Nhaà thuốc gác là gì

[KHPT] LTS: Bây giờ chuyện đi ra nhà thuốc mua thuốc “tây” uống khi “đổ bệnh” là chuyện bình thường với mọi người. Nhưng nếu đặt câu hỏi từ khi nào người Sài Gòn bắt đầu biết dùng thuốc “tây”, và những ngày đầu của một thời xa xưa người Sài Gòn đã “làm quen” với thuốc “tây” như thế nào. Ngược dòng thời gian tìm hiểu lại vấn đề này quả là một điều thú vị...

     Năm 1963 đánh dấu là năm bắt đầu phát triển kỹ nghệ dược phẩm tại Sài Gòn, sau khi hàng loạt các viện bào chế được thành lập và trang bị máy móc sản xuất thuốc [nhằm cung cấp thuốc bên cạnh các dược phẩm được nhập từ nước ngoài, chủ yếu từ Pháp]. Song song với sản xuất thuốc trong nước là mạng lưới các nhà thuốc tây được mở rộng và hoàn thiện việc phân phối dược phẩm gọi là thuốc tây. Như vậy, nói dùng thuốc tây khi xưa là nói đến việc sử dụng các thuốc bán ở nhà thuốc tây [còn gọi pharmacie] bắt đầu từ năm 1960 trở đi…

Nhà thuốc tây khi xưa

Năm 1963, toàn bộ miền Nam Việt Nam có 505 nhà thuốc tây hoạt động [DS Hồ Thị Tường Vân, Hội thảo Giáo dục Dược khoa 1972]. Nhà thuốc tây là nơi người dược sĩ hành nghề sau 5 năm miệt mài học tại dược khoa Đại học đường Sài Gòn [tên gọi trường dược lúc ấy, từ năm học 1962-1963 học đại học dược 5 năm còn trước đó học chỉ có 4 năm]. Muốn điều hành nhà thuốc tây, người dược sĩ sau khi tốt nghiệp đại học dược phải gia nhập dược sĩ đoàn Quốc gia Việt Nam [là tổ chức nghề nghiệp- xã hội của người dược sĩ trước đây] để có giấy chứng nhận là đoàn viên nộp chung với nhiều giấy tờ khác hoàn thành thủ tục pháp lý mở nhà thuốc tây.

Trong thập niên 1960-1970 có 2 loại nhà thuốc tây: nhà thuốc tây thường và nhà thuốc tây gác. Nhà thuốc tây thường hoạt động trong giờ làm việc hành chánh từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Còn nhà thuốc gác hoạt động trong gian còn lại, từ 5 giờ chiều đến 7 giờ sáng hôm sau. Có tên là nhà thuốc gác vì xuất phát từ chữ tiếng pháp “pharmacie de garde” [nhà thuốc trực bán suốt đêm]. Việc cho phép mở nhà thuốc gác thật là nhất cử lưỡng tiện. Một nhà thuốc khó lòng hoạt động 24/24 phục vụ cho việc cung cấp thuốc đòi hỏi có khi bất kể ngày đêm. Thời đó, có khá nhiều dược sĩ làm việc cho chính quyền, đặc biệt đã bị trưng tập vào quân đội chế độ cũ làm lính, không thể mở nhà thuốc tây hoạt động “trong giờ” thì có thể xin phép mở nhà thuốc hoạt động “ngoài giờ”, đó chính là nhà thuốc gác.

Việc dùng thuốc tây ngày trước

Đứng bán và tư vấn cho người dùng thuốc, người dược sĩ vận dụng kiến thức chuyên môn đã học và tích lũy được từ 5 năm học tại trường dược. Thời đó không có điều kiện như hiện nay [làm gì có mạng Internet để tìm kiếm thông tin y dược “thông qua” ông bác sĩ kiêm dược sĩ Google] để được đào tạo liên tục và cập nhật kiến thức, người dược sĩ thường chỉ dựa vào vào cuốn “Cẩm nang của người dược sĩ dược phòng” do Dược sĩ đoàn Quốc gia Việt Nam ấn hành để tham khảo khi cần kiến thức nào đó về thuốc. Sách in với nội dung tương đối đầy đủ về cách sử dụng các nhóm thuốc và nhất là có tên tất cả các loại thuốc đang lưu hành ở miền nam lúc đó.

Ngoài bán các thuốc được bào chế sẵn được nhập từ nước ngoài hoặc sản xuất từ các viện bào chế dược phẩm trong nước, có nhiều nhà thuốc tây đảm nhận việc phân phối thuốc gọi là “bào chế theo toa”. Tức là, có nhiều bác sĩ không kê toa thuốc các loại thuốc bào chế sẵn [thường gọi là dược phẩm đặc chế] mà ghi trên toa công thức gồm nhiều thứ thuốc là nguyên liệu [gọi là đơn thuốc pha chế] và yêu cầu dược sĩ pha chế tại dược phòng thành thuốc thành phẩm để cung cấp cho người bệnh. Vì vậy, những dược phòng có bào chế thuốc theo toa phải trữ sẵn các nguyên liệu bào chế thuốc, như phải có sirop de framboise [si rô phúc bồn tử] dùng làm tá dược để bào chế thuốc dạng si rô cho trẻ con…

Thuốc bào chế theo toa có ưu điểm là bác sĩ có thể thêm bớt thành phần của thuốc, gia giảm liều lượng của thuốc để phù hợp với bệnh nhân. Chuyên khoa thường dùng thuốc bào chế theo toa là da liễu và vị bác sĩ rất nổi tiếng thời đó là GS. Thạc sĩ Nguyễn văn Út, ông không chỉ nổi tiếng vì chữa bệnh mát tay mà còn được biết đến vì có những bài thuốc bào chế theo toa trị bệnh da liễu rất độc đáo. Còn nhớ một số đơn thuốc pha chế như thuốc bột trị đau dạ dày [gồm Magnesium oxyd, Natri hydrocarbonat, Bismuth nitrat, Than thảo mộc, Cao belladone], thuốc rượu bổ Quinquina [Cồn quế, Cao canh-ki-na, Si rô vỏ cam, Cồn 900, Nước cất]…

Một số nhà thuốc tây không chỉ bào chế thuốc theo toa bác sĩ mà còn bào chế một vài đơn thuốc pha chế nào đó thuộc loại thông dụng như thuốc trị khó tiêu, dư acid dạ dày chẳng hạn, lấy tên nhà dược phòng đặt tên cho các thuốc đó và giới thiệu  các thuốc ấy cho người dùng. Nhờ tiếp thị tốt, thế là nhiều người biết đến dược phòng thông qua dùng các thứ thuốc đó và nhớ mãi để mua khi cần dùng. Thậm chí có viện bào chế trong nước nhờ sản suất thuốc theo đơn thuốc pha chế là Rượu bổ Quinquina mà nổi tiếng.

Cuộc đời của những viên thuốc

Thuốc cũng có cuộc đời như con người. Khi mới ra đời, chúng được chào đón hết sức huy hoàng, rồi sau đó lưu hành thăng trầm với giá trị sử dụng lên xuống, khi được ưa chuộng khi bị ruồng bỏ và rồi kết thúc, vĩnh viễn biến mất khỏi thị trường dược phẩm. Hiện nay, có nhiều dược phẩm rất nổi tiếng khi xưa không còn nữa. Có thể kể: Optalidon, Tifomycine, Tetramycin, Ganidan, Campolon… Những người cao tuổi biết chúng [như thế hệ của tôi] bây giờ nhớ lại với chút hoài niệm và thấm thía với sự tiến bộ của dược phẩm tiến triển mãi không dứt làm đào thải những thuốc nổi tiếng.

Optalidon với tên đầy đủ là Optalidon à la noramidipyrine. Có tên như vậy vì hoạt chất chính trong thuốc này là noramidipyrine [còn có tên metamizol] là thuốc giảm đau cực kỳ tốt. Trong Optalidon còn có thuốc butalbital là loại thuốc ngủ nhóm barbiturate. Nhờ kết hợp noramidopyrine với butalbital mà Optalidon trị đau nhức, đặc biệt là nhức đầu và nhức nửa đầu rất tốt.

Tai hại là butalbital là thuốc ngủ gây nghiện nhưng khi ấy, Optalidon là thuốc bán tự do mua sao cũng được. Thế là có biết bao người nghiện thuốc Optalidon, phải dùng liên tục, nếu không dùng thì nhức đầu không sao chịu nổi. Thấy việc dùng thuốc gây nguy hại như thế nên một thời gian sau, nhà sản xuất Optalidon thay đổi công thức, không kết hợp noramidopyrine với butalbital nữa mà thay thuốc ngủ gây nghiện này bằng caffeine.

Thấy Optalidon bán chạy quá nên nhiều viện bào chế khác đua nhau sản xuất dược phẩm chứa noramidopyrine có tên cũng nổi tiếng như Novalgine, Baralgin… Thậm chí sau năm 1975, thuốc được nhập từ các nước xã hội chủ nghĩa như Hungary, Bulgary có số lượng rất lớn là Analgin là thuốc chứa hoạt chất noramidopyrine. Nay thì các thuốc như Optalidon, Novalgine, Baralgin, Analgin biến mất hoàn toàn vì người ta phát hiện noramidopyrine là chất có nguy cơ gây hại rất lớn. Nó có thể gây tai biến về máu, nặng nhất là làm mất bạch cầu hạt gây tử vong.

Các kháng sinh khi xưa cũng bị lạm dụng và dùng bừa bãi gây hại không ít. Nghe theo lời đồn đại, bà con chúng ta khi bị cảm sơ sơ là chạy ra nhà thuốc mua mấy viên “Ti phô” hoặc “Tê ra” uống để cho hết cảm. “Ti phô” chính là Tifomycine là tên đặc chế của cloramphenicol, còn “Tê ra” là Tetramycine chính là oxytetracyclin. Bà con dùng như thế rõ ràng là rất nguy hại. Nay thì không ai dùng hai thứ kháng sinh cổ điển đó một cách đại trà như ngày xưa nữa vì người ta có các kháng sinh khác tốt hơn nhiều.

Khi xưa, các thuốc như Ganidan, Campolon cũng một thời nổi tiếng được bà con chuộng sử dụng. Ganidan là tên đặc chế của sulfaguanidnine, một sulfamid giúp trị tiêu chảy. Còn Campolon chính là thuốc chứa trích tinh gan bò dùng uống và cả tiêm để bổ dưỡng mà nhiều người rất mê.

Ôi, thời gian thật khắc nghiệt, nay thì Guanidan, Campolon đã tuyệt tích. Bởi vì, cả nhóm thuốc sulfamid, trong đó có Ganidan, là rất nhiều mà tôi khi còn là sinh viên dược khoa khổ sở học nó nay thì không ai còn dùng đến chúng nữa.

Còn thuốc là trích tinh gan, nói chung là thuốc lấy từ lục phủ ngũ tạng súc vật gọi là tạng phủ trị liệu, hiện nay thế giới không dùng nữa vì nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh bò điên chẳng hạn… 

Một số loại thuốc rất “hot” khi xưa, nay đã qua thời “oanh liệt”  

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

gác tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ gác trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ gác trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ gác nghĩa là gì.

- d. Tầng nhà ở trên tầng sát đất: Gác ba của khách sạn. Gác tía lầu son. Nhà ở sang trọng của các gia đình phong kiến thời xưa.- đg. Trông nom canh giữ: Gác kho hàng. Thường trực ban đêm ở một cơ quan: Gác ở bệnh viện.- đg. Bỏ đi, quên đi, xếp lại: Gác chuyện cũ lại; Nhiều bài báo phải gác lại. Đặt ghé lên chỗ cao: Gác chân lên bàn. Thu dẹp lại: Gác mái chèo; Gác bút nghiên theo việc đao cung [Chp].
  • Mắt xanh Tiếng Việt là gì?
  • đàm phán Tiếng Việt là gì?
  • rối trí Tiếng Việt là gì?
  • Thào Chư Phìn Tiếng Việt là gì?
  • quả thực Tiếng Việt là gì?
  • thược dược Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của gác trong Tiếng Việt

gác có nghĩa là: - d. Tầng nhà ở trên tầng sát đất: Gác ba của khách sạn. Gác tía lầu son. Nhà ở sang trọng của các gia đình phong kiến thời xưa.. - đg. . . Trông nom canh giữ: Gác kho hàng. . . Thường trực ban đêm ở một cơ quan: Gác ở bệnh viện.. - đg. . . Bỏ đi, quên đi, xếp lại: Gác chuyện cũ lại; Nhiều bài báo phải gác lại. . . Đặt ghé lên chỗ cao: Gác chân lên bàn. . . Thu dẹp lại: Gác mái chèo; Gác bút nghiên theo việc đao cung [Chp].

Đây là cách dùng gác Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ gác là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề