Nhiệt độ bao nhiêu là bình thường

Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta không bằng nhau ở các điểm trong ngày và thường cao hơn vào buổi chiều. Thân nhiệt có thể tăng do tiếp xúc với nắng nóng, tập thể dục, sau chích ngừa hoặc khóc nhiều. Vậy thân nhiệt độ tăng đến bao nhiêu thì thể hiện người bị sốt.

Nhiệt độ chuẩn cơ thể là bao nhiêu ?

Cơ thể con người với khả năng điều hòa thân nhiệt và thích nghi với môi trường sống. Tuy nhiên vào hoạt động của từng cá nhân hoặc thời gian khác nhau trong ngày mà nhiệt độ cơ thể có sự thay đổi. Người trẻ tuổi thường có thân nhiệt cao hơn so với người cao tuổi.

Nhiệt độ trung tâm hay nhiệt độ phần lõi của cơ thể con người nằm trong khoảng từ 36,5°C đến 37,1°C và nhiệt độ trung bình khoảng 36,8°C.

Nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ các phần sâu trong cơ thể như não, gan, và các nội tạng,….

Bao nhiêu độ là biểu hiện của sốt ?

Nhiều người vẫn nghĩ nhiệt độ bình thường là 37°C. Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể cũng duy trì được ở nhiệt độ 37°C. Đó là lý do vì sao bạn kiểm tra nhiệt độ chỉ dưới 37 °C và có khi sốt nóng nhưng nhiệt độ cao hơn 37°C chút xíu.

Chúng ta thường điều hòa nhiệt độ trung tâm cơ thể trong khoảng 36,5 đến 37,1 °C. Nhiệt độ trung bình khoảng 36,8°C.

Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm:

  • Sốt nhẹ: nhiệt độ dao động trong khoảng 37 – 38°C
  • Sốt mức độ trung bình: thân nhiệt tầm 39°C
  • Sốt cao: nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40°C

Khi thấy cơ thể nóng bừng, người uể oải, khó chịu thì bạn thấy được sự thay đổi rõ rệt của nhiệt độ cơ thể, hay chính đó là dấu hiệu của người bị sốt. Nhiệt độ báo sốt khi đo ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, cụ thể:

  • Nhiệt độ trong miệng lớn hơn 37,5°C.
  • Nhiệt độ trong tai lớn hơn 38,1°C.
  • Nhiệt độ trong hậu môn lớn hơn 37,6°C
  • Nhiệt độ trung tâm 37,8°C.

Nguyên nhân và biểu hiện của các cơn sốt

Nguyên nhân dẫn đến sốt

Nếu một người bị sốt có thể do họ đang nhiễm một loại virus hoặc vi khuẩn nào đó. Khi cơ thể phát hiện ra hiện tượng lạ, hệ miễn dịch sẽ tự phóng ra các tín hiệu để huy động bạch cầu chiến đấu chống lại tác nhân này. Từ đó làm thay đổi thân nhiệt cơ thể, gây ra cơn sốt. Thực ra, sốt là một biểu hiện tốt chống lại những phản ứng với tác nhân gây hại.

Một số bệnh sốt nhẹ khéo dài không rõ nguyên nhân vì đây có thể dấu hiệu của các bệnh lý như viêm khớp, ung thư, rối loạn miễn dịch,.. Sốt ở nhiệt độ cao trên 40°C thường là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng sốt rét, trùng huyết, viêm màng não.

Ngoài ra, còn một số tác dụng khác như: phản ứng lại với một số thuốc, sốc nhiệt, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, ngộ độc thực phẩm, rối loạn hormone, mọc răng ở trẻ nhỏ, viêm họng, thủy đậu.

>>> Cách hạ sốt thân nhiệt an toàn, hiệu quả.

Một số biểu hiện của sốt

Khi thân nhiệt của cơ thể sốt trên 37 °C thì cơ thể có những biểu hiện nhận thấy sau:

  • Rét run, gai lạnh, dù bất kể thời tiết như thế nào
  • Cảm giác mệt mỏi sẽ xuất hiện khi bạn sốt
  • Khát nước, họng luôn có cảm giác khô, liên tục có nhu cầu muốn uống nước
  • Da đỏ, nóng, ẩm
  • Rối loạn ý thức như mất định hướng, mê sảng
  • Đôi khi có thể xuất hiện co giật
  • Cơ thể đổ mồ hôi nhiều, cảm thấy chán ăn

Nếu cơ thể có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể điều trị phù hợp

Bạn nên đến bác sĩ những trường hợp sau:

  • Sốt trên 40°C và không thể hạ sốt bằng thuốc
  • Cơn sốt kéo dài hơn 48 hoặc 72 giờ đồng hồ
  • Đang mắc phải các tình trạng bệnh nguy hiểm như vấn đề về tim, tiểu đường hoặc xơ nang
  • Phát ban hoặc vết bầm tím
  • Các triệu chứng khác như đau họng, đau đầu hoặc ho.

Một số điều cần làm khi cơ thể bị sốt

Khi cơ thể sốt vượt mức nhiệt độ trung bình chúng ta cần bình tĩnh để xử lý một cách đúng, tránh tâm lý hoảng loạn, mất bình tĩnh.

Cho người sốt nằm nghỉ tại nơi thông thoáng, không có gió lùa. Cơ thể không mặc quá nhiều quần áo hay đắp nhiều chăn. Nên để cơ thể được thoải mái và thoáng nhất có thể.

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế hồng ngoại. Cứ 3 đến 4 tiếng nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể một lần.

Sử dụng chườm mát để hạ sốt: Có thể lau người hoặc tắm bằng nước ấp. Dùng khăn sạch, mềm nhúng nước vắt khô rồi lau lên khắp thân.

>>>Mua túi chườm tại Đà Nẵng.

Cho uống thật nhiều nước. Bù nước và điện giải cho bệnh nhân để làm cơ thể khỏe hơn. Sử dụng có loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, uống các loại nước hoa quả như cam, chanh để gia tăng sức đề kháng.

Có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt:

  • Với dạng sốt do nhiễm khuẩn thì nên sử dụng kháng sinh
  • Đối với virus như cảm lạnh người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng viêm không chứ steroid như paracetamol hoặc naproxen để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Thiết bị y tế Vinabook

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng

0905644128

30 Tháng 08, 2021

Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch và sức khỏe của cơ thể có vấn đề. Dược sĩ Omi Pharma sẽ giải đáp nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn và nhiệt độ ở nách trẻ bao nhiêu là sốt, đồng thời gợi ý các biện pháp hạ sốt nhanh cho trẻ em và người lớn hiệu quả. 

1. Nhiệt độ cơ thể bình thường là bao nhiêu?

Liệu rằng 37 độ có phải là nhiệt độ chuẩn của cơ thể khi ở trạng thái bình thường hay không? Bạn có biết nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh là bao nhiêu chưa? Các nghiên cứu chỉ ra rằng một cơ thể khỏe mạnh bình thường sẽ duy trì nhiệt độ ở mức cân bằng, dao động từ 36 - 37.5 độ. Vì thế bạn đừng quá lo lắng khi đo thân nhiệt mà kết quả không phải là 37 độ C nhé. 

Nhiệt độ thường là bao nhiêu độ?

Nhiệt độ cơ thể bình thường là bao nhiêu độ còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Vị trí đo: Nếu đo nhiệt độ ở trực tràng trong điều kiện thường thì nhiệt độ rơi vào khoảng 36.3 - 37.1 độ C. Nếu đo ở miệng thì nhiệt độ thấp hơn khoảng 0.2 - 0.6 độ C. Nếu đo ở nách thì nhiệt độ sẽ thấp hơn đo ở trực tràng 0.5 - 1 độ C. 
  • Tuổi tác: cứ 10 năm một lần, nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi và có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Nguyên nhân là vì khi về già, cơ thể vận động kém hơn nên giảm nhu cầu chuyển hóa và hấp thu, dẫn tới thân nhiệt người cao tuổi thường thấp hơn người trẻ. Trong khi đó, ở trẻ nhỏ trung khu điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên cơ thể của bé có thân nhiệt cao hơn so với người lớn. 
  • Đang trong kỳ kinh hoặc có thai: các chị em trong khoảng thời gian rụng trứng hoặc những ngày cuối thai kỳ cơ thể thường tăng từ 0.3 - 0.8 độ C so với bình thường.
  • Nhịp sinh học: thân nhiệt có sự thay đổi ngay trong ngày theo hướng tăng nhẹ vào sáng sớm, đạt tối đa vào buổi chiều và giảm dần khi về đêm. Nhiệt độ cơ thể chênh lệch giữa các buổi trong ngày từ 0.5 - 1 độ C. 

► Gợi ý tìm hiểu chi tiết:

2. Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn?

Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng lên khi hệ thống miễn dịch sản sinh ra lượng lớn các tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng. Chính sự gia tăng các tế bào bạch cầu này khiến cho não nóng lên và tạo ra một cơn sốt. Khi này cơ thể sẽ tự làm mát bằng cách tăng lưu lượng máu chuyển tới da và dẫn tới co cơ. Vậy nhiệt độ ở trán bao nhiêu là sốt ở người lớn? Đo nhiệt độ ở nách bao nhiêu là sốt?

Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn?

Người lớn bị sốt khi nhiệt độ cơ thể tăng lên 38 độ C và đây là tình trạng sốt nhẹ. Người lớn sốt 38.5 độ có nguy hiểm không? Về cơ bản là không nếu như cơn sốt diễn ra trong thời gian ngắn và cơ thể nhanh chóng hạ nhiệt sau khi được uống thuốc. Trường hợp sốt cao từ 39 độ C trở lên và kéo dài dai dẳng thì người bệnh cần phải đi khám để kịp thời điều trị. 

Sốt kéo dài và tái phát nhiều lần là tín hiệu cảnh báo sức khỏe diễn biến xấu. Người lớn bị sốt thường có các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, đổ mồ hôi, mệt mỏi, mất ăn mất ngủ. Sốt quá cao còn dẫn tới tình trạng co giật, phát ban, mề đay, ảo giác, khó thở, ngất xỉu, sưng tấy vùng trên cơ thể, nôn mửa, mất nước, chóng mặt,...

3. Nhiệt độ bao nhiêu là sốt COVID?

Sốt là một trong những triệu chứng khi cơ thể nhiễm virus SARs-CoV-2. Cách để nhận biết người bị sốt thông thường với người bị sốt do mắc COVID là người bị nhiễm COVID sốt từ 38 độ trở lên, ho khan, thở gấp, khó thở, mất vị giác, toàn thân đau nhức, cảm giác người mệt mỏi rã rời, mất sức. Bạn cần phân biệt triệu chứng sốt do nhiễm COVID với sốt do bệnh lý khác để có hướng điều trị. 

Dấu hiệu bị sốt do COVID

Trường hợp nghi sốt do nhiễm COVID, bạn nên chủ động liên hệ với cán bộ y tế địa phương để được hỗ trợ và cách ly. Chú ý không đi ra ngoài, ở trong nhà và đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh. Thường xuyên sát khuẩn cho cơ thể bằng cách súc miệng, nhỏ mũi với nước muối; sát khuẩn vật dụng và đồ dùng trong nhà bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn. 

► Gợi ý - Tìm hiểu chi tiết:

4. Nhiệt độ ở nách trẻ bao nhiêu là sốt?

Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị sốt khi nhiễm khuẩn hoặc virus. Khi đo thân nhiệt cho trẻ, vị trí đo cho kết quả chính xác nhất là hậu môn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng có thể đo nhiệt độ cơ thể của con tại các vị trí thông thường như trán, lỗ tai, nách, miệng. Cha mẹ nên dùng nhiệt kế điện tử để đo thân nhiệt bé sẽ an toàn hơn so với dùng nhiệt kế thủy ngân.

Nhiệt độ sốt ở trẻ em 

Đo nhiệt độ cơ thể khi bé bị sốt ở nách không phải là cách tốt nhất nhưng lại tiện lợi và quen thuộc nhất. Với trẻ nhỏ, nếu nhiệt độ ba mẹ đo được ở nách là 37.2 độ C thì nhiệt độ thực tế của cơ thể sẽ cao hơn. Nhiệt độ ở trẻ bao nhiêu là sốt còn phụ thuộc vào độ tuổi và vị trí đo. Nhưng thông thường nếu đo ở nách mà nhiệt độ cơ thể lên tới 38 độ C hoặc cao hơn thì cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay. 

Trong trường hợp bé sốt nhẹ, cha mẹ hãy cho bé dùng miếng dán hạ sốt và uống nước bù điện giải để giảm sốt nhanh. Trường hợp bé sốt cao cần phải tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời. 

Trên đây dược sĩ Omi đã giải đáp nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn và trẻ nhỏ. Nếu bạn cần tư vấn về các sản phẩm hay các loại thuốc cần sử dụng khi sốt thì hãy liên hệ với dược sĩ Omi ngay nhé.

Video liên quan

Chủ Đề