lại các quy định, nếu chưa đủ sức răn đe, xử lý thì có thể thay đổi, bổ sung vì quy định cũng là do con người tạo ra và để phục vụ con người.

Đối với lực lượng CSGT và cơ quan chức năng, phải coi việc giữ gìn trật tự, xử lý giao thông là liên tục, không chỉ là các đợt “ra quân”; đồng thời xử lý mạnh tay, công bằng với tất cả các trường hợp vi phạm, tránh tình trạng “xin xỏ” hay “gọi điện cho người thân”. Cùng với đó, cũng nên đánh giá lại các thời điểm hay xảy ra tai nạn nghiêm trọng để nên phân bổ lực lượng để việc kiểm tra, kiểm soát, hạn chế sự coi thường phát luật, ngang nhiên phóng nhanh vượt ẩu khi không thấy bóng dáng SCGT.

Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm như việc thực hiện đội mũ bảo hiểm khi ra đường, chắc chắn với sự quyết tâm thực hiện thường xuyên, đồng bộ của cả lực lượng chức năng và người dân, những tài xế khi uống rượu bia sẽ không có cơ hội lái xe ra đường./.

Workflow


AhaMove hiểu được những khó khăn mà Quý Đối tác thường gặp phải trong quá trình cộng tác tại AhaMove. Vì vậy AhaMove đã tổng hợp lại một số sự cố thường gặp và hướng dẫn Đối tác cách xử lý tình huống để đảm bảo quyền lợi của Đối tác AhaMove.

1. Khách đặt sai địa chỉ

TẠI SAO NÊN HỦY ĐƠN KHI KHÁCH LÊN ĐƠN HÀNG SAI ĐỊA CHỈ:

  • Đối tác mất thời gian di chuyển xa hơn quãng đường thực tế nếu tiếp tục di chuyển
  • Người gửi/Người nhận có thể sẽ không chi trả thêm phí ship cho khoảng cách phát sinh
  • Trường hợp nếu thu thêm phí ship lại dễ gây hiểu nhầm cho người gửi/người nhận nếu không được báo thông tin

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ:

  • Luôn là 1 tình huống thường xuyên gặp phải trong quá trình làm việc, vì vậy khi nhận đơn hàng, AhaMove khuyên Đối tác nên kiểm tra địa chỉ của người nhận để tránh mất thời gian cũng như có thể kiểm tra được địa chỉ khách hàng có đúng như định vị hay không. Nếu sai đối tác có thể yêu cầu người gửi cập nhật lại thông tin đơn hàng trên ứng dụng hoặc yêu cầu người gửi hủy đơn hoặc báo lên tổng đài xin hủy đơn để lên lại đơn hàng mới chính xác thông tin
  • Trong Trường hợp nếu tới điểm giao mới biết có sai lệch, đối tác hãy báo lại cho người gửi hàng thỏa thuận thu thêm cước phí chênh lệch xem bên nào chi trả phần chênh lệch trên. Trường hợp không thể tiếp tục giao đơn hàng, hãy gọi cho người gửingười nhận thông báo về việc hoàn trả hàng, sau đó bấm thất bại và hoàn hàng cho người gửi nhé.

2. Khách nhờ mang lên tầng nhưng không chọn dịch vụ Giao hàng tận tay


Ngày 04/07/2019 tài xế Triệu V. bị đánh giá 2* :” Người nhận nhờ tài xế mang lên tầng do có con nhỏ và nhà không có người, tài xế bảo không, tỏ thái độ bên người nhận và bấm thất bại đi luôn”

Khi gặp tình huống trên, Đối tác cần:
– Giải thích cho người nhận việc giao hàng lên tầng theo quy định công ty sẽ thu phụ phí 5.000đ nếu khách hàng không chọn dịch vụ Giao hàng tận tay trong đơn.
– Nếu không thể mang lên do nhiều hàng hóa ở xe hoặc người nhận không đồng ý trả thêm phụ phí, Đối tác có thể mang hàng quay trả lại. Nhưng lưu ý trước khi mang hàng trả lại, Đối tác nên thông báo sự việc trên cho người gửi.

+ Khi nhận đơn hàng, Quý Đối tác hãy vui lòng thực hiện một cuộc gọi xác nhận địa chỉ và hỏi lại người nhận có chọn dịch vụ giao hàng tận tay không nếu thấy địa chỉ ở chung cư hoặc tòa nhà. Hành động này không mất quá nhiều thời gian mà lại giúp cho Đối tác nhận đơn hàng phù hợp với cung đường của mình, tránh các phát sinh không đáng có.

+ Tuy nhiên, trong một số trường hợp như người già, phụ nữ có thai và đang chăm con, người khuyết tật các đối tác hãy thông cảm và linh động hỗ trợ khách hàng nếu có thể, thay vì lời qua tiếng lại làm mất hình ảnh đẹp của bản thân cũng như của một người tài xế AhaMove.

3. Gợi ý/Thu thêm tiền đối với các đơn Thất Bại và cần Quay lại điểm lấy hàng

Ngày 25/07/2019 tài xế Nguyễn Thái Sơn bị đánh giá 3* : Tôi đã chọn có quay lại điểm lấy hàng nhưng tài xế vẫn đòi thêm phí quay đầu, tôi đã lịch sự giải thích nhưng tài xế không chịu hiểu và tỏ ra hậm hực.

Lời khuyên: Khi gặp tình huống trên, Đối tác cần: – Hãy gọi cho tổng đài để được hỗ trợ nếu vấn đề gặp trên Đối tác không rõ hoặc không nhớ.

– Không nên tự ý thu thêm hay gợi ý phí phát sinh ngoài số tiền hiện trên ứng dụng.

+ Khi không giao được hàng cho người nhận [Đơn hàng Thất bại], Đối tác liên hệ tới người gửi, cập nhật trạng thái Thất Bại và quay trở lại trả hàng, ấn Hoàn trả hàng để hoàn thành đơn hàng. Hãy thu tiền ship chiều đi theo đúng hiển thị của mục Tổng phí trên đơn hàng nếu Tổng phí được trả bằng tiền mặt.
+ Ở đơn hàng Thất bại, Đối tác chọn Báo cáo vấn đềchọn Lí do: Quay lại điểm xuất phát để AhaMove tiếp nhận và hỗ trợ phí trả hàng. Đối tác vui lòng KHÔNG thu thêm tiền ngoài Tổng phí.
-Trường hợp khách hàng đã chọn dịch vụ quay lại điểm lấy hàng, Tổng phí thu của khách hàng hiện trên ứng dụng đã bao gồm cả phí quay lại điểm lấy hàng.

4. Khách Dùng sai dịch vụ lên đơn siêu rẻ nhưng yêu cầu tài xế giao gấp.

Ngày 24/07/2019 tài xế Tạ Hữu H. bị đánh giá 1* : “ KH đặt siêu rẻ và yêu cầu giao gấp, tài xế tỏ thái độ “ muốn giao gấp thì hỗ trợ thêm 5-10k” ”

Lời khuyên:

Khi gặp tình huống trên, đối tác cần : – Giữ thái độ thoải mái, bình tĩnh– Giải thích cho khách hàng hiểu rõ loại dịch vụ khách đặt sai

– Khuyên khách hàng hủy đơn và đặt lại dịch vụ Siêu tốc để được phục vụ tốt hơn.

5. Khách lên đơn không ứng nhưng đến nơi yêu cầu tài xế ứng


TẠI SAO NÊN HỦY ĐƠN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY

  • Đảm bảo an toàn tránh rủi ro khi ứng tiền mà hệ thống không ghi nhận. Hầu hết khách hàng được mở ứng đều đã được xác minh và nhập tiền ứng.
  • AhaMove sẽ chỉ đền bù cho các rủi ro khi khách hàng có nhập tiền ứng theo quy định

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ

  • Khi gặp trường hợp này, đối tác không nên làm theo yêu cầu của khách hàng, hãy giải thích và hướng dẫn khách hàng lên lại đơn nhập chính xác số tiền cần ứng. Việc này giúp xác định rõ được giá trị món hàng. Thuận tiện cho việc đền bù đơn hàng nếu có rủi ro mất hàng, hư hỏng hàng cho khách hàng.
  • Việc Đối tác tự ý hỗ trợ yêu cầu khách hàng ngoài đơn hàng là một điều tốt. Nhưng nếu không may xảy ra sự việc không mong muốn, AhaMove không thể hỗ trợ đền bù nếu có rủi ro.

6. Hàng cồng kềnh, khó bảo quản

TẠI SAO NÊN HỦY ĐƠN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY

  • Hàng cồng kềnh thì dễ gây nguy hiểm hoặc va chạm trên đường vận chuyển, hàng khó bảo quản thường là thực phẩm, sẽ dễ hỏng và không sử dụng được.
  • Tỉ lệ rủi ro hỏng hàng thường dẫn tới mất thêm chi phí đền bù cho khách hàng

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ:

  • Nếu Đối tác chắc chắn mình mang đủ dụng cụ dây chằng hoặc đảm bảo được hàng hóa nguyên vẹn và không quá quy định an toàn giao thông khi vận chuyển thì vẫn có thể tiếp tục thực hiện đơn hàng
  • Nếu kích thước hàng hóa vượt quá quy định về kích thước của AhaMove, Đối tác hãy liên lạc với tổng đài để được hỗ trợ hủy đơn mà không bị tính vào lỗi tài xế nhé.

Từng đóng góp giải thích của Đối tác đã hỗ trợ cho khách hàng hiểu rõ dịch vụ cũng giúp cho khách hàng có thêm thiện cảm và tin dùng dịch vụ của AhaMove nhiều hơn
Mỗi đơn hàng thực hiện thành công, mỗi đánh giá 5 sao được nhận là một điều đáng quý. Chất lượng dịch vụ sẽ được nâng tầm nhờ những tình huống xử lý khéo léo

Tổng đài 1900 54 54 11 luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ đối tác. 

Trân trọng,

Đội ngũ AhaMove

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0313506115 cấp lần đầu ngày 26/10/2015 tại Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, cấp thay đổi lần thứ 08 ngày 28/05/2019.
  • Văn bản xác nhận thông báo hoạt động Bưu chính số 2418/XN-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lần đầu ngày 11/04/2017, cấp điều chỉnh lần thứ 1 ngày 24/7/2019.

Video liên quan

Chủ Đề