Tại sao mắt tăng độ

Những sai lầm khiến mắt tăng độ nhanh bạn có thể tham khảo để chú ý hơn trong việc chăm sóc mắt hàng ngày.

Đeo kính không đúng độ [thấp hoặc cao hơn độ cận].

Nhiều người cho rằng nếu đeo kính có độ thấp hơn độ thực tế thì sẽ khiến mắt không bị tăng độ. Thực sự, đeo kính có độ thấp hoặc cao hơn thì mắt vẫn phải điều tiết nhiều hơn mới có thể nhìn đúng sự vật được, quá trình điều tiết nhiều như vậy kéo dài sẽ tăng độ nhanh hơn.

Ngoài ra, đeo kính không đúng với độ cận của mắt có thể làm cho chúng ta bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Sức khỏe vì thế mà giảm sút dần mà khó có thể phục hồi như cũ.

Mắt chưa được nghỉ ngơi hợp lý

Thói quen hoạt động nhiều giờ liên tục mỗi ngày mà không cho mắt nghỉ ngơi có thể gây ra những hậu quả tai hại mà chính chúng ta cũng không ngờ tới.

Việc thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử khiến nhiều bạn mắc các bệnh về rối loạn thị giác, hiện tượng thường gặp là mỏi mắt, nhức đầu, nhìn mọi thứ mờ, mắt khô, chói mắt, hay chảy nước mắt và mỏi vai cổ.

Nếu như thường xuyên nhìn quá gần hoặc lạm dụng các thiết bị điện tử sẽ khiến độ cận tăng rất nhanh. Bạn nên áp dụng quy tắc 20-20-20 để đôi mắt được làm việc – nghỉ ngơi – tập luyện một cách hợp lý.

Không đeo kính râm hoặc đeo kính râm khi đi nắng

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không đeo kính râm cũng là một tác nhân khiến mắt bị tăng số. Các tia UV có trong bức xạ mặt trời khiến mắt bạn bị lão hóa nhanh chóng, tăng nguy cơ ung thư da quanh mắt và các bệnh khác như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

Lười tập thể dục cho mắt

Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với màn hình điện tử, hoặc bạn không ngủ đủ giấc, hay đôi mắt của phải làm việc quá sức thì việc lười tập thể dục cho mắt hết sức nguy hiểm vì đôi mắt của bạn mệt mỏi và yếu dần đi.

Chỉ cần massage nhẹ nhàng cho đôi mắt trong khoảng từ 3-5 phút/mỗi ngày sẽ giúp cho đôi mắt được nghỉ ngơi và cải thiện thị lực. Tuy nhiên, vì lười hoặc vì ít quan tâm đến sức khỏe mà nhiều người chưa quan tâm đến vấn đề này.

Những bài tập thể dục cho mắt chỉ kéo dài trong 3-5 phút nhưng giúp mắt bạn được nghỉ ngơi, cải thiện sự tập trung. Về lâu dài, đôi mắt của bạn còn có thể trở nên tinh tường hơn. Nhưng thực tế thì rất ít người đánh giá đúng vai trò của việc này với hoạt động của đôi mắt.

Một số bài tập thể dục cho mắt:

  • Chớp mắt [4 phút]: Trong 2 phút, cứ mỗi 3-4 giây bạn chớp mắt một lần. Trong 2 phút tiếp theo, cứ mỗi 30 giây bạn hãy chớp mắt một lần.
  • Áp bàn tay [1-3 phút]: Dùng hai bàn tay áp lên hai mắt đã nhắm. Lòng bàn tay áp lên mắt vừa phải, sao cho mắt vẫn chớp thoải mái.
  • Tập trung nhìn gần và xa [2-3 phút]: Đặt một ngón tay trước mắt, cách mắt khoảng 25 cm và nhìn tập trung cả hai mắt vào đầu ngón tay. Sau đó chuyển ánh nhìn tập trung vào một vật khác xa hơn, cách mắt khoảng 3-6m. Sau đó chuyển ánh nhìn về đầu ngón tay như cũ. Hoán chuyển ánh nhìn gần – xa liên tục.

Không đi khám mắt định kỳ

Đa số người cận thị thường không có ý thức đi khám mắt định kỳ nếu như đôi mắt không có dấu hiệu mờ, mệt mỏi, đau nhức, chảy nước mắt… Tuy nhiên khi những triệu chứng trên xuất hiện thì rất có thể đôi mắt của bạn đã chuyển qua một bệnh lý phức tạp hơn .

Người bị cận thị cần được khám kiểm tra đáy mắt ít nhất 06 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh lý đáy mắt, phòng ngừa nguy cơ bong võng mạc, bởi bong võng mạc là một trong những nguyên nhân chính gây mù ở người cận thị.

Ăn uống thiếu chất

Coi thường vai trò của thực phẩm trong đời sống của đôi mắt là sai lầm trầm trọng khiến thị lực của bạn ngày càng suy yếu. Bạn phải bổ sung những nhóm thực phẩm sau đây nếu muốn cải thiện tình hình:

  • Beta carotene: Là tiền chất của vitamin A, có vai trò rất quan trọng đối với thị giác, giúp mắt sáng hơn. Beta carotene có nhiều trong rau, củ, quả có màu vàng, cam, xanh đậm như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang.
  • Vitamin A: Là một loại vitamin đặc biệt quan trọng đối với mắt cận. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt…
  • Crom: Thiếu crom, nhãn cầu mắt sẽ bị lồi, mắt tăng độ cận nhanh hơn. Crom có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, nước ép nho…
  • Kẽm: Kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, ngăn ngừa mắt bị khô, rát, mệt mỏi, khó chịu. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng…

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan Đã trả lời: Ngày 05/04/2021
Mắt

Chào bạn,

Cận thị là một trong những tật khúc xạ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhất là trẻ nhỏ và những người làm việc tại văn phòng. Việc tiếp xúc quá nhiều với những thiết bị điện tử khiến đôi mắt phải điều tiết liên tục, rất dễ bị tổn thương và bị suy yếu. Với những trường hợp đã mắc tật cận thị, nếu không biết cách chăm sóc mắt đúng thì rất dễ bị tăng độ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác.

Một số lý do phổ biến nhất khiến mắt cận thị tăng độ nhanh là:

– Đeo kính không đúng độ cận thực tế [thấp hoặc cao hơn độ cận].

Thường xuyên nhìn quá gần hoặc lạm dụng xem các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại,…

– Không đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.

– Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Xem phim trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay quá nhiều.

– Không đeo kính râm khi ra đường.

– Đọc sách/xem điện thoại ở nơi thiếu ánh sáng, trong bóng tối.

– Đọc sách/xem điện thoại khi đang di chuyển trên đường.

– Không để mắt thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

Tập trung quá lâu vào sách vở hoặc công việc mà không cho mắt được nghỉ ngơi.

Do đó, khi thấy mắt của con bị tăng độ cận thị nhanh chóng, bạn nên đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa mắt để đo lại thị lực, điều chỉnh độ kính và tư vấn thay đổi lối sống sinh hoạt.

Nếu muốn kiểm tra kỹ hơn về tình trạng mắt của bé, bạn hãy liên hệ với tổng đài của Thu Cúc 1900 55 88 92 để đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Mắt nhé.

18/04/2020


Trong sinh hoạt hàng ngày, đôi mắt luôn được sử dụng với tần suất liên tục không chỉ khi làm việc, học tập mà còn trong các hoạt động giải trí. Đôi mắt đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng không phải ai cũng chăm sóc mắt đúng cách và đôi khi chính những thói quen vô tình thường gặp trong cách sử dụng mắt hàng ngày có thể khiến mắt yếu đi nhanh chóng hoặc làm tăng độ cận ở người cận thị.

1. Đeo kính không đúng số

Nhiều người có quan niệm cận thị nhẹ thì không cần đeo kính hoặc đeo kính thấp hơn so với độ cận thực tế sẽ khiến mắt không bị tăng độ nhanh. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Theo các Bác sỹ nhãn khoa, không đeo kính, đeo kính số thấp hay số cao quá cũng đều dẫn tới tình trạng mắt phải điều tiết để bù đắp phần thiếu hụt hoặc dư thừa so với tự nhiên, vô hình dung đã tạo áp lực liên tục lên đôi mắt. Bên cạnh đó, người dùng kính không đúng cách dễ gặp phải triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

2. Để mắt làm việc ở khoảng cách không hợp lý

Ngồi học cúi sát bàn, ngồi làm việc sát màn hình máy tính, nằm đọc sách báo hoặc nằm xem điện thoại là những thói quen rất có hại cho mắt. Nguyên nhân là bởi, mắt người ở trạng thái thư giãn nhất khi nhìn xa vô cực; khi tập trung nhìn các vật càng ở gần, mắt càng phải điều tiết mạnh, điều này khiến mắt nhanh mỏi và tăng độ nhanh. Khoảng cách phù hợp từ mắt đến sách báo là 25cm – 35cm; từ mắt đến màn hình máy tính là 50cm – 60cm; từ mắt đến màn hình ti vi 40 inch là 2m-3m, ti vi 50 inch là khoảng 2,5m – 4m [khoảng cách từ nhỏ đến lớn đối với học sinh tiểu học đến người trưởng thành].

3. Để mắt làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng

Trong điều kiện không đủ ánh sáng, mắt cũng phải điều tiết nhiều hơn để nhìn. Các thói quen như sử dụng đèn học, đèn làm việc không đủ tiêu chuẩn... có thể khiến mắt nhanh yếu hơn. Đặc biệt việc dùng điện thoại trước khi đi ngủ trong phòng tối là điều mà hầu như ai cũng từng trải qua, đây là thói quen vô cùng có hại cho mắt, khiến mắt căng thẳng mệt mỏi, thị lực giảm sút.

4. Sử dụng các thiết bị điện tử liên tục trong nhiều giờ

Các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ti vi… đều phát ra ánh sáng xanh nhân tạo có hại cho mắt. Lượng ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này có bước sóng cao, có khả năng xuyên qua các tế báo thần kinh thị giác tới võng mạc. Nếu để mắt tiếp xúc với ánh sáng xanh ở khoảng cách quá gần trong thời gian liên tục sẽ gây giảm thị lực và tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa mắt.  Giãn cách thời gian sử dụng để mắt được thư giãn, sử dụng kính chống ánh sáng xanh [bluecut] để giảm tác động của ánh sáng xanh tới mắt là cách để bảo vệ mắt trước các thiết bị điện tử.

5. Không thăm khám định kỳ

Khi đã hài lòng với thị lực nhìn qua kính, đa số người cận thị đều không thăm khám định kỳ và bỏ qua các dấu hiệu tưởng chừng bình thường như thỉnh thoảng nhìn mờ, hay chảy nước mắt, nhức mắt… Thực tế, việc thăm khám định kỳ 3-6 tháng/lần rất quan trọng để kiểm soát sự thay đổi của thị lực [từ đó cân nhắc việc thay mắt kính phù hợp], phát hiện sớm các bệnh lý khác nếu có để điều trị kịp thời cũng như nhân lời khuyên từ các bác sỹ chuyên khoa về cách chăm sóc mắt theo nhu cầu, thói quen sử dụng hàng ngày.

Đôi mắt cận thị rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu không được bảo vệ và chăm sóc đúng cách. Để ý và thay đổi thói quen không tốt sẽ giúp ánh nhìn luôn rạng rỡ hơn.

Video liên quan

Chủ Đề