Tại sao phân người có màu vàng

  • 01-04-2022 17:56

    Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 72.556 người mắc COVID-19, giảm so với ngày hôm qua hơn 8.000 trường hợp.

  • 01-04-2022 06:42

    Nhiều người chỉ nghĩ tới hậu COVID-19 mà quên mất rằng còn rất nhiều bệnh khác nguy hiểm hơn, rất cần được tầm soát và phát hiện để can thiệp sớm.

  • 01-04-2022 06:30

    Thông thường, đau nhức lưng trên sẽ liên quan tới ba khả năng.

  • 31-03-2022 17:48

    Bộ Y tế cho biết ngày 31/3, Việt Nam ghi nhận thêm 80.838 bệnh nhân COVID-19. Đây là số ca thấp nhất kể từ ngày 27/2 trở lại đây.

  • 31-03-2022 17:46

    Các bác sĩ vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân 39 tuổi, ở Khánh Hòa có chân cong vẹo, khập khiễng do di chứng từ sốt bại liệt.

  • 31-03-2022 15:54

    Bộ Y tế đã cấp phép tiêm vắc xin Moderna liều 0,25 ml cho trẻ em từ 6-11 tuổi.

  • 31-03-2022 15:45

    Thời tiết giao mùa là thời điểm thuận lợi cho virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt với trẻ em, hệ miễn dịch còn non yếu...

  • 31-03-2022 09:41

    Ước tính, khoảng 20-30% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Bệnh gây đau ở các mức độ khác nhau, gây vô sinh.

  • 31-03-2022 08:47

    Đây là một trong những con số do ông Nguyễn Văn Kính, nguyên giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương báo cáo.

  • 31-03-2022 06:19

    Cảnh báo về tình trạng nhiều người chủ quan khi xuất hiện triệu chứng nhìn mờ, nghĩ do hậu COVID-19 nhưng thực tế lại là các nguyên nhân nguy hiểm khác.

  • 31-03-2022 06:08

    Trong y học cổ truyền, không có một bài thuốc chung nào điều trị cho tất cả chứng bệnh của hậu COVID-19.

  • 30-03-2022 19:27

    Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 85.765 trường hợp mắc COVID-19, giảm hơn 2.600 ca so với ngày hôm qua.

  • 30-03-2022 07:19

    Khi số trẻ nhiễm COVID-19 đang tăng lên, không ít cha mẹ lại băn khoăn không biết con em mình có cần thiết tiêm vắc xin phòng bệnh?

  • 30-03-2022 07:07

    Một thủy thủ của tàu Izumo bị đau ngực dữ dội, nhồi máu cơ tim đã được lực lượng cứu nạn của tàu SAR27-01 đưa về bờ chữa trị kịp thời.

  • 30-03-2022 06:31

    Sau khi xét nghiệm âm tính với COVID-19, một số người tiếp tục đối mặt di chứng sau nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính [PASC], hay “COVID kéo dài”.

  • 29-03-2022 17:59

    Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận 88.378 bệnh nhân COVID-19. Qua rà soát, cập nhật số liệu, có thêm hơn 1,6 triệu người đã khỏi bệnh.

  • 29-03-2022 10:48

    Hiện trung bình mỗi ngày Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đón từ 50-60 bệnh nhi tới tái khám hậu COVID-19, trong đó có nhiều trẻ có biến chứng nặng.

  • 29-03-2022 09:45

    Có nhiều vắc xin mà người trưởng thành cần tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch bảo vệ bền vững.

Tin tứcTiêu hóa

Các hình thái màu sắc phân cho chúng ta biết gì về tình trạng sức khoẻ

Chia sẻ

Phân là một phần cuối trong quá trình tiêu hóa, bao gồm các chất thải được loại bỏ ra khỏi cơ thể như các phân từ không được tiêu hóa, vi khuẩn, muối và các chất khác. Đôi khi phân có thể khác nhau về màu sắc, kết cấu, lượng và mùi. Những thay đổi của phân có thể không đáng lo ngại, nhưng cũng có thể nó đang cảnh báo về một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Tìm hiểu về các hình thái phân khác nhau để biết được cơ thể đang bình thường hay không.

Phân như thế nào là bình thường?

- Màu nâu đến nâu nhạt: đó là vì nó có chứa một sắc tố được gọi là bilirubin, đây là sắc tố mật được hình thành khi các tế bào hồng cầu vỡ.

- Mùi hôi: Vi khuẩn trong phân tạo ra các khí có mùi khó chịu.

- Đại tiện không đau: Hoạt động của ruột bình thường và khỏe mạnh sẽ không gây đau khi đại tiện và cần phải rặn.

- Cấu trúc mềm và vững chắc: phân thành khuôn dài giống như hình của ruột và chỉ là một hình khối duy nhất hoặc một vài khối nhỏ là dấu hiệu cho thấy một đường ruột khỏe mạnh.

- Đại tiện 1-2 lần mỗi ngày: hầu hết mọi người đi đại tiện mỗi ngày một lần, hoặc có thể lên đến 3 lần mỗi ngày. Một người nên đi đại tiện ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Hình thái của phân khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, một người nên theo dõi khibất kỳ sự thay đổi nào trong mùi, cấu trúc, tần số hoặc màu sắc của phân vì nó có thể cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề.

Bảng xếp hạng phân Bristol

Biểu đồ được thực hiện bởi các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàng gia Bristol, Anh, dựa trên sự vận động của ruột ở gần 2.000 người. Biểu đồ phân Bristol mô tả các loại phân khác nhau.

Loại 1: phân tách rời, khô cứng, và khó đại tiện

Loại 2: Phân thành cục và có hình xúc xích

Loại 3: Phân hình xúc xích và có những vết nứt trên bề mặt

Loại 4: Giống như xúc xích và mềm mại

Loại 5: Từng cục nhầy mềm, với các cạnh rõ ràng.

Loại 6: Phân mịn, lợn cợn nhầy.

Loại 7: Phân lỏng hoàn toàn.

Các loại 1 và 2 cho thấy chứng táo bón, loại 3 và 4 được coi là phân lý tưởng, còn các loại từ 5 đến 7 cho thấy xu hướng tiêu chảy và tiêu chảy cấp tính.

Những màu sắc của phân

Màu nâu được coi là màu bình thường của phân thì một số màu khác như nâu lục nhạt cũng có thể được coi là bình thường. Ngoài ra, phân còn có thể có một số màu sắc khác.

Đen

Phân màu đen, đặc biệt chúng có màu sắc giống màu của cà phê cho thấy có chảy máu đường tiêu hóa.Uống các chất bổ sung sắt, cam thảo đen và thuốc bismuth, ăn tiết canhcũng có thể là nguyên nhân gây phân màu đen.

Trắng

Nếu phân có màu trắng, xám hoặc nhạt có thể là do có vấn đề với gan hoặc túi mật hoặc phân hình thành do thiếu mật. Một số loại thuốc chống tiêu chảy cũng có thể gây ra phân trắng.

Màu xanh lá

Rau bina, cải xoăn, hoặc các loại thực phẩm màu xanh khác có thể gây ra phân màu xanh. Tuy nhiên, phân màu xanh lá cây có thể là một dấu hiệu cho thấy có quá nhiều mật và không có bilirubin trong phân

Đỏ

Phân có màu đỏ có thể là của xuất huyết tiêu hóa. Một lượng nhỏ máu trong phân có thể cảnh báo nguy cơ bệnh trĩ.

Ăn củ cải đường hoặc quả mọng đỏ, uống nước củ cải đường hoặc nước ép cà chua, cũng có thể làm phân có màu đỏ. Khi không ăn những thực phẩm này nữa thì phân có thể sẽ trở lại bình thường.

Màu cam

Tiêu thụ những thực phẩm màu cam, giàu beta- carotene như cà rốt, khoai lang, bí ngô…có thể làm cho phân có màu cam.

Tuy nhiên, khi ống dẫn mật bị tắc hoặc một số loại thuốc kháng acid và thuốc kháng sinh rifampin cũng có thể làm cho phân có màu cam.

Màu vàng

Nếu phân có màu vàng hoặc trông bóng nhờn cho thấy phân chứa quá nhiều chất béo. Điều này có thể là kết quả của các vấn đề về hấp thu hoặc khó sản xuất enzyme tiêu hoá [Lipase] hoặc mật.

Hầu hết mọi người sẽ trải nghiệm sự khác biệt về màu của phân ở một số giai đoạn. Thông thường sự thay đổi này do chế độ ăn uống hoặc một số nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu thấy sự thay đổi về màu sắc của phân kéo dài quá 2 tuần, hoặc phân có màu đỏ, đen thì nên đi khám bác sĩ.

Mất bao lâu để đi đại tiện?

Thời gian tối đa để đi đại tiện không nên quá 10- 15 phút. Nhiều người mất nhiều thời gian để đại tiện có thể do táo bón, bệnh trĩ hoặc một số tình trạng bệnh lý khác.


>>> Tham khảo ngay các bệnh lý về táo bón TẠI ĐÂY

Một số tình trạng bất thường của phân

Một số tình trạng sau đây có thể cho thấy những vấn đề về đường tiêu hóa như:

- Đại tiện quá thường xuyên, nhiều hơn 3 lần mỗi ngày

- Đại tiện quá ít, ít hơn 3 lần mỗi tuần.

- Phải rặn, gắng quá sức để đại tiện.

- Phân có màu đỏ, đen, xanh, vàng hoặc trắng.

- Phân có mỡ, bóng nhày.

- Đau khi đại tiện.

- Có máu trong phân.

- Chảy máu khi đại tiện.

- Phân nhiều nước [ tiêu chảy]

- Phân khô cứng, khó đại tiện.

Những nguyên nhân nào gây ra sự bất thường của phân?

Sự bất thường của phân có thể do nhiều nguyên nhân, từ nhẹ đến nặng.

Stress

Những vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích [IBS] có thể được kích hoạt và trầm trọng hơn do căng thẳng. Ở một sô người, nó biểu hiện bằng tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.

Mất nước

Uống không đủ nước hoặc bổ sung đủ chất lỏng hằng ngày có thể dẫn đến táo bón, vì phân cần độ ẩm để có thể di chuyển trong đường tiêu hóa. Uống quá nhiều cà phê, chất cồn có thể góp phần làm mất nước

Chế độ ăn thiểu chất xơ

Chất xơ hoạt động như một chất kết dính tạo thành phân. Nó cũng giúp cho phân di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa. Chế độ ăn thiếu những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau, củ, ngũ cốc nguyên hạt…có thể dẫn đên những vấn đề về đường ruột.


>>> Xem ngay: bổ sung chất xơ như thế nào mới tốt

Không dung nạp thực phẩm và dị ứng

Những người không dung nạp hoặc bị dị ứng với những thực phẩm nhất định thường bị tiêu chảy, táo bón hoặc sự bất thường về phân khác khi họ ăn phải những thực phẩm này.Ví dụ như những người không dung nạp lactose thường bị tiêu chảy nếu họ uống sữa có chứa lactose. Hoặc những người bị bệnh celiac sẽ có phản ứng bất lợi với gluten

Tình trạng bệnh lý

Một số tình trạng bệnh lý có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy hoặc những bất thường về phân khác như:

- Trầm cảm

- Ung thư

- Bệnh cường giáp

- Viêm đại tràng

- Bệnh Parkinson

Làm thế nào để đảm bảo ruột khỏe mạnh?

Chức năng ruột khỏe mạnh sẽ đi phân lý tưởng, hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau đây để đảm bảo chức năng ruột được khỏe mạnh nhất:

- Bổ sung đủ chất xơ: Lượng chất xơ tối thiểu được khuyến nghị hằng ngày là 25 g [gram] đối với phụ nữ và 38 g đối với nam giới dưới 50 tuổi; với phụ nữ trên 50 tuổi nên bổ sung tối thiểu 21 g và đàn ông trên 50 tuổi nên ăn khoảng 30g chất xơ mỗi ngày.

- Uống nhiều nước: Lượng nước trung bình mỗi ngày cần được bổ sung là khoảng 1,5 -2 lít, đặc biệt cần uống nhiều hơn khi bổ sung chất xơ.

- Bổ sung probiotic: Probiotic là những lợi khuẩn có thể giúp làm giảm táo bón và tiêu chảy, có nhiều trong sữa chua và các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn.

- Dùng magie: Magnesium hydroxide thường được sử dụng để điều trị táo bón. Nó không được khuyến cáo sử dụng cho những người bị suy thận. Nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn trước khi sử dụng.

- Tập thể dục: Duy trì hoạt động thể chất đều đặn có thể giúp chức năng ruột khỏe mạnh và làm giảm táo bón. Nó cũng giúp làm giảm stress, một nguyên nhân phổ biến gây nên sự bất thường của phân

Hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt là điều cần thiết cho sức khỏe, nó cho thấy rằng một người đang có chế độ ăn uống cân bằng và sinh hoạt lành mạnh. Những thay đổi bất thường của phân cần được theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh những biến chứng. Ví dụ, tiêu chảy có thể dẫn đến sự thiếu hụt về dinh dưỡng, táo bón có thể gây tắc ruột, phình đại tràng

Hồng Oanh

Medical News Today

Tin mới nhất

Nguy hại từ việc uống nước nóng từ cốc giấy [03/12/2020]

Những loại thực phẩm chứa Probiotic có lợi cho sức khỏe [30/03/2019]

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng ruột kích thích dễ nhầm lẫn [02/12/2014]

Thuốc điều trị cơn đau cấp do bệnh trĩ [07/11/2012]

5 lý do để chọn thực phẩm giàu chất xơ [05/10/2012]

Táo bón ở trẻ em: xử lí và phòng tránh [04/10/2012]

Nghi ngờ bệnh xuất huyết tiêu hóa? [29/09/2012]

Bước tiến mới trong điều trị tiêu chảy [29/09/2012]

Dùng thuốc trị các bệnh mạn tính đường tiêu hoá [21/09/2012]

Tiêu chảy thường gặp do dùng kháng sinh [16/09/2012]

Sản phẩm liên quan

NATUFIB Phòng chống táo bón an toàn và hiệu quả. DETOCAP Giải độc gan, bảo vệ tế bào gan. ENLEFZIN Giảm nhanh tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi

Sản phẩm khác

CONCEPTIO HOMME Tăng khả năng sinh sản nam giới MAGNEVIT B6 Giảm nhanh mệt mỏi, căng thẳng thần kinh. Điều hòa thư giãn khi bị căng mỏi cơ bắp, chuột rút

Liên hệ tư vấn

Nội dung câu hỏi

Thầy Thuốc Của Bạn

Video liên quan

Chủ Đề