Tại sao Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam

Đặc điểm cơ bản của Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược là

Giữa thế kỉ XIX Việt Nam bị cô lập với bên ngoài là do?

 Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

Bản chất của chính sách “bế quan tỏa cảng” do nhà Nguyễn thực hiện là

Nông nghiệp nước ta giữa thế kỉ XIX như thế nào?

Nhận xét nào là đúng về tình hình quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn?

Vì sao Tây Ban Nha tham gia liên quân với Pháp xâm lược Việt Nam?


A.

 Quân Pháp quá yếu, muốn dựa vào quân Tây Ban Nha

B.

Pháp và Tây Ban Nha thỏa thuận chia nhau xâm lược Việt Nam

C.

Trả thù cho một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ, giết hại

D.

Tây Ban Nha không muốn Pháp độc chiếm Việt Nam

Tóm tắt mục I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX [trước khi thực dân Pháp xâm lược]

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên,...

+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng” làm nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.

- Quân sự: lạc hậu.

- Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.

- Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …

2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam

- Thông qua con đường buôn bán và truyền đạo, các nước tư bản phương Tây đã sớm biết đến Việt Nam. Đến thế kỉ XVII, Anh định chiếm đảo Côn Lôn của Việt Nam nhưng không thành.

- Tư bản Pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược Việt Nam.

- Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Ánh đã cầu cứu các thế lực bên ngoài để khôi phục lại quyền lực. Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam. Năm 1787, Hiệp ước Véc-xai được kí kết.

- Giữa thế kỉ XIX, Pháp tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, tìm cách tiến đánh Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Châu Á. Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, đồng thời tích cực xâm chiếm Việt Nam.

=> Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xâm lược.

3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

- Ngày 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, âm mưu chiếm Đà Nẵng làm căn cứ tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng [tranh minh họa]

- Sáng 1/9/1858, Pháp gửi tối hậu thư song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

- Quân dân ta anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

* Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.

- Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.

- Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ.

ND chính

Những nội dung chính về tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam, chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858.

Sơ đồ tư duy Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

Trong giai đoạn lịch sử nước nhà, Việt Nam từng có thời kỳ bị liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược. Tuy nhiên, thắc mắc của hậu thế sau này chính là vì sao tây ban nha tham gia liên quân với pháp xâm lược việt nam.

Xem thêm:

Tình hình Việt Nam trước liên quân Tây Ban Nha – Pháp

Trước khi bị Pháp xâm lược

Trước khi bị Pháp xâm lược, Việt Nam là một nước theo chế độ phong kiến và độc lập chủ quyền. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến tại nước ta lâm vào suy yếu, dẫn đến sự sa sút về các mặt kinh tế, xã hội và quân sự. 

  • Tình hình kinh tế: nông nghiệp mất mùa, công nghiệp bị đình đốn do nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
  • Tình hình quân sự: không cải tiến vũ khí và vẫn còn lạc hậu.
  • Tình hình đối ngoại: chính sách đối ngoại sai lầm như: cấm đạo, xua đuổi các giáo sĩ,… làm rạn nứt tinh thần đoàn kết của dân tộc.
  • Tình hình xã hội: xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa lật đổ chính quyền trong trước. Trong đó phải kể đến những cuộc khởi nghĩa nổi bật của Cao Bá Quát, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân,..

Vào giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến tại Việt Nam lâm vào suy yếu

Khi Pháp xâm lược Việt Nam

Danh tiếng của Việt Nam đã được các nước phương tây biết đến nhờ thông qua đường buôn bán và truyền đạo. Vào thế kỷ XVII, Anh đã âm mưu chiếm đảo Côn Lôn của nước ta nhưng không thành công. Nhìn thấy sự rạn nứt tinh thần đoàn kết trong dân tộc ta, thực dân Pháp đã lợi dụng Thiên Chúa giáo để xâm lược Việt Nam.

Phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra làm cho Nguyễn Ánh phải cầu cứu thế lực bên ngoài để lấy lại quyền lực. Giám mục Bá Đa Lộc tận dụng cơ hội này để đưa tư bản Pháp can thiệp thông qua hiệp ước Véc – xai.

Nhờ đó, thông qua hiệp ước Véc – xai, giữa thế kỷ XIX, Pháp đã tiến hành công nghiệp hóa và xâm lược Việt Nam để cạnh tranh với quyền lực của Anh Quốc tại Châu Á. 

Hội đồng Nam Kỳ được thành lập vào năm 1857 với mục đích để bàn cách can thiệp và xâm lược nước ta.

31/8/1858, Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng với âm mưu xâm lược Huế và được triều Nguyễn đầu hàng.

Pháp gửi tối hậu thư cho triều Nguyễn vào 1/9/1858, nhưng sau đó bất ngờ tấn công bán đảo Sơn Trà.

Tuy nhiên, quân dân ta thực hiện chiến lược “vườn không nhà trồng” gây khó khăn và làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Quân Pháp chỉ cầm cự trên bán đảo Sơn Trà trong 5 tháng. 

Thái độ của nhân dân ta và triều Nguyễn trước sự xâm lược của Pháp?

Tại Gia Định

Pháp bắt đầu tấn công Gia Định vào tháng 2/1859 với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. Tuy nhiên, do hoạt động của các dân binh mà kế hoạch này của Pháo trở nên khó khăn và dẫn đến thất bại. Từ đó, Pháp chuyển sang kế hoạch chinh phục từng gói nhỏ. 

Năm 1960, sau khi thất bại với cuộc chiến ở Trung Quốc, Pháp rút quân từ Đà Nẵng về Gia Định. Tuy nhiên, đứng trước tình thế này, triều Nguyễn không cho quân phản công mà lại xây dựng phòng tuyến ở Chí Hòa và giao cho Nguyễn Tri Phương cai quản.

Tháng 7 năm 1960, đội quân do Dương Bình Tâm lãnh đạo tấn công giắc ở đồn Chợ Rẫy trong khi triều đình Huế xuất hiện tư tưởng chủ hòa.

Thái độ của dân ta và Triều Nguyễn tại Gia Định

Tại các tỉnh miền Đông Nam Kỳ

Với các tình miền đông nước ta, Pháp đánh chiếm đồn Chí Hòa [2/1861], sau đó tiếp tục đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. Từ đó đã kích thích lòng phẫn nộ của nhân dân ta và dẫn đến các cuộc khởi nghĩa phát triển mạnh mẽ và lập được nhiều chiến công. 

Trước các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất vào 5/6/1862. Hiệp ước có 12 điều khoản và nội dung tóm tắt như sau:

  • Triều Nguyễn phải công nhận sự cai quản của Pháp ở các tỉnh: Gia Định, Định Tường và Biên Hòa.
  • Mở 3 cửa biển là Đà Nẵng, Ba Lạt , Quảng Yên để Pháp và Tây Ban Nha tự do buôn bán.
  • Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha vào truyền đạo Kitô,.
  • Nhà Nguyễn phải đền cho Pháp 288 vạn lạng bạc.
  • Pháp trả lại Vĩnh Long cho nhà Nguyễn với điều kiện triều đình phải buộc nhân dân ngừng kháng chiến.

Giải đáp vì sao tây ban nha tham gia liên quân với pháp xâm lược việt nam?

Như đã đề cập phía trên, triều đình nhà Nguyễn đã ra kế sách cấm đạo và xua đuổi các giáo sĩ. Chính vì vậy, Tây Ban Nha tham gia vào cuộc chiến xâm lược nước ta để trả thù cho các giáo sĩ Tây Ban Nha từng bị triều đình nhà Nguyễn giết hại. 

Giải thích vì sao Tây Ban Nha tham gia liên quân với Pháp xâm lược Việt Nam

Kết luận 

Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vì sao tây ban nha tham gia liên quân với pháp xâm lược việt nam. Việc xuất hiện liên minh Pháp – Tây Ban Nha cốt là do chính sách đối ngoại và xã hội sai lầm của triều Nguyễn, dẫn đến những năm tháng đất nước ta phải chịu sự áp bức, bóc lột của Pháp và Tây Ban Nha. Có thể thấy, nhân dân ta đã nhiều lần bị xâm lược và chịu áp bức bởi các tầng lớp thống trị khác nhau, nhưng tinh thần yêu nước và đoàn kết vẫn luôn tồn tại trong mỗi con người Việt Nam. Từ đó chúng ta càng phải trân trọng hơn những di sản mà ông cha ta để lại và không ngừng gìn giữ và phát triển đất nước. 

Video liên quan

Chủ Đề