Tại sao viêm nhiễm phụ khoa chữa mãi không khỏi

Nguyên nhân khiến chị em bị viêm nhiễm phụ khoa tái đi tái lại

Do vệ sinh vùng kín không đúng cách

Vệ sinh vùn kín hàng ngày không đúng cách là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm phụ khoa. Nguyên nhân khiến âm đạo, âm hộ và nhiều cơ quan khác bị viêm nhiễm khi không vệ sinh vùng kín đúng cách là do vị trí bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới rất gần với hậu môn, cơ quan bài tiết phân và nước tiểu.

Hơn thế âm đạo, âm hộ có cấu trúc mở khiến vi khuẩn, nấm men, tạp khuẩn và nhiều tác nhân gây hại khác dễ dàng xâm nhập vào bộ phận sinh dục và gây viêm nhiễm. Ngoài ra tác nhân gây bệnh cũng có thể xâm nhập vào bộ phận sinh dục nếu mặc quần lót bẩn, quần lót quá chật.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách khiến tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào âm đạo

Không tuân thủ liệu trình điều trị

Nhiều phụ nữ sau điều trị viêm âm đạo rất hay tái phát là do không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không khám và xét nghiệm lại khi dùng hết thuốc. Một số chị em chỉ dùng thuốc đến khi hết triệu chứng mà không uống hết liều.

  • Phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục ở phụ nữ có thai & cho con bú
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung – tưởng bệnh xoàng mà vô cùng nguy hiểm!
  • Nấm âm đạo: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị
  • Những điều cần biết về chửa trứng
  • Nguyên nhân và cách điều trị vô sinh nữ

Những triệu chứng bệnh mất đi nhưng không có nghĩa đã diệt tận gốc mầm bệnh vi khuẩn, virut. Nấm, vi khuẩn, virut có còn tồn tại trong môi trường âm đạo hay không thì cần phải thực hiện xét nghiệm mới có thể khẳng định được.

Nếu nấm, vi khuẩn không được điều trị tận gốc thì chỉ ít lâu sau nó sẽ lại bùng phát trở lại khiến cho bệnh càng trở nên khó chữa, vì khi đó vi khuẩn đã nhờn thuốc nên tác dụng của thuốc giảm xuống rất nhiều. Đặc biệt, một số trường hợp còn tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.

Do không điều trị cho chồng

Nhiều chị em trong quá trình điều trị viêm phụ khoa không kiêng quan hệ tình dục khiến nấm men và vi khuẩn gây bệnh bám trên bao quy đầu của chồng. Khi đã chữa khỏi nhưng sau đó tiếp tục quan hệ khiến các mầm bệnh từ chồng xâm nhập trở lại cho vợ, bởi nam giới thường không có biểu hiện khi mang trên mình các loại vi khuẩn, virut gây bệnh ở cơ quan sinh dục.

Để tránh trường hợp tái phát từ chồng thì chị em nên sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như yêu cầu chồng sử dụng bao cao su trước khi quan hệ. Đây là biện pháp có thể ngăn ngừa lây bệnh qua đường tình dục và hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Trong thời gian điều trị viêm nhiễm phụ khoa nên tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ, điều trị cả vợ cả chồng nếu có chỉ định.

Không điều trị cả hai vợ chồng trong viêm phụ khoa khiến bệnh dễ tái phát

Tại sao nhiễm nấm âm đạo mãi không khỏi?

Bác Sĩ Sơn
10:34 +07 Thứ năm, 07/01/2021
Chia sẻ
  • Chia sẻ ngay
  • Chia sẻ lên bảng tin
  • Chia sẻ lên trang bạn bè
  • Chia sẻ vào nhóm
  • Sao chép liên kết
Nhiễm nấm âm đạo nhẹ thường khỏi sau vài ngày đièu trị nhưng nếu nặng thì có thể kéo dài lên đến 2 tuần.

Mục lục

Nhiễm nấm âm đạo là gì?

Phương pháp điều trị

Nguyên nhân khác

Khi nào cần đi khám?

Tại sao nhiễm nấm âm đạo mãi không khỏi?

Nội dung chính của bài viết

  • Nhiễm nấm âm đạo là vấn đề phụ khoa rất phổ biến và hoàn toàn có thể điều trị khỏi được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh rất lâu khỏi hoặc có thể tái phát sau điều trị.

  • Triệu chứng thường gặp của nhiễm nấm âm đạo là: ngứa, đau, sưng đỏ âm đạo và âm hộ; nóng rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục; khí hư có màu trắng, đặc, lợn cợn.

  • Triệu chứng của một số bệnh như nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm hộ, bệnh lậu.. có thể gây nhầm lẫn với nhiễm nấm âm đạo.

  • Nếu bạn đã dùng thuốc nhưng các triệu chứng không hết hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong một năm thì cần đi khám bác sĩ để xác định đó là nhiễm nấm âm đạo hay một vấn đề khác.

Giao lưu trực tuyến: nhiễm nấm âm đạo

Mặc dù thực tế có đến 75% phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm ít nhất một lần trong đời và có đến gần 50% bị tái phát nhiều lần trong 1 năm nhưng hầu hết chị em đều e dè trong việc chia sẻ và thậm chí còn không muốn trao đổi thông tin về bệnh, vì họ nghĩ nguyên nhân là do chính mình “không sạch sẽ”. Biểu hiện của viêm âm đạo do nấm như vùng kín ngứa nhiều. Khí hư ra nhiều hơn bình thường, màu bột trắng hoặc giống như vảy trắng bám trên quần lót, có thể có mùi hôi, cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục. Với phụ nữ mang thai, nấm dễ tái phát hơn. Trong một số trường hợp, viêm âm đạo khi mang thai không có bất cứ biểu hiện nào khiến thai phụ không thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Trong chương trình giao lưu trực tuyến lúc 14 giờ chiều thứ Tư 31/7/2019, BS CKII NGUYỄN BÁ MỸ NHI, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ sẽ chia sẽ với bạn đọc các kiến thức liên quan đến bệnh lý phụ khoa nêu trên, như:

- Nhiễm nấm âm đạo là gì?

- Nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo

- Các triệu chứng thường găp

- Phương pháp điều trị

- Khả năng tái phát của bệnh và các biện pháp phòng tránh.

- …

Quý bạn đọc, đặc biệt là chị em phụ nữ quan tâm đến những vấn đề sức khỏe sinh sản, mời tham gia buổi giao lưu với những câu hỏi gửi qua website Bệnh viện Từ Dũ –www.tudu.com.vn.

Các câu hỏi đã trả lời

Hơn 2 tháng trước em phát hiện môi bé của mình bị sần sùi, huyết trắng, không hôi hay ngứa gì cả. Em có đến khám ở BVTD. sau khi thăm khám, tầm soát UTCTC, SA thì kết quả là em chỉ bị nấm cadida. BS cho em toa thuốc gồm thuốc uống, đặt, rửa và thoa và hẹn tái khám sau 3 tháng. Sau đợt điều trị thì huyết trắng đã giảm đáng kể, em vẫn duy trì việc rửa bằng betadin xanh và thoa Canesten theo hướng dẫn. BS cho em hỏi là bây giờ em thay thế bằng dd rửa khác được không? [vì hiện tại em đã sd hết chai betadin r].

Bich - 22 tuổi

Trả lời:

Chào em

Toa thuốc điều trị như em mô tà là rất đầy đủ và hiện nay em cũng đã không còn triệu chứng khó chịu. Nếu vậy em có thể không cần sử dụng thuốc rửa betadin xanhvà kem thoa Canestenkéo dài nữa.

Em cần tái khám để các BS phụ khoa đánh giá hiệu quả điều trị và xem xét có cần bổ sung điều trị gì thêm hay không?

Thân mến

BS. CK2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Ban giám đốc

Nhiễm nấm khi thai đã lớn 33-34 tuần thì có gây ảnh hưởng thai kỳ và bé kkhông bác sĩ?

Vành Khuyên - 32 tuổi

Trả lời:

Chào em

Thai kỳ thường gây tiết dịch âm đạo và làm giảm miễn dịch cơ thể mẹ do vậy thai phụ hay bị nhiễm nấm âm đạo. Ở tuổi thai 33 - 34 tuần nhiễm nấm âm đạo nếu không được điều trị và đặc biệt khi có kèm với nhiễm khuẩn liên cầu trùng tan huyết nhóm B [GBS] có thể sẽ gây vỡ ối non, nhiễm trùng ối, sanh non. Do đó, nếu có triệu chứng khó chịu nghi ngờ có nhiễm nấm thì thai phụ nên khám phụ khoa để được điều trị và chuẩn bị sạch đường âm đạo trước khi sanh.

Thân mến

BS. CK2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Ban giám đốc

Kính thưa BS BS cho em hỏi, trước khi em mang thai em đã từng bị viêm âm đạo đã có khám và điều trị được 1 tuần thì viêm nấm đã khỏi. Đến khi em mang thai thì viêm âm đạo bị tái lại ở những ở tháng cuối thai kỳ[bị ra huyết trắng nhiều và ngứa]. Em có khám thai định kỳ ở BV Hùng Vương và có nói với BS về vấn đề mình bị viêm âm đạo và đã có kiểm tra thì BS có cho em đặt thuốc ở âm đạo trong 1 tuần thì sau 1 tuần có dấu hiệu giảm nhiều nhưng khoảng vài tuần thì cũng bị tái lại[ lần này thì huyết trắng ra ít hơn và cũng không bị ngứa nhiều] và em cũng xin thêm thuốc đặt ở âm đạo để điều trị thêm 1 tuần nữa.Nếu em đặt thuốc ở âm đạo như thế này trong thời gian mang thai thì có ảnh hưởng đến thai nhi nhiều không ạ và nếu như dấu hiệu bị viêm âm đạo vẫn không khỏi thì sau khi sinh và cho em bé bú sữa mẹ em vẫn điều trị tiếp được không ạ. Kính mong BS giảm đáp giúp em Em xin chân thành cảm ơn.

Nguyễn Thị Cẩm Giang - 29t tuổi

Trả lời:

Chào em

Thai kỳ vốn dĩ làm tăng tiết dịch âm đạo đồng thời giảm miễn dịch cơ thể mẹ vì vậy các phụ nữ có thai rất dễ bị nhiễm nấm âm đạo tái đi tái lại. Khi có triệu chứng tiết dịch lợn cợn, trắng đục, từng mảng, ngứa rát, sưng đau thì các chị em nên khám phụ khoa để được kê toa điều trị nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ. Đồng thời, thay quần lót có chất liệu thấm hút nước dễ, thay nhiều lần trong ngày [có thể 4 - 5 lần/ ngày], không lạm dụng thuốc rửa để việc điều trị đạt kết quả tối ưu. Việc đặt thuốc chống nấm trong âm đạo giúp làm sạch âm đạo chuẩn bị trước khi sinh không gây ảnh hưởng cho thai. 6 tuần sau sanh sản phụ nên được khám phụ khoa để kiểm tra lại đường sinh dục, bà mẹ cho con bú vẫn đặt thuốc chống nấm trong âm đạo được.

Thân mến

BS. CK2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Ban giám đốc

Em bị viêm âm đạo đặt thuốc nhìu lần nhưng không hết hẳn khí hư đục đặt nhất là sau khi sạch kinh 1 tuần xét ngiệm dịch thì kq là trục khuẩn gram dương ++ bs cho thuốc đặt nhưng đặt mãi cũng không khỏi, khí hư đóng lên âm đạo màu trắng đặt nhìu, có phải viêm âm đạo sẽ bị gai sinh dục không, nước chảy cảm giát nóng rát vậy em điều trị ntn nhờ bs tư vấn giúp em

Ngọc vân - 28 tuổi

Trả lời:

Chào em

Em có thể nói rõ viêm âm đạo do nguyên nhân gì? Đặt thuốc nhiều lần là thuốc gì và thời gian bao lâu? Và có được các BS phụ khoa khám, kê toa hay không?

Trực khuẩn gram dương ++ có thể là lợi khuẩn Lactobacilli là nhóm vi khuẩn có lợi trong âm đạo. Em có thể đi khám phụ khoa để các BS đánh giá rõ tổn thương nếu có là gì?

Giữ khô vùng kín, không lạm dụng thuốc rửa nhiều lần mỗi ngày hoặc thụt rửa âm đạo, không đặt thuốc tùy tiện không có chỉ định của BS phụ khoa là các yếu tố góp phần gây khó khăn trong việc điều trị triệt để .

Thân mến

BS. CK2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Ban giám đốc

Chào bác sĩ, Em độc thân, chưa quan hệ bao giờ. Từng mổ bóc tách u nang buồng trứng. Em vệ sinh vùng kín rất kỹ sau khi đi vệ sinh, nhưng dạo gần đây em hay bị ngứa, đi khám thì là viêm âm đạo do nấm. Em có uống thuốc theo toa nhưng tình trạng hay tái diễn, và ngứa nhiều vào những ngày hành kinh. Điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe không ạ? Em nên làm gì để hạn chế bị viêm ạ? Em cám ơn bác sĩ

Trúc Phương - 28 tuổi

Trả lời:

Chào em

Em có thể nói rõ vệ sinh vùng kín rất kỹ là em đã thực hiện các biện pháp gì? Thuốc em uống là thuốc gì và trong thời gian bao lâu?

Khi hành kinh môi trường pH âm đạo bị ẩm ướt, có máu, có những vật lạ cọ xát [băng vệ sinh] ....cho nên người phụ nữ thường có cảm giác khó chịu vủng kín vào những ngày hành kinh. Vì vậy, cần cố gắng giữ khô thoáng vùng kín bằng cách không để băng vệ sinh quá lâu [mỗi 4 - 6 giờ nên thay băng vệ sinh, lựa các loại băng vệ sinh mỏng mềm không gây kích ứng da và mặc quần không bó chật. Hành kinh là 1 tình trạng sinh lý với các khó chịu mà hầu như tất cả phụ nữ cảm nhận với từng mức độ khác nhau; trong những ngày có kinh nhiều. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ nếu chúng ta hiểu và tôn trọng những hướng dẫn trên.

Thân mến

BS. CK2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Ban giám đốc

Em bi nấm lên BV Từ Dũ hai lần vẫn không hết bs

Trúc Nguyên - 27 tuổi

Trả lời:

Chào em

Em có thể nói rõ thêm 2 lần chẩn đoán đó là gì? Các thuốc đã sử dụng là loại thuốc gì? Điều trị trong thời gian bao lâu? Đường uống hay đường đặt âm đạo? Và đã tái khám sau mỗi lần điều trị chưa?

Thân mến

BS. CK2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Ban giám đốc

Bác sỹ hướng dẫn giúp em, để bệnh có thế hết hoàn toàn được không ạ?

Chi - 27 tuổi

Trả lời:

Chào em

Nhiễm nấm âm đạo có thể điều trị khỏi hoàn toàn với điều kiện:

- Cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh [người bệnh có tiểu đường không? Có sử dụng kháng sinh liều cao kéo dài không? Có giữ khô sạch vùng kính không? Có thục rửa âm đạo không? Có tự ý đặt thuốc âm đạo không theo chỉ định của BS không? ...]

- Cần xác định bệnh sinh chính của viêm nhiễm phụ khoa là gì? [loạn khuẩn? Nấm? Nhiễm trùng roi?]

- Đã được điều trị theo đúng phác đồ nhiễm nấm âm đạo tái phát chưa, thời gian điều trị là bao lâu?

- Môi trường âm đạo có được duy trì ổn định theo pH sinh lý hay không.

- Cần tư vấn ý kiến BS phụ khoa về việc điều trị cho chồng, hoặc người phối ngẫu.

Em nên trở lại BS phụ khoa để được hiểu rõ thêm và được điều trị đúng.

Thân mến

BS. CK2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Ban giám đốc

Em giữ gìn vệ sinh rất kỹ, thường xuyên rửa âm đạo bằng thuốc rửa phụ khoa. Nhưng em vẫn hay bị ra dịch loãng, hơi hôi. Có phải là em đã dùng nước rửa không đúng?

Mỹ Loan - 29 tuổi

Trả lời:

Chào em

Thuốc rửa vệ sinh phụ nữ hiện nay có rất nhiều sản phẩm khác nhau trên thị trường, và các thuốc này sẽ được BS phụ khoa chỉ định sử dụng loại thuốc rửa nào tùy từng trường hợp. Hiện tại em đang sử dụng thuốc rửa 2 lần/ngày vì lý do gì và có được BS phụ khoa chỉ định hay không? Thuốc rửa phụ khoa có thể hỗ trợ 1 số các điều trị viêm nhiễm phụ khoa nhưng đồng thời cũng có thể gây chết các lợi khuẩn cần phải có trong âm đạo nhất là khi có thụt rửa âm đạo các dung dịch nước rửa, khiến cho các vi khuẩn sinh bệnh có cơ hội bộc phát gây bệnh. Em cần phải được tư vấn lại các BS phụ khoa.

BS. CK2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Ban giám đốc

Em nghe nói đến 1 loại thuốc uống được bán trên mạng để hạn chế nhiễm nấm tái phát [thuốc có chứa các loại men vi sinh]. Em băn khoăn có nên sử dụng thuốc này hay không? Mong BS tư vấn giúp em.

Mỹ Hạnh - 36 tuổi

Trả lời:

Chào em

Môi trường PH âm đạo bị xáo trộn sẽ dễ dẫn đến loạn khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm trùng roi. Bình thường PH âm đạo từ 3.8 - 4.5 và các thuốc hiện nay giúp duy trì ổn định PH âm đạo sinh lý thường là các dạng viên đặt âm đạo hoặc dạng gel, các dạng thuốc này có chứa lợi khuẩn Lactobacilli chứ chưa thấy có dạng viên uống. Dạng viên uống được dùng để điều trị các rối loạn tiêu hóa do thiếu lợi khuẩnLactobacilli. Em có thể tư vấn thêm với các BS phụ khoa.

BS. CK2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Ban giám đốc

Chào BS em hay bị tái phát nấm âm đạo em đã đi BV Từ Dũ nhiều lần nhưng vẫn bị lại. BS có thể tư vấn cho em được không ạ?

Dung - 27 tuổi

Trả lời:

Chào em, nấm âm đạo có liên quan đến 1 số yếu tố sau

- Em có sử dụng kháng sinh kéo dài không?

- Có sử dụng corticoid?

- Có sử dụng nước rửa nhiều loại và thục rửa âm đạo không? Thục rửa âm đạo để làm vệ sinh hay không?

Nếu có những yếu tố này em cần phải tư vấn của bác sĩ để nghe tư vấn và loại bỏ yếu tố nguy cơ này. Và được hướng dẫn điều trị theo phác đồ điều trị nhiễm nấm âm đạo tái phát [điều trị kéo dài nhiều tuần]

BS. CK2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Ban giám đốc

Xem thêm

Viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng – tại sao?

Nguyễn Bá CôngTin tức

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Vì nhiều lý do, khác quan cũng như chủ quan mà nhiều khi bệnh đã được điều trị một hay nhiều lần nhưng vẫn tái đi tái lại. Theo 1 số tài liệu, có tới khoảng 50% số chị em đã điều trị rồi mà bệnh vẫn trở lại. Đây chính là một cảnh báo về nguy cơ sức khoẻ của chị em phụ nữ.

Những bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp, đó là:


Viêm âm hộ, âm đạo cấp và mãn tính,

Viêm lộ tuyến cổ tử cung,

Viêm tử cung và viêm phần phụ cấp và mãn tính [bao gồm viêm vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng,…],

Viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính.

Các dấu hiệu phổ biến khi bị viêm nhiễm phụ khoa, đó là huyết trắng ra nhiều, ra suốt cả kỳ kinh [cả tháng]; huyết trắng mùi hôi, có màu và tính chất bất thường [như dạng bột trắng như bã đậu, dạng trắng đục và đặc như mủ, màu vàng xanh,….]; vùng kín đau, ngứa, rát nhất là khi quan hệ tình dục, ra máu bất thường. Nặng hơn, có thể gậy đau lưng, đau tức vùng bụng dưới, tiểu buốt, tiểu giắt, tiểu ra máu,…


Vì sao viêm nhiễm phụ khoa thường dai dẳng, kéo dài?

Có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan tới khách quan dẫn tới tình trạng các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc chuyển sang viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng,mãn tính, kéo dài hoặc thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần. Nhiều chị em, dù đã được khám và điều trị nhiều lần bởi các bác sĩ chuyên khoa và đơn thuốc đắt tiền, dù đã vệ sinh rất sạch sẽ,… mà vẫn không thoát khỏi căn bệnh khó chịu này. Có thể kể tới hai nguyên nhân cơ bản sau đây:

Nguyên nhân thứ nhất: Do cấu tạo mở của hệ sinh dục nữ, nên vùng kín rất dễ bị tác động, tấn công và gây bệnh. Bởi vậy, chỉ cần sơ ý trong vệ sinh, sinh hoạt hoặc cách bảo vệ không đúng, vùng kín sẽ bị tác động dẫn tới viêm nhiễm.

Sơ ý thường gặp nhất gây viêm nhiễm phụ khoa chính là yếu tố vệ sinh kém dẫn đến vi khuẩn tấn công làm nhiễm trùng âm hộ – âm đạo, nhưng bên cạnh đó vệ sinh quá kỹ cũng là một nguyên nhân! Rất nhiều chị em, sau khi điều trị viêm nhiễm xong, bệnh lại quay về nhanh chóng chỉ vì các nguyên nhân chủ quan, họ đã hiểu sai là chỉ cần đặt thuốc, uống thuốc là đủ rồi, không cần giữ gìn gì thêm nữa.

Rất nhiều trường hợp, dù người vợ đã tuân thủ rất đúng các nguyên tắc vệ sinh vùng kín, mà không biết, thủ phạm khiến bệnh viêm nhiễm phụ khoa không thể khỏi được là do người chồng. Hoặc người chồng không vệ sinh sạch sẽ hoặc họ đang nhiễm một tác nhân gây viêm nhiễm nào đó.

Biểu hiện bệnh viêm nhiễm bởi các tác nhân thường gây viêm nhiễm phụ khoa rất ít được biểu lộ rõ ở nam giới, như là ở nữ. Các tác nhân [vi khuẩn, virus] này ẩn nấp trong cơ quan sinh dục của chồng và khi quan hệ tình dục với vợ, quý ông đã “hồn nhiên” truyền bệnh cho vợ mà không hay biết.

Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục [nấm candida, chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục] hoặc các bệnh xã hội như lậu, giang mai và Herpes sinh dục cũng là những tác nhân gây bệnh phổ biến cùng với sự tác động từ người chồng khiến viêm nhiễm phụ khoa trở nên dai dẳng, kéo dài.

Nguyên nhân thứ hai: Do cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ, được tạo bởi hệ vi sinh đường sinh dục và PH âm đạo. Môi trường âm đạo bình thường bao gồm các loại vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí thường trú, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili. Các vi khuẩn này tồn tại trong một mối quan hệ cộng sinh giữa vật chủ là môi trường âm đạo và bản thân chúng là các ký sinh vật, phụ thuộc vào môi trường này. Lactobacillus hay còn gọi là Doderlein là vi khuẩn Gram dương kỵ khí không bắt buộc. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi khuẩn này tạo môi trường acid cho âm đạo. Đồng thời chủng này còn tạo ra H2O2 là một tác nhân diệt vi khuẩn và làm tăng độ acid của âm đạo. Tạo nên PH âm đạo cân bằng trong khoảng 4-5. Đây là môi trường tốt nhất để bảo vệ âm đạo khỏi bị viêm nhiễm và chính là cơ chế tự bảo vệ của hệ sinh dục nữ.

Việc mất cân bằng PH âm đạo và suy giảm lợi khuẩn, có thể do việc sử dụng thuốc đặt phụ khoa, dùng kháng sinh kéo dài, sử dụng nước vệ sinh hoặc cách vệ sinh vùng kín không đúng cách,… khi tiêu diệt vi khuẩn có hại thì tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng pH âm đạo. Một số yếu tố tác động khác cũng ảnh hưởng tới PH âm đạo như mất cân bằng nội tiết tố nữ, Stress,…

Khi PH âm đạo mất cân bằng, sẽ là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh xâm nhập dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa trở nên mãn tính, cứ dai dẳng kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần không dứt.

Giải pháp giúp chấm dứt viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng, kéo dài

Để trị dứt điểm căn bệnh này, đòi hỏi chị em phải tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn dưới đây:

Khám và điều trị tình trạng viêm nhiễm hiện tại theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Việc này nhằm đảm bảo diệt hết được các tác nhân gây viêm. Chị em không nên tự mua kháng sinh về đặt theo mách bảo hoặc theo đơn thuốc lần trước, việc này có thể khiến chị em bị kháng thuốc mà bệnh lại càng dễ tái đi tái lại.

Video liên quan

Chủ Đề