Nhận thức thuốc là gì

Rối loạn nhận thức thường bắt đầu một cách âm thầm nhưng tiến triển của nó có thể gây cản trở đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, các rối loạn nhận thức thường được phát hiện muộn. Một số trường hợp rối loạn nhận thức nhẹ có thể bị nhầm lẫn với những bất thường khác. Điều quan trọng là phải hiểu các rối loạn nhận thức khác nhau, các triệu chứng của chúng và các lựa chọn điều trị phù hợp.

Rối loạn nhận thức là một phần của phân loại rối loạn nhận thức thần kinh trong ấn bản thứ năm của Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần [DSM-V]. Rối loạn nhận thức được định nghĩa là bất kỳ rối loạn nào làm suy giảm đáng kể chức năng nhận thức của một cá nhân đến mức không thể hoạt động bình thường trong xã hội nếu không được điều trị. Một số rối loạn nhận thức phổ biến bao gồm:

Bệnh Alzheimer, một trong những chứng rối loạn nhận thức phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 5,1 triệu người Mỹ.

Giống như hầu hết các rối loạn tâm thần, rối loạn nhận thức do nhiều yếu tố gây ra. Một số là do mất cân bằng nội tiết ngay từ trong bụng mẹ, một số nguyên nhân khác do khuynh hướng di truyền và một số khác là do các yếu tố môi trường. Các nguyên nhân phổ biến đến từ môi trường bên ngoài bao gồm thiếu chất dinh dưỡng và sự tương tác trong các giai đoạn phát triển nhận thức dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh.

Các nguyên nhân phổ biến khác của rối loạn nhận thức bao gồm lạm dụng chất kích thích và chấn thương. Khi một vùng não quy định chức năng nhận thức bị tổn thương, do sử dụng quá nhiều ma túy, do rượu hoặc do chấn thương thể chất, những thay đổi sinh lý thần kinh đó có thể dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức thực sự.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên chứng rối loạn nhận thức.

Các dấu hiệu rối loạn nhận thức thay đổi tùy theo từng chứng rối loạn cụ thể nhưng một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến trùng lặp trong hầu hết các rối loạn nhận thức. Một số dấu hiệu phổ biến nhất của rối loạn nhận thức bao gồm:

Một số rối loạn nhận thức phát triển theo từng giai đoạn và các triệu chứng càng tăng mức độ nghiêm trọng khi bệnh càng tiến triển. Ví dụ, bệnh Alzheimer bắt đầu với việc bệnh nhân có những dấu hiệu rất nhỏ là hay quên. Những người khác có thể quên những cái tên mà họ biết rõ, hoặc họ có thể khó nhớ những gì họ đã làm gần đây. Các triệu chứng ban đầu của bệnh Alzheimer giai đoạn đầu thường không thể phân biệt được với tình trạng suy giảm trí nhớ thông thường. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, trí nhớ của người bị ảnh hưởng sẽ bị suy giảm liên tục. Họ có thể có những giây phút sáng suốt hiếm hoi nhưng cuộc sống nói chung luôn sống trong tâm trạng rối bời.

Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy gọi cho đường dây nóng hoặc đến ngay các cơ sở y tế để tìm thấy các thông tin cần thiết.

Các triệu chứng cảm xúc của các rối loạn nhận thức

Các rối loạn nhận thức biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, trong đó, mất cân bằng cảm xúc là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Suy giảm nhận thức gây khó chịu và những người mắc phải chứng bệnh này thường phản ứng bằng những cảm xúc bộc phát, khiến bạn bè và gia đình khó giúp đỡ. Những người bệnh khác có thể đẩy mọi người ra xa trong nỗ lực tự cô lập mình, chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Trong khi đó, các rối loạn nhận thức khác có tác dụng ngược lại, khiến người đó có cảm xúc mờ nhạt hoặc không tồn tại.

Các triệu chứng thể chất của các rối loạn nhận thức

Các rối loạn nhận thức thường biểu hiện dưới dạng các triệu chứng về mặt thể chất. Người bị ảnh hưởng có thể có vẻ choáng váng, bối rối và đôi mắt của họ có thể có biểu hiện sự đờ đẫn. Sự phối hợp vận động thường bị ảnh hưởng trong cả rối loạn nhận thức thần kinh và tâm lý, và người đó có thể có hành vi bất thường hoặc đơn giản là thiếu thăng bằng.

Rối loạn nhận thức và trầm cảm

Rối loạn nhận thức và trầm cảm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và nhiều bệnh liên quan đến trầm cảm dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức, thường thấy ở mức độ nhẹ. Không thể suy nghĩ rõ ràng hoặc ghi nhớ đầy đủ đương nhiên có thể dẫn đến trầm cảm nếu người bệnh cảm thấy như thể họ đã đánh mất thứ gì đó mà họ sẽ không bao giờ lấy lại được. Trong trường hợp trầm cảm và các rối loạn nhận thức kéo dài hơn một vài tháng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm hoặc thay đổi lối sống khác để chống lại tác động của trầm cảm.

Nghiện và rối loạn nhận thức

Nghiện và rối loạn nhận thức có tỷ lệ mắc bệnh đi kèm cao. Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, nghiện là một dạng suy giảm nhận thức và có thể là kết quả của hoạt động thần kinh không điển hình. Suy giảm nhận thức cũng là kết quả của việc lạm dụng chất kích thích và nghiên cứu cho thấy người lớn nghiện rượu có nguy cơ mắc ADHD cao gấp 10 lần dân số chung.

Sự bất ổn định về nhận thức thường kéo theo những tác động ngắn hạn và dài hạn. Một số tác động ngắn hạn phổ biến bao gồm mất trí nhớ, trạng thái lú lẫn và thiếu phối hợp. Các tác động lâu dài bao gồm việc ngày càng mất trí nhớ nặng hơn, chẳng hạn như quên tên và khuôn mặt của những người thân quan trọng, nói chung là thiếu ổn định cảm xúc và kiểm soát hành động.

Rối loạn nhận thức có thể dẫn đến thiếu ổn định cảm xúc và khó kiểm soát hành động.

Các bài kiểm tra chức năng nhận thức và trí nhớ khác nhau thường có sẵn trên mạng nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng, các bài kiểm tra này chỉ có thể cung cấp cho bạn ý tưởng chung về một số triệu chứng mà một người bị rối loạn nhận thức có thể gặp phải. Cần phải khám sức khỏe đầy đủ để đưa ra chẩn đoán chính thức và bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ hình thức điều trị nào.

May mắn thay, có nhiều lựa chọn khác nhau khi nói đến thuốc dành cho các rối loạn nhận thức. Mặc dù hầu hết các rối loạn nhận thức không thể chữa khỏi vĩnh viễn, nhưng các triệu chứng gây khó khăn cho cuộc sống có thể được điều trị và quản lý để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Từ các chất bổ sung và thuốc được thiết kế để giảm mất trí nhớ và cải thiện chức năng nhận thức cho đến những loại thuốc giúp điều trị chứng trầm cảm và lo lắng thường là hậu quả của suy giảm nhận thức, các lựa chọn thuốc cho các vấn đề nhận thức là rất nhiều.

Các loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất cho chứng rối loạn nhận thức là thuốc chống trầm cảm và thuốc ngăn ngừa sự suy giảm thêm của trí nhớ. Những loại thuốc như vậy có thể giúp kéo dài nhận thức của một người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề nhận thức trong nhiều năm. Để xác định loại thuốc hiệu quả nhất, người bệnh cần phải gặp bác sĩ để được thăm khám một cách đầy đủ.

Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ riêng và các phương pháp điều trị rối loạn nhận thức cũng không khác gì. Nhiều loại thuốc trong số này rất mạnh và nó có thể dẫn đến buồn ngủ, mất ngủ và đau bụng. Đây là một số tác dụng phụ phổ biến. Để xác định liệu lợi ích của thuốc có vượt trội hơn so với nguy cơ mà nó mang lại hay không, bạn nên làm việc chặt chẽ với bác sĩ.

Rối loạn chức năng nhận thức có thể khiến một người cảm thấy tuyệt vọng và họ có thể tìm đến những giải pháp không lành mạnh để cố gắng giành lại một số quyền kiểm soát trạng thái tinh thần của mình. Các chất thường bị lạm dụng bao gồm rượu, ma túy bất hợp pháp và một số loại thuốc kê đơn. Các loại thuốc kích thích thường bị lạm dụng đối với những người đang phải đối phó với các rối loạn nhận thức làm suy giảm sự nhạy bén của các quá trình tâm thần của họ. Một số loại thuốc gây nghiện ban đầu có thể được kê đơn nhằm điều trị chứng rối loạn nhận thức. Những người bị suy giảm nhận thức có thể trở nên phụ thuộc vào thuốc và gặp phải hội chứng cai khi ngưng sử dụng.

Nếu bạn hoặc người thân nghiện thuốc điều trị rối loạn nhận thức, hãy sẵn sàng tìm kiếm trợ giúp.

Dùng thuốc quá liều là một vấn đề nghiêm trọng thường xảy ra do tình trạng phụ thuộc vào thuốc được kê đơn, bao gồm cả thuốc điều trị rối loạn nhận thức. Khi một loại thuốc ngừng phát huy tác dụng, nhiều người tăng liều lượng của họ mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ với mong muốn làm cho thuốc hoạt động trở lại. Uống nhiều hơn hàm lượng thuốc được quy định có thể dễ dàng dẫn đến quá liều thuốc và gây ra những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

XEM THÊM:

Nghiện thuốc lá cũng là bệnh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], nghiện thuốc lá thuộc nhóm bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, có mã bệnh F17 theo phân loại bệnh tật ICD-2011. Đây cũng là một lý giải tại sao việc từ bỏ sử dụng thuốc lá trở nên khó khăn đối với nhiều người, mặc dù nhu cầu và mức độ sử dụng có khác nhau.

Cần nhận thức rõ ràng rằng thuốc lá là sản phẩm độc hại cho sức khỏe và là nguyên nhân gây nên nhiều loại bệnh tật.

Mối nguy hại từ việc sử dụng thuốc lá được ghi trong Công ước khung về kiểm soát thuốc lá: “Thuốc lá và một số sản phẩm khác chứa thuốc lá được chế tạo một cách tinh xảo nhằm mục đích tạo ra và duy trì sự phụ thuộc vào thuốc lá. Nhiều hợp chất chứa trong thuốc lá và khói do thuốc lá sinh ra có hoạt tính dược lý độc hại, gây biến đổi gene và gây ung thư, và chỉ riêng sự phụ thuộc vào thuốc lá đã được xếp loại là một tình trạng rối loạn trong các phân loại về bệnh tật của quốc tế”.

Do vậy, phải nâng cao nhận thức về ảnh hưởng xã hội của hành vi hút thuốc lá nếu không được kiểm soát.

Việc sử dụng thuốc lá không đúng nơi quy định gây nên tình trạng hút thuốc thụ động, ảnh hưởng đến sức khỏe người khác, là sự vi phạm quyền bảo vệ sức khỏe của người không hút thuốc.

Nghiện thuốc lá có 3 cấp độ khác nhau được gọi là nghiện thực thể, nghiện tâm lý và nghiện hành vi.

Nghiện thực thể là nhu cầu cần duy trì nồng độ nicotin trong máu của người hút thuốc lá. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng triệu chứng bệnh lý rõ rệt. Nghiện tâm lý là việc sử dụng thuốc lá giúp giải quyết, giải tỏa những biểu hiện căng thẳng về mặt tinh thần. Nghiện về hành vi là thói quen liên kết sự kiện hút thuốc với các sự kiện khác trong cuộc sống như một phản xạ có điều kiện.

Thuộc tính xã hội của sản phẩm thuốc lá rất mạnh, nên việc kiểm soát thuốc lá không đơn thuần chỉ là các biện pháp hành chính, xử phạt mà điểm cốt lõi của nó là việc tác động để thay đổi nhận thức và hành vi của cả người hút và không hút thuốc.

Do vậy, vai trò của gia đình, cộng đồng, nhất là các tổ chức xã hội, đoàn thể có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm nhu cầu cũng như kiểm soát việc sử dụng thuốc lá.

Kinh nghiệm phòng, chống tác hại thuốc lá của các nước

Tại Thái Lan, năm 1992, Quốc hội đã ban hành Luật Kiểm soát sản phẩm thuốc lá và Luật Bảo vệ những người không hút thuốc. Năm 2001, ban hành luật về quỹ sức khỏe [Thai Heath].

Năm 2006, Sri Lanka  ban hành luật về cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát rượu, thuốc lá.

Sau một thời gian thực hiện, hai quốc gia nói trên đã thu được kết quả tốt trên nhiều mặt. Chính phủ đã kiểm soát được việc tiêu thụ thuốc lá và số lượng tiêu thụ giảm dần, trong khi nguồn thu cho ngân sách vẫn tăng.

Năm 1991, số người hút thuốc tại Thái Lan là 12,6 triệu, năm 2009 giảm xuống còn 10,9 triệu theo số tuyệt đối.

Tại Sri Lanka, tỉ lệ nam giới hút thuốc giảm từ 29% năm 2008 xuống còn 22% vào năm 2015.

Thái Lan áp dụng thuế suất tiêu thụ đặc biệt tới 85% đối với sản phẩm thuốc lá điếu và cộng thêm 7% thuế giá trị gia tăng. Tỉ lệ của thuế thuốc lá trên giá bán lẻ mỗi bao là 70%.

Tăng thuế để làm giảm sức mua sản phẩm thuốc lá, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách.

Ở Việt Nam, việc sử dụng thuốc lá cũng đang là vấn đề đáng báo động.

Cho đến nay, chúng ta đã có hành lang pháp lý cho các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát phòng chống tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, để công tác phòng chống tác hại của thuốc lá đạt hiệu quả phải có quyết tâm cao của các cấp, các ngành và quyết tâm của mỗi cá nhân đối với bản thân cũng như giúp người thân của mình từ bỏ thuốc lá.

ThS.BS. Vũ Văn Thành

[Bệnh viện Phổi Trung ương]


Video liên quan

Chủ Đề