Tại sao nói Đại hội 2 là Đại hội kháng chiến thắng lợi

Từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, Đại hội [ĐH] đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Dự ĐH có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 766.000 đảng viên đang sinh hoạt trong Đảng bộ toàn Đông Dương. Dự ĐH còn có đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Xiêm [Thái Lan]. ĐH đã nghe và thảo luận Báo cáo chính trị; các báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam; về tổ chức và Điều lệ Đảng... ĐH quyết định trong điều kiện lịch sử mới, chủ trương xây dựng ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia, một đảng cách mạng thích hợp với hoàn cảnh cụ thể, để lãnh đạo cuộc kháng chiến từng nước đến thắng lợi hoàn toàn. Ở Việt Nam, ĐH quyết định xây dựng Đảng Lao động Việt Nam. Kế thừa truyền thống của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam đảm nhận sứ mệnh lịch sử trọng đại vừa tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân ta, vừa có nghĩa vụ giúp đỡ các đảng cách mạng ở Lào và Campuchia đấu tranh thắng lợi. Báo cáo tại ĐH nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, xóa bỏ hình thức bóc lột phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trọng tâm của cách mạng trong giai đoạn hiện tại là giải phóng dân tộc. Kẻ thù trước mắt của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai. ĐH đã thảo luận và nhất trí thông qua điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam, trong đó xác định rõ mục đích của Đảng là "phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam". Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và xây dựng Đảng theo nguyên tắc một đảng vô sản kiểu mới, lấy tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt căn bản của Đảng; phê bình, tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng; phục vụ nhân dân là mục tiêu hoạt động của Đảng. ĐH bầu Ban Chấp hành TƯ mới gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành đã bầu Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch Đảng; đồng chí Trường Chinh là Tổng Bí thư.

ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. Trong giai đoạn này, Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta giành chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu, lẫy lừng năm châu" có ý nghĩa quyết định giúp cho cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn, mở ra thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

[ĐCSVN] - Nhằm giải quyết những vấn đề mới mà cách mạng đặt ra, Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập. Đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951. Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho trên 76 vạn đảng viên.

Đến năm 1951, năm thứ sáu của cuộc kháng chiến, thế và lực của chiến tranh nhân dân có sự phát triển vượt bậc. Sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ba nước Đông Dương đẩy kháng chiến mau tới thắnglợi hoàn toàn. Ta đã có những vùng giải phóng rộng lớn, mở được cửa thông thương quốc tế; lực lượng vũ trang có khá năng tiêu diệt bộ phận sinh lực quan trọng của địch. Song, thực dân Pháp với sự trợ giúp của đế quốc Mỹ, vẫn nỗ lực tăng cường chiến tranh, gây cho ta nhiều khó khăn, phức tạp.


Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp từ ngày 11-19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. [Ảnh tư liệu BTLSQG]

Nhằm giải quyết những vấn đề mới mà cách mạng đặt ra, Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập. Đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951. Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho trên 76 vạn đảng viên.

Trong mười ngày làm việc, Đại hội đã nghiên cứu, thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, Báo cáo về tổ chức và Điều lệ của Đảng, các báo cáo bổ sung về Mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân, kinh tế tài chính, văn nghệ nhân dân.

Báo cáo chính trịdo Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày [chiều ngày 11-2] là một văn kiện có giá trị thực tiễn và lý luận to lớn. Báo cáo tổng kết những kinh nghiệm phong phú của Đảng trong hơn 20 năm lãnh đạo cách mạng, vạch ra những phương hướng, nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. Báo cáo khẳng định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài vìđộc lập thống nhất, dân chủ của Đảng là đúng đắn, cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹnhất định thắng lợi. Báo cáo nêu hai nhiệm vụ chính của Đảng lúc này là:

1. Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

2. Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam.

Đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là nhiệm vụ cấp bách. Các nhiệm vụ khác đều nhằm phục vụ nhiệm vụ cấp bách đó. Báo cáo chỉ rõ, để đưa kháng chiến đến thắng lợi, phải đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang và các tổ chức quần chúng đẩy mạnh thi đua yêu nước, thi hành chính sách ruộng đất ở vùng tự do, bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, thành lập Mặt trận thống nhất Việt-Lào-Campuchia, đoàn kết quốc tế.

Về tổ chức Đảng, Báo cáo khẳng định: "Chúng ta phải có một Đảng công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi, Đảng đó lấy tên làĐảng Lao động Việt Nam".

Báo cáoBàn về cách mạng Việt Namdo đồng chí Trường Chinh trình bày [ngày 12-2] phân tích một cách hệ thống và sâu sắc toàn bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về các chính sách của Đảng và về Đảng Lao động Việt Nam. Báo cáo phân tích xã hội Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, nêu rõ xã hội Việt Nam chứa chất nhiều mâu thuẫn, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản. Đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu lànông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Mâu thuẫn chính là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai.

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, trừ diệt bọn phản quốc, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất, xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ phản đế và phản phong có mối quan hệ khăng khít, nhưng trọng tâm của cách mạng giai đoạn hiện tại là giải phóng dân tộc.

Trên cơ sở nhiệm vụ cách mạng, thái độ chính trị của các giai cấp trong xã hội, Báo cáo nêu rõ sự sắp xếp lực lượng cách mạng như sau: lực lượng cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc, chủ yếu là công nhân và nông dân.Lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân.Báo cáo chỉ rõ cách mạng Việt Nam là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Căn cứ tình hình, nhiệm vụ, tính chất cách mạng, Báo cáo vạch ra 12 chính sách của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Toàn bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng được Đại hội thảo luận và đúc kết một cách khái quát trongChính cương Đảng Lao động Việt Nam.

Đại hội thảo luận và nhất trí thông qua Điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam. Căn cứ trách nhiệm mới của Đảng là lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo chiến tranh cáchmạng, số lượng đảng viên đã phát triển, Điều lệ của Đảng Lao động Việt Nam có nhiều điểm sửa đổi so với Điều lệ năm 1935. Điều lệ mới quy định thời hạn dự bị của đảng viên xuất thân công nhân từ 2 tháng lên 6 tháng, của đảng viên xuất thân trung nông và tiểu tư sản từ 4 tháng lên 1 năm.

Về nhiệm vụ đảng viên, ngoài nhiệm vụ số 1 là thực hiện nghị quyết, chính sách của Đảng, Điều lệ mới bổ sung thêm nhiệm vụ hết lòng phục vụ quần chúng, học hỏi, giáo dục quần chúng; kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình; gương mẫu trong mọi công tác cách mạng. Báo cáo về tổ chức và Điều lệ Đảng phân tích kỹ vấn đề mở rộng dân chủ, tăng cường tập trung và phát triển phê bình, tự phê bình trong Đảng.

Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, thông qua Chính cương Điều lệ và Tuyên ngôn của Đảng. Đại hội quyết định sẽ thành lập những tổ chức cách mạng phù hợp hoàn cảnh Lào và Campuchia. Đảng Lao động Việt Nam có nghĩa vụ giúp đỡ các tổ chức cách mạng Lào và Campuchia lãnh đạo kháng chiến của hai dân tộc ấy giành thắng lợi cuối cùng.

Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng do Đại hội bầu ra gồm 29 đồng chí. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng. Bộ Chính trị do Trung ương bầu gồm 7 ủy viên chính thức: đồng chí Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt, một ủy viên dự khuyết là đồng chíLê Văn Lương. Đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đảng từ bí mật trở lại hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng.

-Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đảng toàn tập,Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.3–495.

- Hồ Chí Minh:Toàn tập,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.6, tr.153-176.

-Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị:Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học,Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.176-177.


Xem thêm tài liệu tham khảo TẠI ĐÂY.

Video liên quan

Chủ Đề