Tại sao thép tăng giá

Theo Bloomberg, nhu cầu thép tăng mạnh khi các nền kinh tế trên toàn thế giới vực dậy từ cuộc khủng hoảng Covid-19. Trong khi đó, những công ty khai thác lớn nhất thế giới bị cản trở bởi một số vấn đề hoạt động và nguồn cung quặng bị thắt chặt.

Chính quyền Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp nhằm thắt chặt kiểm soát công suất sản xuất thép, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung. Nhà phân tích Daniel Briesemann của Commerzbank AG nhận định triển vọng dài hạn đối với giá kim loại là "quá tốt" và giá sẽ tăng cao hơn nữa trong vài năm tới.

"Những xu hướng khử cacbon ở nhiều quốc gia - bao gồm chuyển sang xe điện, mở rộng năng lượng gió và năng lượng mặt trời - có khả năng tạo ra thêm nhu cầu đối với kim loại", ông nhận định.

Giá tăng kỷ lục

Hôm 10/5, giá quặng sắt [thành phần quan trọng để sản xuất thép] kỳ hạn của Trung Quốc tăng 10% lên mức cao kỷ lục 226 USD/tấn, trong khi giá thép vọt lên 6% chạm ngưỡng giới hạn giao dịch. Tuần trước, giá quặng sắt lần đầu tiên vượt mức 200 USD/tấn.

Nguyên nhân là các động thái hạn chế công suất sản xuất của Bắc Kinh làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung và thúc đẩy hoạt động mua đầu cơ. Trung Quốc là nước tiêu thụ nguyên liệu thô lớn nhất thế giới.

Chính quyền đất nước 1,4 tỷ dân đã công bố một loạt biện pháp nhằm thắt chặt kiểm soát công suất sản xuất thép. Đó là một phần của nỗ lực hạn chế ô nhiễm ở các khu vực trọng điểm, giảm thiểu "những khoản đầu tư mù quáng và các công trình xây dựng không phù hợp".

Theo Bloomberg, điều đáng nói là bất chấp một loạt biện pháp hạn chế sản xuất nhằm giảm lượng khí thải carbon và kiềm chế nguồn cung, các nhà sản xuất thép ở Trung Quốc vẫn duy trì mức sản lượng 1 tỷ tấn/năm.

Do đó, những biện pháp hạn chế của Bắc Kinh đã thúc đẩy giá thép và lợi nhuận tại các nhà máy, cho phép họ thích ứng tốt hơn với chi phí quặng sắt tăng cao.

Giới chuyên gia nhận định động lực chính khiến giá thép và các nguyên liệu sản xuất thép tăng vọt là hoạt động đầu cơ. Bởi trên thực tế, khi giá leo dốc, một số nhà máy đã ngừng mua nguyên liệu, trì hoãn sản xuất và giao hàng.

Tuy nhiên, các nhà giao dịch vẫn mua bán hàng hóa trên thị trường giao ngay. "Giá quặng sắt và thép tăng chủ yếu do những giao dịch đầu cơ", nhà phân tích Wu Shiping của Tianfeng Futures nhận định.

Giá quặng sắt với hàm lượng sắt 62% giao ngay tại Trung Quốc hiện ở mức 212 USD/tấn. Trên sàn giao dịch Singapore, giá quặng sắt giao tháng 6/2021 tăng 10,3% lên 226,25 USD/tấn.

"Các nhà giao dịch mua bán phái sinh quặng sắt chẳng khác gì tiền mã hóa. Chúng không dựa trên những nguyên tắc cơ bản, mà là đầu cơ thuần túy", Giám đốc điều hành Navigate Commodities Atilla Widnell nhận định.

Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác trên sàn Đại Liên cũng tăng mạnh. Giá than luyện cốc tăng 7% lên 2.043 NDT/tấn [317,83 USD/tấn], than cốc tăng giá 5,5% tới 2.987 NDT/tấn [464 USD/tấn].

Giá thép trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng cao, phản ánh mức tăng trên thị trường giao ngay. Cả hai loại thép cây xây dựng và thép cuộn cán nóng đều đạt mức giới hạn trên lần lượt là 6.012 CNY [935,3 USD] và 6.335 CNY [985,55 USD].

Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép không gỉ giao tháng 6 tăng 3,3% lên 15.390 NDT/tấn [2394,26 USD/tấn].

"Cơn bão" tăng giá trên toàn cầu

Trên thực tế, giá thép leo dốc không đi ngược với xu hướng tăng chung của hàng hóa trên toàn cầu. Theo Financial Times, nhu cầu mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc, sự bùng nổ chi tiêu của các chính phủ cho hàng loạt kế hoạch phục hồi hậu đại dịch và ván cược vào nền kinh tế "xanh" đã nâng giá nhiều nguyên liệu thô quan trọng.

Giá palladium [nguyên liệu được các hãng xe sử dụng nhằm hạn chế khí thải độc hại] và gỗ xẻ đều đạt đỉnh. Giá quặng sắt giao ngay [thành phần quan trọng để sản xuất thép] và giá đồng cũng đạt kỷ lục mới khi nhu cầu tăng vọt.

“Tôi không rõ liệu chuyện này đã từng xảy ra trước đây hay chưa. Nhưng giờ chúng ta đang mắc kẹt trong một 'siêu bão kinh hoàng'”, ông Ulf Larsson, CEO của SCA, một công ty gỗ và bột giấy Thụy Điển, bình luận.

Đà phục hồi kinh tế thần tốc ở châu Âu, Trung Quốc và những tín hiệu tích cực của nền kinh tế Mỹ đã thúc đẩy nhu cầu tăng vọt. Giới phân tích nhận định nguồn cung hạn hẹp và sự gián đoạn chuỗi cung ứng vì dịch Covid-19 cũng "đổ thêm dầu vào lửa".

Theo ông Saad Rahim, nhà kinh tế trưởng tại Trafigura, các gói chi tiêu mạnh tay của Washington có thể thúc đẩy nhu cầu hàng hóa của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

"Ngoài kế hoạch đã được thông qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden còn đề xuất thêm hai kế hoạch kích thích bổ sung. Chỉ cần triển khai một kế hoạch trong số đó, giá sẽ tiếp tục tăng. Đây mới chỉ là khởi đầu", ông Rahim nói thêm.

Theo Bloomberg, trong bối cảnh ngày càng có nhiều dấu hiệu của lạm phát - được thúc đẩy bởi giá nguyên liệu thô tăng cao - các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ những động thái tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED]. Câu hỏi đặt ra là FED sẽ cắt giảm các gói hỗ trợ khẩn cấp vào thời điểm nào.

Giới quan sát nhận định đà tăng giá có thể chững lại khi FED phát đi tín hiệu dừng các gói hỗ trợ. Một số nhà phân tích - bao gồm ông Briesemann tại Commerzbank - cho rằng giá kim loại sẽ sụt giảm do động lực tăng giá đang tách rời khỏi những yếu tố cơ bản.

Một số nhà máy đang dừng mua nguyên liệu thô khi giá tăng vọt. Do đó, đà tăng được thúc đẩy bởi hoạt động đầu cơ sẽ không bền vững. Ngoài ra, theo các chuyên gia của Bloomberg, Trung Quốc có thể đưa ra những chính sách mới làm giảm nhu cầu đối với quặng sắt và đồng.

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên vừa thông báo tăng giá thép xây dựng. Theo đó, giá mỗi tấn thép cuộn CB240 áp dụng từ 12/2 là 17,3 triệu đồng nếu thanh toán ngay và gần 17,4 triệu đồng nếu thanh toán chậm, có bảo lãnh.

Giá thép chưa gồm VAT các loại cũng tăng lên 17,3-17,6 triệu đồng một tấn, tùy loại và tuỳ thuộc thanh toán nhanh hay chậm. Nhìn chung, giá mới tăng 250.000-350.000 đồng một tấn so với cuối tháng 1 và tuần đầu tháng 2.

Tương tự, Công ty Thép Hoà Phát Hưng Yên, Thép Việt Đức hay Thép Vinausteel... cũng điều chỉnh giá bán thép cuộn xây dựng từ giữa tháng 2.

Báo giá ngày 17/2 của một số đại lý cho thấy, giá thép Hoà Phát loại D10 phổ biến ở mức 17,15 triệu đồng một tấn; loại thép cuộn D12 cũng tăng lên 16,75 triệu đồng. Mức giá mới tăng 600.000-800.000 đồng mỗi tấn so với cách đây hai tuần.

Thép thanh vằn của Công ty Gang thép Thái Nguyên, tháng 2/2022. Ảnh: Tisco

Giá hiện tại cách mức đỉnh 18,3 triệu đồng một tấn hồi tháng 5 năm ngoái khoảng 700.000-800.000 đồng một tấn. Nhưng theo các đại lý kinh doanh, giá thép khả năng còn tăng nữa. "Chúng tôi dự báo tới đây có ít nhất 2-3 đợt tăng giá nữa, với tổng mức tăng khoảng 1 triệu đồng một tấn", anh Ngọc, chủ một đại lý thép tại Cự Khê [Hà Đông] cho hay.

Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng [MBKE] trong báo cáo mới đây đánh giá, tăng trưởng ngành thép trong nước có thể ở 15-20% năm nay. Triển vọng này đến từ các "trụ đỡ" ở gói đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 150.000 tỷ đồng, cộng với mức 530.000 tỷ đang có, sẽ giúp chi tiêu công tăng 38%. Ngoài ra, những điều chỉnh trong luật xây dựng, đầu tư và nhà ở... sẽ tháo gỡ nút thắt đang ngăn cản sự phát triển của ngành bất động sản, nhà ở.

Còn về giá, MBKE cho rằng, giá thép sẽ giằng co giữa cung - cầu và giá nguyên vật liệu đầu vào từ thị trường thế giới.

Giá thép bán ra trong nước tăng ảnh hưởng từ thị trường thế giới, nhất là Trung Quốc. Cách đây 2 ngày, giá thép tại quốc gia xuất, nhập khẩu lớn nhất này tăng gần 6%, lên sát 756 USD mỗi tấn, cao nhất 5 tháng qua.

Thực tế, giá nguyên liệu [quặng sắt, phôi thép, than cốc...] trên thị trường thế giới tăng. Các loại nguyên liệu này chiếm khoảng 70-80% giá thành thép sản xuất trong nước. Cùng đó, loạt công trình dân dụng khởi động lại sau thời gian tạm hoãn vì dịch, nhất là ở khu vực phía Nam... khiến khu cầu mặt hàng này tăng vọt.

Hiện giá phôi thép giao ngay tại thị trường Đông Nam Á tăng 5-7 USD một tấn so với cuối tháng 1, ở mức 662-671 USD một tấn. Còn thép cuộn cán nóng HRC cũng tăng mạnh tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải [Trung Quốc], đắt thêm khoảng 2% so với cuối tháng 1, khoảng 505-507 USD một tấn.

Giá than cốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng cao kỷ lục do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu dự trữ tăng mạnh của các quốc gia trong bối cảnh mở cửa, phục hồi kinh tế. Giá than cốc đã tăng lên gần 410 USD một tấn, giá FOB tại Australia, đắt thêm gần 40 USD, còn tại Trung Quốc, giá nguyên liệu này cũng tăng khoảng 27 USD, lên 403 USD một tấn.

Sau đợt tăng mạnh, giá quặng sắt loại hàm lượng 62% nhập khẩu vào Trung Quốc giảm 10% về xấp xỉ 135 USD một tấn trong ngày 15/2 sau những tuyên bố bình ổn giá của Chính phủ nước này. Tuy vậy, giá quặng sắt đã tăng 60% từ tháng 11 năm ngoái bất chấp những nỗ lực bình ổn thị trường. Vì thế, các chiến lược gia hàng hoá cho rằng, giá quặng sắt kỳ hạn tương lai tiếp tục chịu áp lực.

Anh Minh

Ngày 15/3, Công ty cổ phần Sản xuất thép Việt Đức báo với khách hàng sẽ tăng thêm 600.000 đồng một tấn thép, giá này chưa gồm thuế giá trị gia tăng [VAT]. Tương tự, Công ty TNHH Thép Hoà Phát Hưng Yên, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên... cũng tăng giá bán mỗi tấn thép thêm 600.000 đồng.

Giống các lần tăng giá trước, lý do được các bên đưa ra là giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng.

Như vậy, đây là lần tăng giá thứ hai trong một tuần qua, với mức tăng thêm phổ biến 1,2-1,4 triệu đồng mỗi tấn, đưa giá thép tại một số doanh nghiệp vượt 19 triệu đồng.

Chẳng hạn, một tấn thép cuộn CB240 của thép Thái Nguyên có giá mới 19,53 triệu đồng, thép thanh vằn CB300 D10 [đường kính 10mm] là 19,68 triệu. Các mức giá này chưa gồm thuế VAT và phụ thuộc vào giao hàng thanh toán ngay hay chậm.

Còn giá thép Hoà Phát tại miền Bắc là 18,93 triệu đồng một tấn loại thép cuộn CB240; thép thanh vằn CB300 là 19,03 triệu đồng một tấn. Còn tại miền Trung và miền Nam, hai sản phẩm này cũng có mức giá lần lượt là 18,98 triệu đồng và 19,08 triệu đồng một tấn.

Quảng cáo

Thép Hoà Phát tăng thêm 600.000 đồng một tấn từ ngày 15/3. Ảnh: Hoà Phát

Việc giá loại nguyên liệu này tăng khiến các doanh nghiệp xây dựng lo lắng. Một tuần nhận hai lần báo giá thép tăng 1,2 triệu đồng một tấn, anh Trung, Giám đốc một công ty xây dựng tại Hà Nội đang phải tính toán lại dự toán các công trình đang triển khai vì giá thép.

Theo anh, mỗi dự án xây dựng dân dụng, chi phí thép thường chiếm 10-30% tổng giá trị dự án, và khoảng 40-50% nếu là công trình xây dựng cầu đường, cao tốc. Do đó, việc giá thép leo thang sẽ tác động rất mạnh tới các nhà thầu.

Quảng cáo

"Hiện các nhà thầu cạnh tranh quyết liệt bằng giá chào thầu, nên hiệu quả kỳ vọng thường rất thấp, chỉ đủ chi phí để duy trì sản xuất, lấy dòng tiền nuôi bộ máy. Mỗi đợt tăng giá thép như vậy, nhà thầu không thi công thì bị phạt tiến độ, không được thanh toán phần khối lượng đã hoàn thành, mà thi công thì lỗ, càng khó khăn thêm", anh chia sẻ.

Ngoài thép, hiện loạt nguyên vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, bê tông... cũng tăng giá chóng mặt. Từ đầu năm đến nay, mỗi m3 bê tông cũng tăng giá gấp đôi.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, giá thép xây dựng tăng 10%, giá thành xây dựng các công trình tăng 1%. Vì thế, việc giá loại vật liệu này tăng, ngoài ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng, cũng là nguy cơ làm chậm tiến độ triển khai các dự án đầu tư công quy mô lớn trong gói chương trình phục hồi kinh tế.

Nga là thị trường xuất khẩu lớn các mặt hàng như dầu, khí, thép... Báo cáo ngành thép của Công ty chứng khoán Vietcombank dự báo, giá thành sản xuất thép tăng và giá thép neo ở mức cao khi xung đột Nga - Ukraine đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng mặt hàng này.

Đà tăng theo các dự báo, sẽ chưa dừng lại khi nhu cầu sử dụng thép mạnh và giá nhập khẩu nguyên liệu [than, phôi thép, quặng sắt...] vẫn giữ ở mức cao, gần như quay lại đỉnh cũ năm 2021. Việc này khiến giá thành sản xuất tăng mạnh trở lại.

Hiện, nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, nên giá thép tại Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào giá thế giới.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành thép, giá trong nước sẽ khó hạ nhiệt trong ngắn hạn và có thể duy trì mức cao, thậm chí vượt 20 triệu đồng một tấn cho tới khi những bất ổn về nguồn cung, chuỗi cung ứng trên thế giới ổn định trở lại.

Trong lúc này, các nhà thầu xây dựng đành "bấm bụng" tính toán lại dự toán, chi phí, "lấy chỗ nọ, đắp chỗ kia" và tìm cách thương lượng lại với chủ đầu tư để tìm điểm cân bằng, tránh lỗ sâu hơn.

Video liên quan

Chủ Đề