Tại sao lại bị hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi, phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy chỉ là bệnh lý răng miệng thông thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý khi giao tiếp và trong công việc.

Vậy những nguyên nhân gây hôi miệng là gì và cách điều trị hôi miệng tận gốc như thế nào, hãy cùng với nha khoa trồng răng chuyên sâu Implant Dr.Care Implant Clinic tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Các dấu hiệu nhận biết bệnh hôi miệng

  • Hơi thở có mùi khó chịu, nhất là vào sáng sớm mới ngủ dậy, chiều tối khi đi làm về, khi bụng đói hoặc cơ thể mệt mỏi.

  • Đột ngột xuất hiện các bệnh về răng miệng như: viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,...

  • Răng có nhiều mảng bám, cao răng – nơi tích tụ các vi khuẩn gây mùi khó chịu.

  • Khô miệng, nước bọt ít.

Đây là những triệu chứng nhận biết sớm nhất của bệnh hôi miệng. Vì vậy, khi xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, bạn nên thăm khám, kiểm tra để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

>> Xem thêm: Địa chỉ cắm implant ở đâu tốt tại TP.HCM

2. Nguyên nhân hôi miệng thường gặp

Vấn đề răng – miệng

Hôi miệng [halitosis] hình thành từ sự phân huỷ protein của các vi sinh vật và thức ăn ở miệng, dẫn đến sự bay hơi gốc Sulfur gây ra mùi khó chịu. Theo đó, hôi miệng có thể do:

  • Các mảng thức ăn còn bám lại ở kẽ răng, chân răng hoặc bề mặt răng, lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men và tiết chế ra các hợp chất có mùi khó chịu.

  • Lưỡi bị viêm, các vết nứt ở lưỡi tạo ra môi trường ít oxy hạn chế hoạt động của tuyến nước bọt. Nước bọt ít là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn phát triển.

  • Răng bị sâu tạo nơi trú ẩn cho vi khuẩn.

  • Nhiễm trùng ở nướu, chân răng, quanh cổ răng...

  • Miệng bị nhiễm trùng hoặc lở loét.

  • Mắc các bệnh về lợi hoặc nha chu.

  • Khô miệng: sau xạ trị hoặc mắc phải hội chứng Sjogren khiến lượng nước bọt trong miệng giảm, tính axit trong miệng tăng cao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

  • Các tế bào trong miệng thường sẽ chết đi theo chu kỳ 2 – 4 ngày/ 1 lần và nước bọt sẽ mang những tế bào chết này ra khỏi khoang miệng. Tuy nhiên ở một số người, chu kỳ này diễn ra nhanh hơn, trong vòng 6 – 8 giờ/ 1 lần, khiến các tế bào chết tích tụ nhiều, tự phân huỷ gây ra hôi miệng.

Sâu răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng

>> Xem thêm: Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa

Bệnh mũi – xoang

Các bệnh lý về mũi – xoang như viêm mũi xoang cấp mạn, viêm xoang do răng khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra các bệnh lý như viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi, polyp mũi xoang, ung thư hoặc có dị vật ở mũi cũng là những nguyên nhân hôi miệng thường gặp.

Các bệnh lý khác

Hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng

  • Các bệnh như viêm họng, viêm amidan, ung thư vòm họng...cũng có khả năng làm hôi miệng.

  • Bệnh chai gan khiến hơi thở hôi mùi tỏi hay trứng thối; bệnh thận hư gây ra mùi tanh trong vòm miệng; bệnh tiểu đường có mùi táo thối; mùi khai từ nhiễm độc niệu; mùi chua của bệnh dạ dày, trào ngược dịch vị...

  • Một số các bệnh khác có khả năng gây hôi miệng như: lao phổi, AIDS

  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi về hoocmon, sản sinh ra hơi có lưu huỳnh làm hôi miệng

Do thực phẩm

Một số loại thực phẩm nặng mùi như sầu riêng; các loại mắm như: mắm ruốc, mắm tôm, mắm nêm...; hành, tỏi; các loại rau có mùi là nhóm thực phẩm khiến hơi thở nặng mùi.

Ngoài ra, việc sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê; đồ uống có gas như nước ngọt, thuốc lá, xì gà...trong thời gian dài cũng khiến khoang miệng có mùi khó chịu.

3. Cách điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả

Thăm khám và xác định nguyên nhân gây hôi miệng

Để điều trị hôi miệng tận gốc, bạn cần xác định được nguyên nhân gây hôi miệng là gì. Nếu nguyên nhân do cao răng, mảng bám hay các bệnh lý nha khoa, bạn cần thăm khám định kỳ, lấy cao răng 6 tháng/lần để răng miệng luôn khỏe mạnh, ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn, loại bỏ hoàn toàn hơi thở khó chịu.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu

Súc miệng bằng nước muối

Muối ngoài việc cung cấp khoáng chất cho cơ thể còn là chất sát trùng hiệu quả. Những người bị hôi miệng do các vấn đề răng – miệng có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C

Vitamin C có tác dụng kháng khuẩn, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn trong vòm miệng. Các loại hoa quả chứa vitamin C giúp gia tăng quá trình tiết nước bọt, giúp ngăn khô miệng.

Vitamin C có nhiều trong kiwi, cam, bưởi, chanh, dâu tây, việt quất. Ngoài ra, người bị hôi miệng còn có thể nhai vỏ chanh đã rửa sạch 1 – 2 lần/ ngày để hơi thở luôn thơm mát.

>> Xem thêm: Cấy ghép răng implant mất bao nhiêu tiền

Cam chứa nhiều vitamin C điều trị hôi miệng hiệu quả

Ăn sữa chua mỗi ngày

Sữa chua làm giảm mức độ gây mùi từ Hydrogen Sulfide trong miệng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế các mảng bám và vi khuẩn có hại.

Sữa chua rất tốt cho sức khoẻ răng miệng, ngăn ngừa chứng hôi miệng hiệu quả

Vệ sinh miệng bằng chè xanh

Chất chống Oxy hoá có trong chè có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng 1 ít lá chè [trà] xanh đã rửa sạch đem ngâm trong nước nóng, đợi cho còn ấm rồi súc miệng hoặc nhai trực tiếp lá chè xanh để vệ sinh răng miệng.

4. Một số cách phòng ngừa hôi miệng mà bạn nên biết

  • Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để lấy các thức ăn thừa trong kẻ răng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn.

  • Thường xuyên vệ sinh bề mặt lưỡi.

  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách, tránh làm tổn thương bề mặt lưỡi, nướu và má trong.

  • Không nên bỏ bữa vì hoạt động nhai sẽ kích thích tiết nước bọt.

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

  • Nếu mang răng giả, cần vệ sinh đúng theo hướng dẫn của Bác sĩ.

  • Hạn chế các nhóm thực phẩm gây mùi ở miệng.

  • Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ dễ gây nóng trong người dẫn đến lở miệng.

  • Hạn chế dùng các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước ngọt... Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hoặc xì gà.

  • Khám tai, mũi, họng định kỳ để điều trị các căn bệnh về vòm họng, mũi – xoang,...

  • Khám răng đều đặn 6 tháng/ 1 lần để trị sâu răng, cạo vôi răng khi cần.

  • Khi có biểu hiện hôi miệng kèm theo triệu chứng đau ở các cơ quan khác trong cơ thể cần thăm khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

>>Xem thêm: cấy ghép răng implant giá bao nhiêu

Biết được nguyên nhân hôi miệng và cách chữa trị là yếu tố quan trọng để người bệnh lấy lại sự tự tin trong giao tiếp cũng như hiệu quả trong công việc. Ngoài việc chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, người mắc chứng hôi miệng cũng nên chủ động đi thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng và chữa trị kịp thời.

Đau răng gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh và đa số đều tìm đến các loại thuốc để giảm nhanh những cơn đau, khó chịu. Ngoài thuốc, một số nguyên liệu tự nhiên tại nhà cũng được sử dụng để giúp người bệnh thoải mái hơn. Dưới đây là 17 mẹo chữa đau răng hiệu quả và rất dễ thực hiện.

TOP 17 mẹo chữa đau răng hiệu quả tại nhà

Đau răng khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sâu răng, nhiễm trùng răng, tụt lợi,... là những lý do phổ biến nhất. Bạn có thể tham khảo những mẹo chữa bệnh sau đây để khắc phục cơn đau.

1. Mẹo chữa đau răng bằng cách chườm đá

Chườm đá, chườm lạnh là cách chữa đau răng phổ biến và dễ thực hiện nhất. Phương pháp này đặc biệt thích hợp với những ai bị đau do viêm nướu, chấn thương. Bằng cách dùng đá lạnh, nhiệt độ thấp sẽ hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng, cơn đau sẽ tê liệt và giảm sưng viêm.

Cách thực hiện

  • Cho đá lạnh vừa đủ vào túi vải và áp khăn chườm ở ngoài má, khu vực bị đau.
  • Thực hiện trong 15 - 20 phút và lặp lại sau vài giờ để giảm đau.

2. Lá bạc hà

Mẹo chữa đau răng với bạc hà cũng được nhiều người lựa chọn. Lá bạc hà có đặc tính gây tê, làm dịu đau răng nhanh chóng. Ngoài ra, tinh chất bạc hà cũng được biết đến là một chất kháng khuẩn, giảm đau vô cùng tốt. Không những giúp giảm đau răng, vệ sinh răng miệng tốt mà lá bạc hà còn giúp bạn có hơi thở thơm mát.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Lá bạc hà khô ngâm cùng nước sôi 20 phút để tạo thành trà, sau đó dùng súc miệng hoặc uống.
  • Cách 2: Áp túi bạc hà còn ấm lên chiếc răng bị đau để xoa dịu khó chịu, đau nhức.
  • Cách 3: Dùng tinh chất bạc hà thấm lên bông gòn tiệt trùng rồi áp vào vị trí bị đau răng.

3. Dùng nước muối chữa đau răng

Muối biển có thể giúp tăng cường sức khỏe, ổn định huyết áp và giúp giảm đau răng rất tốt. Nước muối chứa hơn 60 khoáng chất giúp giảm viêm, giảm sưng và chữa lành vết thương vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Pha 1 thìa cafe muối với nước.
  • Súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày để giảm đau.

4. Mẹo chữa đau răng với cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương hay chính là rau húng tây bên cạnh là gia vị món ăn thì còn có thể giúp điều trị đau răng, ho gà,... Thành phần chính của cây húng tây là thymol giúp sát khuẩn, kháng nấm rất tốt nên có thể chữa trị được đau răng.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Dùng 2 - 3 giọt tinh dầu nhỏ và ly nước ấm, khuấy đều rồi súc miệng mỗi ngày.
  • Cách 2: Dùng bông tiệt trùng thấm một lượng tinh dầu cỏ xạ hương rồi áp vào vị trí răng bị đau.

5. Chữa đau răng với lá trầu

Mẹo chữa đau răng bằng lá trầu là mẹo vô cùng đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Nghiên cứu cho thấy trong lá trầu có tinh dầu thơm và beta-phenol rất tốt trong việc kháng khuẩn, giúp tái tạo nướu, răng săn chắc hơn,...

Cách thực hiện

  • Ngâm muối cùng rượu trắng cùng với 2 - 3 lá trầu đã nghiền nát.
  • Gạn lấy phần nước rồi lấy bông gòn thấm dung dịch, để lên vùng răng bị đau trong 5 phút.
  • Súc miệng lại bằng nước sạch.

6. Sử dụng hành tây

Hành tây có thể kháng viêm, kháng khuẩn và loại bỏ vi trùng trong khoang miệng, ngăn chảy máu chân răng rất tốt. Bên cạnh đó, hành tây cũng giúp giảm đau, gây tê nên bạn có thể dùng nếu đang khó chịu vì đau răng.

Cách thực hiện

  • Hành tây thái thành từng lát vừa miếng.
  • Nhai cho đến khi mùi nồng của hành tây biến mất.
  • Có thể nhai nhiều lần trong ngày để giảm đau nhanh hơn.

7. Lá trà xanh chữa đau răng

Lá trà xanh quá quen thuộc với chúng ta và đây cũng là mẹo chữa đau răng vô cùng tốt. Bên trong lá trà có chứa catechol giúp ngừa sâu răng, cải thiện cấu trúc của men răng và giảm đau răng vô cùng tốt.

Cách thực hiện

  • Lá trà xanh rửa xanh và vò nát rồi hãm cùng nước sôi.
  • Uống nước trà xanh mỗi ngày hoặc dùng ngậm 2 - 5 phút để giảm cơn đau.

8. Mẹo chữa đau răng với tinh dầu đinh hương

Đinh hương được xem như một "thần dược" chữa đau răng, viêm lợi, sưng nướu. Bởi trong đinh hương có chứa eugenol giúp gây tê tự nhiên và giảm đau rất tốt.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Thấm 2 - 3 giọt tinh dầu đinh hương vào miếng bông đã tiệt trùng rồi đặt lên vùng răng đau.
  • Cách 2: Nhai lá đinh hương cho đến khi tiết ra một lượng dầu, sau đó ngậm 30 phút đến khi cơn đau giảm dần.

9. Sử dụng tỏi

Tỏi không chỉ tăng hương vị cho các món ăn mà còn được dùng nhiều trong y học để chữa bệnh. Tỏi giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển, đồng thời allicin trong tỏi cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm rất tốt. Vậy nên bạn có thể áp dụng mẹo chữa đau răng để giảm khó chịu.

Cách thực hiện

  • Tỏi đem lột vỏ sau đó rửa sạch.
  • Nhai tỏi ở vùng răng bị đau nhiều lần trong ngày.

10. Rau dền chữa đau răng

Rau dền rất ngon và bổ dưỡng nhưng không nhiều người biết loại rau này cũng có thể chữa đau răng khá tốt. Trong rau dền có nhiều dưỡng chất giúp giảm đau, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn có hại, giúp vùng răng bị đau được cải thiện nhanh chóng.

Cách thực hiện

  • Rau dền rửa sạch sau đó nướng khô.
  • Tán thành bột và dùng bột đắp lên vùng răng bị đau 5 phút.
  • Súc miệng lại với nước.

11. Lá bàng chữa đau răng

Nếu thường xuyên bị những cơn đau răng hành hạ, bạn có thể dùng lá bàng. Lá bàng thực sự là một dược liệu tốt, giúp đẩy lùi cơn đau nhanh chóng và giúp bạn thoải mái, dễ chịu hơn.

Cách thực hiện

  • Lá bàng non rửa sạch và để ráo nước sau đó xay nhuyễn cùng muối.
  • Chắt lấy nước lá bàng và súc miệng trong 5 phút.
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày để thấy cơn đau giảm dần.

12. Kết hợp húng quế, tiêu đen chữa đau răng

Cả 2 nguyên liệu này đều là gia vị rất quen thuộc giúp tăng thêm hương vị của món ăn. Ngoài ra, húng và tiêu đen cũng có tính chất kháng viêm khá tốt nên khi kết hợp sẽ giúp giảm đau, giảm sưng viêm nhanh chóng.

Cách thực hiện

  • Lá húng quế rửa sạch và nghiền nát cùng hạt tiêu.
  • Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng răng bị đau.
  • Khi cơn đau giảm, hãy súc miệng cùng nước sạch.

13. Mẹo chữa đau răng với cam và chanh

Hàm lượng vitamin C có trong quả cam và quả chanh sẽ giúp giảm những cơn đau nhức nhanh chóng. Chỉ sau vài phút thực hiện bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm, dễ chịu hơn rất nhiều.

Cách thực hiện

  • Cam và chanh ngâm nước muối và thái lát mỏng.
  • Ngậm vài lát trong miệng từ 2 - 3 phút.
  • Súc miệng bằng nước sạch, kiên trì thực hiện mỗi ngày.

14. Giảm đau răng với hạt gấc

Hạt gấc theo Đông y có thể chống viêm và giảm đau nhức khá tốt. Vậy nên bạn có thể áp dụng mẹo chữa đau răng bằng gấc để nhanh chóng đẩy lùi những cơn ê buốt, khó chịu.

Cách thực hiện

  • Hạt gấc bóc vỏ và đem nướng cho chín vàng,
  • Tán hạt gấc thành bột và trộn cùng giấm.
  • Thoa hỗn hợp lên vùng răng bị đau mỗi ngày 2 - 3 lần.

15. Mẹo chữa đau răng với khoai tây

Khoai tây có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, đồng thời có thể giúp chữa đau răng vô cùng tốt. Bạn có thể dùng khoai tây để giảm đau nhức theo hướng dẫn sau đây.

Cách thực hiện

  • Khoai tay gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn.
  • Đắp khoai tây lên vùng răng bị đau khoảng 5 phút rồi súc miệng lại cùng nước.

16. Vỏ xoài chữa đau răng

Vỏ xoài tưởng như chỉ để bỏ đi nhưng nó có thể giúp sát trùng, sát khuẩn, giảm đau do viêm nướu, sâu răng gây ra. Vậy nên nếu đang chưa biết làm sao để hết đau răng thì bạn có thể tham khảo cách này.

Cách thực hiện

  • Vỏ xoài cho vào nồi nước đun sôi.
  • Nước thu được hòa cùng rượu trắng.
  • Súc miệng mỗi ngày 2 - 3 lần để giúp giảm đau, mỗi lần không nên quá 5 phút.

17. Sử dụng nghệ

Nghệ có khả năng sát khuẩn, chống viêm và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về răng miệng khá tốt. Vậy nên sử dụng nghệ cũng là một mẹo chữa đau răng được nhiều người lựa chọn khi bị những cơn đau làm phiền kéo dài.

Cách thực hiện

  • Nghệ rửa sạch sau đó cạo vỏ rồi giã nát hoặc xay.
  • Đắp nghệ vào vùng răng đang bị sưng đau.
  • Khi cơn đau đã giảm thì súc miệng lại cùng nước sạch.

Chữa đau răng tại nhà cần lưu ý những gì?

Khi áp dụng những mẹo chữa đau răng kể trên, để đảm bảo an toàn, tránh những nguy hiểm người bệnh cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Các nguyên liệu thực hiện cần đảm bảo sạch sẽ, không có thuốc trừ sâu hoặc bị dính nhiều bụi bẩn.
  • Thực hiện theo đúng hướng dẫn nêu trên, không tự ý bỏ qua các bước hay tự ý kết hợp nguyên liệu vì có thể gây tác dụng ngược.
  • Dùng các cách này từ 2 - 4 ngày nếu không thấy cơn đau cải thiện thì nên đến cơ sở nha khoa uy tín để điều trị.
  • Mỗi ngày nên chải răng 2 lần và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn thừa còn sót lại.
  • Nếu đau răng do sâu răng, viêm nha chu,... thì cần điều trị sớm để tránh những rủi ro về sức khỏe răng miệng sau này.
  • Các mẹo này sẽ phát huy hiệu quả khác nhau trên mỗi người, bạn hãy kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn để đạt được kết quả tốt nhất.

Trên đây là 17 mẹo chữa đau răng vô cùng đơn giản và hiệu quả nhất tại nhà người bệnh có thể tham khảo và thực hiện. Những mẹo này rất dễ thực hiện nên ngay khi bị đau nhức bạn có thể áp dụng ngay. Nếu như cơn đau kéo dài thì cần dùng đến thuốc hoặc đến cơ sở nha khoa uy tín để điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề